Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Luật Thủ đô: Cơ chế, chính sách mới phải bảo đảm tính khả thi, ưu việt hơn

(LĐTĐ) Sáng 28/2, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố tổ chức tọa đàm về một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đề xuất 16 nhóm chính sách trong xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) Đề xuất nhiều chính sách về phát triển đô thị trong khu vực phố cổ

Trình bày báo cáo giải trình một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn cho biết, quan điểm xây dựng luật nhằm sửa đổi toàn diện trên cơ sở kế thừa Luật Thủ đô hiện hành, đồng thời mở rộng, nâng cấp một số cơ chế chính sách đặc thù, đột phá để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững.

Dự thảo sửa đổi Luật Thủ đô đề xuất 16 chính sách, tập trung vào 4 định hướng lớn. Bao gồm: Tạo cơ chế để hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thành phố theo hướng tinh gọn, hiện đại, chuyên nghiệp, giảm tầng nấc trung gian, năng động, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm mô hình chính quyền đô thị và nông thôn của Thủ đô.

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Luật Thủ đô: Cơ chế, chính sách mới phải bảo đảm tính khả thi, ưu việt hơn
Tọa đàm Một số cơ chế, chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tăng cường phân quyền, phân cấp cho Thủ đô trên các lĩnh vực: tổ chức bộ máy chính quyền, biên chế, tài chính - ngân sách, đầu tư, xây dựng, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, an sinh xã hội, nông nghiệp, giữ gìn an ninh trật tự... nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, tăng tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của Thành phố.

Xây dựng những cơ chế chính sách mới, có tính chất đặc thù, vượt trội về mặt thể chế, phù hợp với vị trí, vai trò đặc biệt, tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, phù hợp điều kiện thực tiễn và mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội.

Thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để Thủ đô phát triển nhanh và bền vững, trở thành động lực phát triển của Vùng, của đất nước.

Phát biểu tại tọa đàm, đa số các đại biểu Quốc hội đồng tình, thống nhất với chủ trương và những cơ chế, chính sách nhằm sửa đổi Luật Thủ đô. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Chính nhấn mạnh, xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của Thủ đô phải khác với các địa phương khác.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cho rằng cần nhìn nhận Thủ đô là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội hơn là trung tâm kinh tế để có định hướng phát triển phù hợp. Bên cạnh đó, các cơ chế, chính sách cần cân nhắc tính dài hạn. Bảo đảm quan hệ chặt chẽ với các chính sách của các địa phương khác...

"Bài toán của Thủ đô không thuần túy là quản trị đô thị mà phải bảo đảm phát triển đa dạng, bền vững", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa đổi Luật Thủ đô: Cơ chế, chính sách mới phải bảo đảm tính khả thi, ưu việt hơn
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng các cơ chế, chính sách cần cân nhắc tính dài hạn.

Cho ý kiến về về vấn đề phân cấp, phân quyền, đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường đồng tình với cơ chế trao quyền cho người đứng đầu được thể hiện rất rõ, tuy nhiên đại biểu băn khoăn việc trao quyền cho người đứng đầu có chồng lấn với cơ chế theo Luật Công chức, viên chức hay không. Đại biểu cho rằng cần làm rõ cơ chế chính sách phân quyền cho Hội đồng nhân dân cấp quận, huyện trực thuộc Thủ đô.

Về cơ chế, chính sách Y tế của thành phố, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí cho rằng quá trình sửa đổi Luật cần tập trung vào 4 vấn đề, gồm: Xây dựng hệ thống y tế Thủ đô cần gần dân hơn; tập trung hơn; chuyên sâu hơn và phát triển mạnh mẽ khám, chữa bệnh từ xa…

Ngoài ra, các đại biểu Quốc hội và chuyên gia cũng đề nghị Thành phố rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách sửa đổi Luật Thủ đô với các quy định pháp luật có liên quan, quan tâm lấy ý kiến các đối tượng chịu tác động bởi các chính sách của Luật Thủ đô (sửa đổi), xây dựng báo cáo đánh giá tác động của các chính sách; có cơ chế cho công tác giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất sạch cho quy hoạch...

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai nhấn mạnh, các đại biểu đã thống nhất nguyên tắc áp dụng pháp luật, phát huy được quy định mới khi sửa đổi Luật Thủ đô với những tính năng vượt trội, vai trò dẫn dắt…

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đề nghị các cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, phải đưa được những quan điểm, định hướng lớn; kế thừa, phát huy những kết quả đã đạt được khi thực thi luật hiện hành, và điều chỉnh, bổ sung mới những cơ chế, chính sách... theo tinh thần nội dung đề xuất cơ chế, chính sách mới phải ưu việt, vượt trội hơn chính sách cũ và bảo đảm tính khả thi.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

Mong Báo tiếp tục đồng hành cùng các cấp chính quyền

(LĐTĐ) Là một trong những cơ quan truyền thông chủ lực của thành phố Hà Nội, trong suốt 3 thập kỷ qua, báo Lao động Thủ đô không chỉ thực hiện ...
Người bạn đồng hành vì công lý

