Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật

(LĐTĐ) Ngày 7/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025, thảo luận 7 dự án luật và nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội, trong đó có nhiều nội dung quan trọng liên quan việc thực hiện sắp xếp bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả".
Rõ trách nhiệm trong quảng cáo trên mạng, quảng cáo xuyên biên giới Tập huấn cho 100% đối tượng thực thi Luật Thủ đô 2024

Chính phủ xem xét, cho ý kiến đối với 7 nội dung quan trọng gồm 4 dự án luật và 3 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội.

Về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng) Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý tiếp tục rà soát các mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các cơ quan, phù hợp với quy định của Hiến pháp.

Về phân cấp, ủy quyền, Thủ tướng cho rằng với quyền hành pháp chính trị thì có thể ủy quyền nhưng không phân cấp; còn hành chính công vụ thì phải phân cấp, ủy quyền mạnh, việc phân cấp, ủy quyền phải trình Quốc hội đồng ý, đưa vào luật và đề nghị giao Chính phủ quy định cụ thể.

Việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi và tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Quyền hạn đi đôi với trách nhiệm; ai được giao phân cấp, phân quyền, uỷ quyền thì phải quyết định, khi quyết định thì phải chịu trách nhiệm; các cấp được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Chính phủ và pháp luật về việc thực hiện quyền hạn được phân cấp, phân quyền, uỷ quyền.

Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2025 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về dự án Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng), Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu định hướng: Không đưa nội dung nghị định, thông tư vào dự thảo luật, Quốc hội không quyết những việc thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ không quyết những việc thuộc thẩm quyền của bộ, địa phương. Cùng với đó, làm rõ mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, chính quyền hải đảo; chính quyền địa phương ban hành chính sách theo thẩm quyền.

Về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội giải quyết các vấn đề phát sinh trong các quy định của pháp luật liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy (Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng), Thủ tướng nêu rõ, việc trình ban hành Nghị quyết nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho hoạt động của tổ chức bộ máy mới trong toàn hệ thống chính trị sau khi sắp xếp được bảo đảm thông suốt, hiệu quả, không để khoảng trống pháp lý, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Các cơ quan khẩn trương rà soát, ban hành các văn bản phù hợp với Nghị quyết, bảo đảm thực tế thực hiện không vướng mắc.

Về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) (Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng), Thủ tướng nêu rõ những quy định đã có và được thực hiện hiệu quả, được thực tiễn chứng minh là đúng, đa số đồng tình thì tiếp tục kế thừa; đồng thời quán triệt, thực hiện nghiêm túc, thể chế hóa đầy đủ các nội dung mà Bộ Chính trị đã cho ý kiến; lược bỏ những nội dung không còn phù hợp, thủ tục rườm rà, không cần thiết…

Cũng tại phiên họp, Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thành lập một số Bộ của Chính phủ khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khoá XVI (Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng); dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc (Bộ Quốc phòng chủ trì xây dựng).

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương hoàn thiện các nội dung trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường thứ 9 (tháng 2/2025), Thủ tướng cho biết, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề trong khi thời gian rất ngắn.

Thủ tướng yêu cầu tập trung nguồn lực cao nhất hoàn thiện các dự án luật
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng đề nghị các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ưu tiên thời gian, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, dự thảo Nghị quyết theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội.

Chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm về công tác thể chế, pháp luật thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh thể chế là "đột phá của đột phá", là "động lực, nguồn lực cho sự phát triển", song vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành trực tiếp chỉ đạo sát sao công tác xây dựng pháp luật, tiếp tục ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư thời gian, công sức, nguồn lực con người, cơ sở vật chất trong công tác thể chế.

Thủ tướng đề nghị tiếp tục tổng kết thực tiễn để xây dựng chính sách, đánh giá tác động chính sách; triển khai cụ thể hóa, thể chế hóa các đường lối, chính sách của Đảng; cần thay đổi tư duy làm luật theo hướng vừa quản lý được, vừa thông thoáng, giảm khâu trung gian, giảm thủ tục, một việc chỉ giao một người, ai làm tốt nhất thì giao người đó, tháo gỡ các "điểm nghẽn", khơi thông và huy động mọi nguồn lực để phát triển đất nước.

Cùng với đó, bỏ tư duy "không quản được thì cấm, không biết mà vẫn quản"; người dân, doanh nghiệp làm được, có thể làm tốt hơn thì giao cho họ; cái gì đã cấm thì đưa vào luật, cái gì không cấm thì để cho người dân, doanh nghiệp được phép làm và có không gian sáng tạo, đổi mới.

Đồng thời, luật quy định khung, mang tính nguyên tắc, còn các vấn đề cụ thể trong thực tiễn, nhiều khi diễn ra nhanh hơn quy định của luật thì giao Chính phủ, các bộ, ngành hướng dẫn để phù hợp với tình hình.

Rà soát lại, kiên quyết bỏ các cơ chế xin-cho, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng các luật, pháp lệnh. Đồng thời, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, giảm tiếp xúc và giao dịch trực tiếp, giảm tiêu cực, tham nhũng vặt.

