Sửa luật để nâng cao vị thế của Công đoàn

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được trình tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV cho ý kiến, đóng góp, nhằm khắc phục các bất cập, vướng mắc; tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước vì Tổ quốc thịnh cường.
Nâng cao vị thế của Công đoàn

Quy định cụ thể hơn hệ thống tổ chức

Trình Quốc hội dự án Luật Công đoàn (sửa đổi), Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, sau hơn 10 năm thực hiện đã xuất hiện những yêu cầu, đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Công đoàn.

Đó là xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và yêu cầu từ hội nhập quốc tế.

Sửa luật để nâng cao vị thế của Công đoàn
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đề nghị cần có thêm quy định về CĐCS để nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chức.

Để hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý cán bộ và tăng cường vai trò của Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh mới, dự thảo Luật đã bổ sung thêm nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn, đó là “hợp tác, phối hợp và độc lập với người sử dụng lao động”.

Đồng thời, quy định cụ thể hơn hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02 NQ/TW của Bộ Chính trị. Theo đó: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất theo mô hình Công đoàn 4 cấp” và “Mô hình tổ chức Công đoàn các cấp được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt phù hợp với yêu cầu thực tiễn”.

Cùng đó, trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ theo hướng: Cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đồng thời cho phép “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của Công đoàn và Công đoàn cơ sở (CĐCS) phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ”.

Dự thảo Luật cũng tách riêng 1 điều quy định về “Giám sát của Công đoàn”; bổ sung quy định mới về “Phản biện xã hội của Công đoàn”; bổ sung mới một số quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Bên cạnh đó, quy định cụ thể cách xác định tổng thời gian làm việc của cán bộ công đoàn không chuyên trách trên cơ sở tương ứng với số lượng đoàn viên công đoàn, đảm bảo cho Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ...

Tạo cơ sở cho đổi mới

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 7, đại biểu Quốc hội Lương Văn Hùng (Đoàn tỉnh Quảng Ngãi) đề nghị quy định rõ Công đoàn được đại diện cho tập thể và cá nhân người lao động khởi kiện ra Toà án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng bị xâm phạm theo yêu cầu của người lao động, tức là chỉ cần có đơn yêu cầu mà không cần hợp đồng, giấy ủy quyền…Đồng thời, Công đoàn cấp trên trực tiếp có quyền đại diện khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cán bộ CĐCS khi cán bộ công đoàn bị người sử dụng lao động sa thải trái pháp luật.

Các đại biểu Quốc hội cơ bản tán thành với việc sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn hiện hành. Đặc biệt là yêu cầu được Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới đề ra về xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh và xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Theo quy định tại Luật Công đoàn năm 2012, các cán bộ Công đoàn chuyên trách ở các CĐCS có thời gian tối đa cho hoạt động Công đoàn là 24 giờ/tháng. Đại biểu Bùi Huyền Mai (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng việc dành thời gian ở mức độ này rất hạn chế, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động khi họ cần được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp - đặc biệt tại các doanh nghiệp. Vì vậy, đại biểu Bùi Huyền Mai tán thành phương án bố trí thời gian cho cán bộ công đoàn hoạt động tại cơ sở căn cứ vào số lượng đoàn viên công đoàn của từng đơn vị.

Góp ý về công tác cán bộ của tổ chức Công đoàn, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, để Công đoàn hoạt động tốt thì cần thu hút được đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm ở cấp cơ sở tham gia vào hoạt động Công đoàn chuyên trách. Đại biểu đề nghị có chính sách đặc biệt hấp dẫn, thu hút đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm tốt chuyên trách làm công tác này.

Đại biểu Võ Mạnh Sơn (Đoàn tỉnh Thanh Hóa) đề nghị tăng quyền chủ động giám sát của Công đoàn Việt Nam theo hướng Công đoàn thực hiện giám sát hoặc tham gia, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các cấp và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giám sát. Theo ông Sơn, trong nhiệm kỳ XII (2018 - 2023), Công đoàn đã thực hiện giám sát hơn 166 nghìn cuộc, hơn 27 nghìn người được giải quyết về các chế độ, chính sách với tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ là hơn 113 tỷ đồng. Vì vậy, quy định này đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với chủ trương của Đảng và hệ thống pháp luật.