Người bạn đồng hành vì công lý

(LĐTĐ) Đến thời điểm này, tôi may mắn được làm về mảng pháp luật đã ngót nghét 20 năm, kể từ ngày bắt đầu làm phóng viên. Phóng viên phụ trách ...
Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

Góc nhìn đa chiều từ nơi gần dân nhất

(LĐTĐ) Trong suốt hành trình phát triển, báo Lao động Thủ đô đã đóng góp tích cực vào công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, ...
Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

Sân chơi bổ ích của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Là cơ quan của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội - tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), ngay ...
Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

Bạn đồng hành tin cậy của đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Không ngừng nỗ lực, cố gắng, quyết tâm với mục tiêu bền bỉ: “Vì bạn đọc thân yêu, vì người lao động”, báo Lao động Thủ đô đã từng bước ...
Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

Ở đâu “khó” ở đó có phóng viên

(LĐTĐ) Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô luôn đồng hành cùng đoàn viên, người lao động, đặc biệt là những người lao động không may rơi vào hoàn cảnh ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Khánh Hòa

(LĐTĐ) Sáng 1/4, trong chuyến công tác tại Khánh Hòa, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn công tác đến thăm Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa; ...

Tin khác

Quyết liệt giải tỏa, chống tái chiếm các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm

Quyết liệt giải tỏa, chống tái chiếm các tụ điểm chợ cóc, chợ tạm

(LĐTĐ) Trình bày báo cáo của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội về công tác quản lý, đầu tư chợ trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong năm 2023, Thành phố dự kiến xây mới 48 dự án chợ, cải tạo sửa chữa 57 chợ.
Hà Nội sẽ rà soát tất cả các bến, bãi, điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn

Hà Nội sẽ rà soát tất cả các bến, bãi, điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai các Dự án bãi đỗ xe ngầm, nổi để đảm bảo công tác trật tự đô thị. Tổ chức rà soát, báo cáo về tất cả các bến, bãi, điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn (có phép, không phép) trên địa bàn để quản lý, kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Nghiên cứu giải pháp căn cơ, lâu dài vấn đề vỉa hè, lòng đường

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng: Nghiên cứu giải pháp căn cơ, lâu dài vấn đề vỉa hè, lòng đường

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh các nội dung: tăng cường công tác kiểm tra, quản lý sử dụng hè phố, lòng đường; đẩy mạnh công tác quản lý, đầu tư chợ trên địa bàn Thành phố; công tác quản lý, khai thác, sử dụng và đầu tư công viên có ý nghĩa rất quan trọng. Giải quyết tốt được những vấn đề này cũng chính là nhằm xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại.
Các cấp Mặt trận mở đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Các cấp Mặt trận mở đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc

(LĐTĐ) Trong Quý II/2023, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị MTTQ các cấp Thành phố cần tập trung mở đợt thi đua đặc biệt kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc, lồng ghép với hoạt động của Mặt trận.
Phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh năm 2023

Phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh năm 2023

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Cụm Thi đua số 20 thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị triển khai phong trào thi đua chào mừng 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc; thảo luận xây dựng quy chế, kế hoạch, chương trình hành động và ký giao ước thi đua, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội năm 2023.
Tích cực nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ công tác tham mưu cho Thành ủy Hà Nội

Tích cực nghiên cứu khoa học, công nghệ phục vụ công tác tham mưu cho Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Trong giai đoạn 2016 đến nay, Hà Nội đã phê duyệt và triển khai 493 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Thành phố, trong đó 145 đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn (khoảng 30%). Các nhiệm vụ nghiên cứu đã thu hút được sự tham gia của các nhà khoa học có uy tín và sự phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học công nghệ trên địa bàn...
Phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Phân công công tác của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Ngày 27/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký quyết định số 1739/QĐ-UBND về việc phân công công tác của Chủ tịch UBND Thành phố, các Phó Chủ tịch UBND Thành phố và các Ủy viên UBND Thành phố nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm cho 3 tân Giám đốc Sở

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao quyết định bổ nhiệm cho 3 tân Giám đốc Sở

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa trao quyết định bổ nhiệm cho 3 tân Giám đốc các Sở: Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch - Kiến trúc.
Huyện Gia Lâm lên quận dân phải giàu, kinh tế phải mạnh

Huyện Gia Lâm lên quận dân phải giàu, kinh tế phải mạnh

(LĐTĐ) Là cửa ngõ phía Đông của Thủ đô, huyện Gia Lâm có tiềm năng phát triển rất lớn. Địa phương này đang tập trung thực hiện các tiêu chí, quy định để phát triển lên quận. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Điều mà lãnh đạo Thành phố quan tâm nhất là phải bảo đảm sinh kế lâu dài cho người dân. Lên quận, nhưng dân phải giàu, kinh tế phải mạnh”.
UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm dự án chậm triển khai tại huyện Mê Linh

UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo xử lý dứt điểm dự án chậm triển khai tại huyện Mê Linh

(LĐTĐ) Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã có thông báo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh về kết quả kiểm tra, rà soát việc thực hiện các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn huyện Mê Linh.
Xem thêm
Phiên bản di động