Chính phủ và các bộ, ngành tập trung quản lý nhà nước, xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, luật pháp, xây dựng các công cụ kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, kiểm soát đầu ra, tránh "ôm đồm" quá nhiều việc cụ thể; khi phân công thì chú ý 5 rõ: Rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ sản phẩm, rõ trách nhiệm…

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng

Cựu Phó trưởng phòng Vietcombank Nghệ An lừa đảo hàng chục tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Kiều Nga (sinh năm 1984, trú phường Hà Huy Tập, thành phố Vinh) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết

Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết

(LĐTĐ) Những ngày cận Tết Nnguyên đán, các doanh nghiệp cũng chạy đua nước rút cho mùa vụ kinh doanh cuối năm. Nguồn vốn “chống lưng” và các công cụ thanh toán hay ưu đãi tỷ giá… trở thành người bạn không thể thiếu để doanh nghiệp vừa và nhỏ chạy đua nước rút về đích.
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Từ ngày 6 - 8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

Dự báo giá xăng tiếp đà tăng trong kỳ điều hành ngày 9/1

(LĐTĐ) Dựa vào mức tăng của giá dầu thế giới tuần qua, theo dự báo của các chuyên gia, ngày mai (9/1), nếu các nhà điều hành giá không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu, giá xăng trong nước có thể tăng từ 300 - 450 đồng/lít; trong khi đó giá dầu có thể tăng nhiều hơn…
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường

(LĐTĐ) Ngày 8/1, Công an thành phố Hà Nội cho biết lực lượng chức năng vừa phát hiện hơn 2,1 tấn thực phẩm đông lạnh (nầm lợn, tràng trứng, tràng lợn, kê gà, mề gà,...) không rõ nguồn gốc xuất xứ tại cơ sở kinh doanh (ngõ 21 Tựu Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội).
Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế năm 2025

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký Công văn số 40/UBND-KTTH về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế năm 2025 trên địa bàn thành phố.
Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

Tích cực tháo gỡ để Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đi vào hoạt động trong năm 2025

(LĐTĐ) Chiều 8/1, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã thông tin về tiến độ Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hiện nay vẫn chậm tiến độ, chưa thể đưa vào vận hành.

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 53 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

(LĐTĐ) Từ ngày 6 - 8/1, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 53. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Thống nhất nhận thức và hành động tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế

Thống nhất nhận thức và hành động tiếp tục tiến hành công cuộc đổi mới về kinh tế

(LĐTĐ) Sáng 8/1, Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai công tác năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

Chính phủ cam kết phấn đấu thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2025

(LĐTĐ) Sáng 8/1, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, sau khi các đại biểu thảo luận đánh giá tình hình, kết quả năm 2024, các nhiệm vụ, giải pháp năm 2025 và nghe Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu đáp từ, kết luận Hội nghị.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương

(LĐTĐ) Sáng nay (8/1), Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Tham dự hội nghị có Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.
Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

Công bố 2 Nghị quyết kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội

(LĐTĐ) Chiều 7/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ công bố 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Bộ Công an tiếp tục gương mẫu, đi đầu về tinh gọn tổ chức bộ máy

Bộ Công an tiếp tục gương mẫu, đi đầu về tinh gọn tổ chức bộ máy

(LĐTĐ) Ngày 7/1, tại Hà Nội, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự, chỉ đạo Hội nghị tổng kết công tác tổ chức cán bộ lực lượng Công an nhân dân năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 2025 của Cục Tổ chức cán bộ.
Đội tuyển bóng đá Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất

Đội tuyển bóng đá Việt Nam được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất

(LĐTĐ) Đội tuyển bóng đá nam quốc gia dự AFF Cup 2024 được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Các cầu thủ Nguyễn Xuân Son, Đỗ Duy Mạnh, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Tiến Linh, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đình Triệu được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển Việt Nam

Thủ tướng gặp mặt chúc mừng đội tuyển Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 6/1, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt, chúc mừng đội tuyển bóng đá nam quốc gia sau khi đội tuyển giành chức vô địch ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024.
Thủ tướng gửi Thư khen đội tuyển Việt Nam và chúc Xuân Son sớm phục hồi sức khỏe

Thủ tướng gửi Thư khen đội tuyển Việt Nam và chúc Xuân Son sớm phục hồi sức khỏe

(LĐTĐ) Ngay sau khi trận chung kết lượt về ASEAN Mitsubishi Electric Cup™ 2024 kết thúc với chiến thắng thuộc về đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Thư khen gửi Đội tuyển. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư của Thủ tướng Chính phủ.
Cả nước có 95,52 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 94,2% dân số

Cả nước có 95,52 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, đạt 94,2% dân số

(LĐTĐ) Năm 2024, toàn ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) đã phát huy truyền thống đoàn kết, chủ động, trách nhiệm, linh hoạt, sáng tạo trong triển khai nhiệm vụ. Theo đó, đến hết năm 2024, tất cả các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành đã hoàn thành, đặc biệt là các chỉ tiêu trọng yếu đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động