Đại biểu Trần Văn Tuấn (Đoàn tỉnh Bắc Giang) góp ý, so với Luật hiện hành thì quyền và trách nhiệm giám sát của Công đoàn đã được tách bạch thành 1 điều riêng. Công đoàn không chỉ “tham gia, phối hợp” mà còn có quyền chủ động thực hiện giám sát; nhằm khẳng định rõ hơn vai trò của Công đoàn trong hoạt động này. Quy định trên vừa phù hợp và thống nhất với các quy định của Đảng, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở... vừa phù hợp với thực tiễn hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

Tuy nhiên, đại biểu tỉnh Bắc Giang cho rằng, các quy định tại dự thảo Luật mới chỉ là điều kiện cần, chưa phải là điều kiện đủ để bảo đảm các kiến nghị sau giám sát của Công đoàn được thực hiện trong thực tế, vì bên cạnh việc quy định Công đoàn có các quyền kiến nghị sau giám sát, thì còn thiếu các quy định về đối tượng giám sát, quyền và trách nhiệm của các đối tượng được Công đoàn giám sát, nhất là trách nhiệm thực hiện các kiến nghị sau giám sát của Công đoàn.

Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung thêm 1 điều quy định về: Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Công đoàn giám sát. Trong đó cần quy định rõ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được Công đoàn giám sát có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời những nội dung kiến nghị sau giám sát của Công đoàn; thực hiện kết luận, quyết định giải quyết của cơ quan có thẩm quyền ban hành liên quan đến những nội dung kiến nghị giám sát của Công đoàn.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, cần dành một mục riêng để quy định về trách nhiệm và quyền hạn của CĐCS. Bởi, CĐCS có một vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động của hệ thống Công đoàn; là nơi trực tiếp triển khai, cụ thể hóa các nghị quyết, chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn. CĐCS có mạnh, thì tổ chức Công đoàn mới mạnh.

Thực tế cho thấy hoạt động của CĐCS thời gian qua còn rất nhiều lúng túng, kém hiệu quả. Vị thế, tiếng nói của Công đoàn trong doanh nghiệp còn mờ nhạt; năng lực thương lượng, đối thoại và đại diện, bảo vệ của CĐCS vẫn là khâu yếu. Những tồn tại, hạn chế đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là chúng ta chưa có một quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng cho CĐCS. Vì vậy, việc quy định chung chung quyền, trách nhiệm cho tất cả các cấp Công đoàn và các loại hình CĐCS như trong dự thảo Luật là chưa hợp lý và chưa khoa học.

Phương Thảo

Nên xem

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”

Đẩy mạnh phong trào thi đua “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến, sáng tạo”

(LĐTĐ) Bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung thi đua phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng đơn vị, doanh nghiệp đã góp phần động viên công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), phát huy tính năng động, sáng tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiếp thu và ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ tiên tiến.
Động đất gây rung lắc mạnh ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

Động đất gây rung lắc mạnh ở một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên

(LĐTĐ) Vào trưa 28/7, một trận động đất đã xảy ra ở huyện Kon Plông (Kon Tum), người dân một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cảm nhận rõ sự rung lắc mạnh.
Sơn Tây: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên

Sơn Tây: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên

(LĐTĐ) Hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố và Thị xã phát động, ngay từ đầu năm, LĐLĐ thị xã Sơn Tây đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức phát động nhiều đợt thi đua cao điểm tới 100% Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động.
Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

Thường Tín: Tăng cường kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín thông tin, công tác kiểm tra, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật lao động trên địa bàn luôn được chú trọng. Hằng năm, Ủy ban nhân dân huyện ban hành kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các quy định của Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn, Luật An toàn - vệ sinh lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện…
10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

10 cán bộ Công đoàn được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024

(LĐTĐ) Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-TLĐ ngày 22/2/2024 về việc tổ chức xét chọn Giải thưởng Nguyễn Văn Linh lần thứ IV, năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lựa chọn 10 cán bộ Công đoàn tiêu biểu để trao tặng giải thưởng cao quý.
Nhiều hoạt động tri ân đến gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng

Nhiều hoạt động tri ân đến gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng

(LĐTĐ) Phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Liên đoàn Lao động huyện (LĐLĐ) huyện Thạch Thất đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở (CĐCS) tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tri ân tặng quà tới các gia đình thương binh, liệt sĩ.
LĐLĐ huyện Thanh Trì: Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 95 Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Thanh Trì: Nhiều hoạt động thiết thực kỷ niệm 95 Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã xây dựng kế hoạch về biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) tiêu biểu có nhiều đóng góp trong sự nghiệp Công đoàn huyện; đồng thời xây dựng kế hoạch về biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu năm 2024 triển khai tới 100% CĐCS.

