Nâng cao vị thế của Công đoàn

LĐTĐ -Điều 10 Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung một số điều được QH thông qua tại kỳ họp thứ 6 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn được giữ nguyên; Luật Công đoàn (sửa đổi )quy định tổ chức công đoàn có chức năng giám sát các tổ chức, đơn vị, cơ quan hành chính nhà nước và tại kỳ họp thứ 7 này, một lần nữa vai trò của công đoàn, người lao động lại tiếp tục được khẳng định trong dự luật Phá sản.

Điểm nhấn mới về công đoàn - NLĐ

Lâu nay khi nói đến phá sản, người ta thường nghĩ đó là “chuyện” riêng của doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể là ngành tài chính và kế hoạch- đầu tư, tòa án... không ai nghĩ có cả vai trò của tổ chức công đoàn. Tuy nhiên, với Luật Phá sản (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, ngoài các quy định mang tính chuyên môn có quy định rất cụ thể về vai trò của công đoàn trong việc tham gia quyết định doanh nghiệp phá sản theo luật cũng như vai trò quan trọng của người lao động.

Theo luật, chủ nợ  (người lao động- PV) không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán.

Cắt nghĩa về nội dung trên, trao đổi với PV, một quan chức ở Ủy ban Kinh tế- Ngân sách Quốc hội nói: Cái mới của luật lần này là đã thể hiện vai trò của tổ chức công đoàn và người lao động trong doanh nghiệp. Ví như trước đây, nói đến chủ nợ DN thường là các đối tác ngân hàng, tín dụng, doanh nghiệp khác... Còn Luật mới hiện hành quy định thêm chủ nợ là người lao động. Nếu DN với tư cách là chủ sử dụng lao động mà nợ lương công nhân quá thời hạn quy định thì người lao động có quyền đâm đơn gửi cơ quan đại diện của mình là tổ chức công đoàn yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa. Công đoàn tiến hành xem xét để thương thảo với giới chủ và có quyền đệ trình tòa án để giải quyết. Cạnh đó, nếu người lao động không làm đơn, thì tùy thực tế công đoàn sẽ tiến hành mở thủ tục phá sản, nếu thấy quyền lợi về tài chính của đoàn viên, công nhân lao động bị ảnh hưởng.

Về quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản: Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên (người được Tòa án chỉ định để quản ký tài sản của DN, HTX bị yêu cầu mở thủ tục phá sản), doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật phá sản; Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản; Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân; Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; yêu cầu kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng; Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; Tham gia Hội nghị chủ nợ; Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định của Pháp luật.

Đã có còi... thổi thế nào

Để thực thi luật này, tới đây cần phải chờ các nghị định hướng dẫn. Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật Phá sản (sửa đổi) đã nâng tầm vai trò của tổ chức công đoàn trong việc tham gia quản lý các thành phần, loại hình doanh nghiệp như hiện nay. Một đại biểu Quốc hội nói vui, trước đây chúng ta nói “vai trò” của tổ chức công đoàn ở hệ thống cơ quan quản lý nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội; đặc biệt là doanh nghiệp còn chưa được đề cao nên không phát huy hết vai trò. Nay Hiến pháp hiện hành, Luật Công đoàn, Luật phá sản đã đưa tầm của tổ chức công đoàn lên rất cao. Không chỉ cho cây “gậy” mà con cho cả “còi” vấn đề còn lại là từng tổ chức công đoàn phát huy vai trò của mình ra sao. Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội nói rằng, nếu biết vận dụng các quy định của công đoàn đã được pháp luật công nhận thì vai trò của tổ chức công đoàn thực sự có sức mạnh trong hoạt động kinh doanh của DN. Công đoàn không chỉ đơn thuần là “địa chỉ” hòa giải hay “đấu tranh” bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, mà còn thực hiện chức năng giám sát hoạt động của doanh nghiệp, có quyền  yêu cầu mở thủ tục phá sản ra tòa khi giới chủ nợ lương của đoàn viên, công nhân lao động quá 3 tháng. Và như vậy, nếu biết phát huy những gì pháp luật quy định, tổ chức công đoàn sẽ là một trong những trụ cột chính trong doanh nghiệp. Vấn đề còn lại chỉ nằm ở các thủ tục hướng dẫn luật và bản lĩnh cán bộ công đoàn như thế nào mà thôi.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu: "Điểm nhấn của đạo luật này là quy định cá nhân người lao động chỉ thực hiện quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thông qua tổ chức công đoàn để tránh việc nộp đơn tràn lan. UBTVQH cho rằng trong trường hợp doanh nghiệp hợp tác xã nợ lương người lao động thì người lao động trở thành chủ nợ và có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bình đẳng như các chủ nợ khác. Người lao động có thể tự mình hoặc thông qua công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản”.  Điểm đáng lưu ý thêm, đó là Công nhân có quyền nộp đơn xin mở thủ tục phá sản nếu DN chậm trả lương quá 3 tháng.

Hà Lê

Nên xem

Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

Hà Nội triển khai mô hình tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng dân số, Chi cục Dân số Hà Nội đã lựa chọn quận Bắc Từ Liêm thực hiện thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn.
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn

Nâng cao thể lực, sẵn sàng cho mùa giải đấu lớn

(LĐTĐ) Chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì năng lượng, nâng cao thể lực và tối ưu hóa hiệu suất thi đấu trong bóng đá. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các cầu thủ chống lại sự mệt mỏi, duy trì sự tập trung và hiệu quả trong mỗi trận đấu, đặc biệt khi gặp phải những đối thủ mạnh tại giải đấu quan trọng vào cuối năm 2024.
Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN

Vietjet khai trương đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, tăng cường kết nối khu vực ASEAN

(LĐTĐ) Vietjet chính thức khai trương đường bay mới kết nối Hà Nội và Kuala Lumpur, thúc đẩy quan hệ kinh tế, văn hóa và du lịch giữa Việt Nam - Malaysia, cũng như toàn Đông Nam Á. Sự kiện diễn ra với sự chứng kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân chuyến thăm chính thức Malaysia.
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Để nâng cao chất lượng dân số, Hà Nội tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số từ Thành phố đến cơ sở; tăng cường thanh tra các hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi theo quy định nhằm hạn chế tối đa chênh lệch giới tính khi sinh,…
“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững

“Xanh hóa” dòng vốn đầu tư để phát triển kinh tế bền vững

(LĐTĐ) Các giải pháp triển khai của ngành ngân hàng thời gian qua đã góp phần thúc đẩy quá trình thực hành ESG, xanh hóa hoạt động ngân hàng, kịp thời đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn để thực hiện các dự án xanh, bền vững, vì lợi ích cộng đồng.
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi

(LĐTĐ) Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 15/11 đến ngày 22/11), trên địa bàn Thành phố ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi (tăng 3 ca so với tuần trước đó), trong đó có 26 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi.

Tin khác

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội xem xét công tác nhân sự và thông qua nhiều nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8 (từ ngày 25-30/11), Quốc hội sẽ xem xét công tác nhân sự theo thẩm quyền và thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng, trong đó có chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Xem thêm
Phiên bản di động