Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền và tập huấn Luật Thủ đô Triển khai kế hoạch thi hành Luật Thủ đô tại quận Hoàn Kiếm và Sở Văn hóa và Thể thao

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa có buổi làm việc với Sở Nội vụ Hà Nội về nhiệm vụ triển khai Luật Thủ đô.

Báo cáo tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Liễu cho biết, căn cứ Kế hoạch số 225/KH-UBND ngày 22/7/2024 của UBND Thành phố về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô, Sở Nội vụ đã ban hành Kế hoạch số 2635/KH-SNV ngày 31/7/2024 về triển khai thi hành Luật Thủ đô, theo các chức năng, nhiệm vụ được giao.

Sở Nội vụ đã xác định rõ số lượng văn bản được giao chủ trì, thẩm quyền ban hành, thời hạn hoàn thành dự thảo, thời hạn trình cấp có thẩm quyền thông qua và han hành; số lượng văn bản được giao phối hợp đồng thời phân công cụ thể đến các đồng chí lãnh đạo Sở và các phòng, ban chuyên môn tham mưu triển khai.

Cụ thể, Sở Nội vụ được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô. Trong đó, các văn bản có thời hạn ban hành trước 1/1/2025 gồm 1 văn bản thuộc thẩm quyền Chính phủ, Sở được giao phối hợp; 7 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố; 1 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố.

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn chủ trì buổi làm việc.

Đối với các văn bản có thời hạn ban hành sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực, gồm: 2 văn bản cá biệt thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND Thành phố; 2 Đề án thuộc thẩm quyền ban hành của UBND Thành phố. Tất cả các văn bản đều thể hiện chi tiết về tiến độ triển khai, phân công lãnh đạo, cán bộ, công chức triển khai.

Số lượng văn bản thi hành Luật Thủ đô lĩnh vực Nội vụ gồm 9 văn bản:Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của UBND phường tại thành phố Hà Nội; Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định điều kiện, thủ tục tặng, thu hồi danh hiệu công dân danh dự Thủ đô; Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định về việc thành lập mới, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc Thành phố; Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định trình tự, thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Thành phố (theo Khoản 3 Điều 10 Luật Thủ đô); Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định chi tiết phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được ủy quyền cho công chức thuộc UBND cấp xã và phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND cấp huyện ký hợp đồng có thời hạn với người đáp ứng các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn dùng chung trong cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND Thành phố, UBND cấp huyện.

Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định nội dung chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên thuộc Thành phố quản lý; Nghị quyết của HĐND Thành phố quy định các chế độ, chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng và việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô; Quyết định của UBND Thành phố quy định nội dung điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.

Để tổ chức thực hiện, Sở Nội vụ thành lập 3 Tổ biên tập để xây dựng văn bản thi hành Luật theo các nhóm lĩnh vực gồm: Tổ biên tập lĩnh vực Tổ chức bộ máy; Tổ biên tập lĩnh vực biên chế và Tổ biên tập lĩnh vực chế độ chính sách, thi đua khen thưởng.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh 3 yêu cầu cần quan tâm đưa vào, gồm: Thứ nhất là xây dựng chính sách thu hút nhân tài kèm chế độ đãi ngộ đi kèm; Thứ hai là rà soát lại tất cả Nghị quyết HĐND đã ban hành về phân cấp, ủy quyền; Thứ ba là công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết, để triển khai thi hành Luật Thủ đô cần có thời gian để đảm bảo về tiến độ, chất lượng các văn bản ban hành. Trong đó, đối với thời gian cho quy định thu hút nhân tài, đề xuất lùi đến tháng 12/2025.

Phát biểu thảo luận, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Công Anh thống nhất với đề xuất điều chỉnh kế hoạch xây dựng chính sách thu hút nhân tài. Đối với Điều 7 Luật Thủ đô quy định về công dân danh dự Thủ đô, đồng chí Nguyễn Công Anh đề nghị Sở Nội vụ rà soát lại điều kiện để xây dựng văn bản dưới Luật mới mang tính kế thừa của Luật Thủ đô 2012...

Kết luận buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm, công tác chuẩn bị kỹ lưỡng của Sở Nội vụ trong triển khai Luật Thủ đô. Đồng thời yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị thuộc Thành phố phối hợp Sở Nội vụ, khẩn trương rà soát các nội dung nhiệm vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị để triển khai các nội dung liên quan đảm bảo tiến độ, hiệu quả.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố cũng thống nhất mốc thời gian xây dựng chính sách thu hút nhân tài trước hạn 1/7/2025; nội dung liên quan quy định về tổ chức bộ máy, biên chế, giữ nguyên lộ trình hoàn thành trong tháng 6/2025; một số quy định liên quan chế độ chính sách và thi đua khen thưởng đảm bảo tiến độ trong tháng 11/2024 phải hoàn thành...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.

Tin khác

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một trong những khung chính sách bản lề có ý nghĩa đặc biệt thúc đẩy giao thông Hà Nội đồng bộ. Khi đi vào cuộc sống, Luật Thủ đô sẽ kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho xây dựng hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông của Thành phố.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

(LĐTĐ) Công trình xây dựng sai quy hoạch; công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng, xây dựng trên đất bị lấn, chiếm... thuộc các trường hợp áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước theo quy định của Luật Thủ đô 2024.
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Xem thêm
Phiên bản di động