Tin khác

Sơn Tây: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên

Sơn Tây: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên

(LĐTĐ) Hưởng ứng tích cực các phong trào thi đua yêu nước do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố và Thị xã phát động, ngay từ đầu năm, LĐLĐ thị xã Sơn Tây đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức phát động nhiều đợt thi đua cao điểm tới 100% Công đoàn cơ sở, đoàn viên, người lao động.
Đồng hành bảo vệ người lao động

Đồng hành bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động, nên bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng hợp pháp của người lao động là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Báo Lao động Thủ đô. Đặc biệt, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng đoàn, Thường trực LĐLĐ Thành phố, công tác bảo vệ người lao động ngày càng được Báo Lao động Thủ đô thực hiện hiệu quả. Một số vụ việc mà chúng tôi đề cập trong bài viết là ví dụ điển hình góp phần tô thắm thêm tờ báo của tổ chức Công đoàn Thủ đô, xứng đáng là bạn đồng hành của đoàn viên, người lao động.
Thấu hiểu để sẻ chia

Thấu hiểu để sẻ chia

(LĐTĐ) Phụ nữ là một nửa thế giới, nhưng ngoài đảm đương công việc ở cơ quan, đơn vị như phái mạnh, phụ nữ còn có thiên chức làm mẹ, làm vợ. Tạo hóa trao cho họ thiên chức “mang nặng đẻ đau”, đi kèm đó cơ địa cũng “phức tạp” hơn đàn ông. Với sự cảm thông, thấu hiểu của tổ chức Công đoàn bằng việc định kỳ tổ chức khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho đoàn viên, lao động nữ đã giúp họ có sức khỏe tốt hơn, yên tâm công tác. Nhân dịp Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, xin lược trích một số ý kiến đoàn viên sẻ chia về tình cảm, tấm lòng Công đoàn đã mang đến cho họ.
Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
“Tết Sum vầy”- Thương hiệu của Công đoàn

“Tết Sum vầy”- Thương hiệu của Công đoàn

(LĐTĐ) Với phương châm “tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, chương trình “Tết sum vầy” sau 10 năm tổ chức đã thể hiện sự thống nhất, tinh thần quyết tâm của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và các cấp Công đoàn trong đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Lợi ích của đoàn viên, người lao động ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đến nay, “Tết sum vầy” đã trở thành thương hiệu của tổ chức Công đoàn, là sự kiện nổi bật, niềm mong đợi của đoàn viên, người lao động trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Chăm lo sức khỏe đoàn  viên, công nhân nữ

Chăm lo sức khỏe đoàn viên, công nhân nữ

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó, cũng như cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Việc thường niên tổ chức khám sức khỏe, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát thuốc miễn phí cho lao động nữ là một trong những hoạt động nổi bật mà các cấp Công đoàn Thủ đô đã triển khai và được đông đảo nữ đoàn viên, người lao động hưởng ứng và đánh giá cao.
Khi có “Mái ấm Công đoàn”

Khi có “Mái ấm Công đoàn”

(LĐTĐ) Những căn nhà chắc chắn, khang trang, sạch đẹp mang tên “Mái ấm Công đoàn” không chỉ giúp đoàn viên an cư, lạc nghiệp, mà nhân văn hơn khi từ đây, niềm tin của người lao động với tổ chức Công đoàn càng thêm vững chắc với nhiều giá trị lan tỏa thiết thực.
Để gia đình là tế bào của xã hội

Để gia đình là tế bào của xã hội

(LĐTĐ) 141 gia đình công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu năm 2024 là những bông hoa tươi thắm trong vườn hoa đầy hương sắc của gia đình Công đoàn huyện Thanh Trì. Họ góp phần tô điểm cho bức tranh muôn màu của gia đình hiếu nghĩa, thủy chung, cần cù sáng tạo, ngày một làm dày thêm thành tích của Công đoàn huyện.
Khi tiếng nói của người lao động được lắng nghe

Khi tiếng nói của người lao động được lắng nghe

(LĐTĐ) Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân lao động mong muốn được đáp ứng. Những năm gần đây, các cấp Công đoàn Thủ đô thường xuyên kết nối, phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương với công nhân, lao động trên địa bàn. Qua đó kịp thời nắm bắt và giải quyết các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến người lao động.
Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

Quyền và lợi ích khi người lao động vào tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân nhấn mạnh, người lao động khi tham gia vào tổ chức Công đoàn được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
Xem thêm
Phiên bản di động