Số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tháng 2 tăng

Trong tháng 2/2022, hoạt động khởi sự kinh doanh diễn ra khá trầm lắng so với tháng trước do có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, những giải pháp, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ đã tạo sự yên tâm, tin tưởng cho cộng đồng doanh nghiệp, 2 tháng đầu năm số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tăng 46,2% so với cùng kỳ năm trước.
Sức hút đặc biệt từ một doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam Giá xăng tăng mạnh, doanh nghiệp vận tải kêu trời Hà Nội cần giải pháp toàn diện đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ

Nhiều doanh nghiệp đã quay trở lại

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng 2/2022, cả nước có 7.284 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 85,2 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký gần 72,6 nghìn lao động, giảm 44% về số doanh nghiệp, giảm 55,7% về vốn đăng ký và giảm 5,8% về số lao động so với tháng 01/2022.

So với cùng kỳ năm trước, giảm 9,4% về số doanh nghiệp, giảm 52,6% về số vốn đăng ký và tăng 27,4% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,7 tỷ đồng, giảm 20,9% so với tháng trước và giảm 47,7% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, cả nước còn có 4.071 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 78,7% so với tháng trước và giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, cả nước có gần 20,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 277,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 149,7 nghìn lao động, tăng 11,9% về số doanh nghiệp, giảm 17,1% về vốn đăng ký và giảm 13,4% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2022 đạt 13,7 tỷ đồng, giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tính cả 173,6 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 2.332 doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 2 tháng đầu năm 2022 là 451,2 nghìn tỷ đồng, giảm 37,4% so với cùng kỳ năm trước.

Số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tháng 2 tăng
2 tháng đầu năm số doanh nghiệp gia nhập và quay trở lại thị trường tăng 46,2% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, còn có 22,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động (tăng 102,5% so với cùng kỳ năm 2021), nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2022 lên 42,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 46,2% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 21,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Cũng trong tháng 2, có 3.466 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 88,2% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2021; có 1.917 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 72,9% và giảm 26,4%; có 1.233 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 39,1% và giảm 17,8%.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn 32,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 51,3% so với cùng kỳ năm trước; 8,9 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 6,3%; gần 3,3 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 9,4%, trong đó có 2,8 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, giảm 12,8%; 49 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, tăng 32,4%. Bình quân một tháng có 22,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tình hình đầu tư khởi sắc

Về tình hình đầu tư, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết, tháng 2 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, đồng thời hoạt động đầu tư trong các tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào việc phân khai kế hoạch vốn trong năm. Các công trình mới được bố trí vốn năm 2022 đang trong thời gian chuẩn bị hoàn tất các thủ tục, hồ sơ chuẩn bị đầu tư, do đó khối lượng thực hiện chủ yếu tại các công trình chuyển tiếp. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước 2 tháng đầu năm 2022 đạt 8,8% so với kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2/2022 ước đạt 20,5 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước ước đạt 46,3 nghìn tỷ đồng, bằng 8,8% kế hoạch năm và tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 bằng 8% và tăng 13,6%), gồm có: Vốn đầu tư thực hiện do Trung ương quản lý đạt 6,4 nghìn tỷ đồng, bằng 6,4% kế hoạch năm và tăng 10,1%; vốn đầu tư thực hiện do địa phương quản lý đạt 39,9 nghìn tỷ đồng, bằng 9,3% kế hoạch năm và tăng 10,4%.

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/2 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 5 tỷ USD, giảm 8,5% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký cấp mới có 183 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 631,8 triệu USD, tăng 45,2% về số dự án và giảm 80,9% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 346,8 triệu USD, chiếm 54,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 186,9 triệu USD, chiếm 29,6%; các ngành còn lại đạt 98,1 triệu USD, chiếm 15,5%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 142 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 3,59 tỷ USD, tăng 123,8% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 2,9 tỷ USD, chiếm 68,7% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,16 tỷ USD, chiếm 27,5%; các ngành còn lại đạt 160,4 triệu USD, chiếm 3,8%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 400 lượt với tổng giá trị góp vốn 769,6 triệu USD, tăng 41,7% so cùng kỳ năm trước. Trong đó có 174 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 91,5 triệu USD và 226 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 678,1 triệu USD. Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 357,8 triệu USD, chiếm 46,5% giá trị góp vốn; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 228,7 triệu USD, chiếm 29,7%; ngành còn lại 183 triệu USD, chiếm 23,8%.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 2 tháng đầu năm 2022, ước tính đạt 2,68 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài có 21 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn của phía Việt Nam là 51,7 triệu USD, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước; có 2 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn điều chỉnh giảm 7,2 triệu USD.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

TP.HCM chấn chỉnh hoạt động trải nghiệm cho học sinh

(LĐTĐ) Ngày 20/3, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có văn bản yêu cầu các trường rà soát, chấn chỉnh hoạt động giáo dục ...
Khoảng 40% dân số huyện Mê Linh sẽ được khám sức khỏe miễn phí

Khoảng 40% dân số huyện Mê Linh sẽ được khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay (20/3), Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà đã làm việc với huyện Mê Linh về công tác y tế, triển khai kế hoạch ...
Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng hệ thống Khách sạn Mường Thanh ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

Bắt trọn vẻ đẹp Việt cùng hệ thống Khách sạn Mường Thanh ở 3 miền Bắc - Trung - Nam

(LĐTĐ) Vào tháng 3 Dương lịch hàng năm, người Nhà Mường lại cùng nhau đón Tết Mường Thanh một ngày hội truyền thống của riêng Tập đoàn Mường Thanh. Mở màn ...
Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

Xây dựng cơ chế thích ứng với thuế suất tối thiểu toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng nay (20/3), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội thảo “Tác động của thuế suất tối thiểu toàn cầu với thu hút đầu tư tại Việt Nam”. ...
Công đoàn thị trấn Vân Đình: Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

Công đoàn thị trấn Vân Đình: Nâng cao năng lực cán bộ công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 20/3, Công đoàn Thị trấn Vân Đình đã tổ chức Đại hội Công đoàn lần thứ V, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Đại hội đã bầu 5 đồng chí ...
Công đoàn trường Tiểu học Trần Nhật Duật ủng hộ 43 bộ áo dài đến nữ công nhân lao động

Công đoàn trường Tiểu học Trần Nhật Duật ủng hộ 43 bộ áo dài đến nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Thực hiện chương trình vận động ủng hộ “Tặng áo dài - Trao gửi yêu thương - Giữ gìn nét đẹp truyền thống” do Liên đoàn Lao động quận Hoàn ...
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Liên hoan nghệ thuật chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Liên hoan nghệ thuật chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp

(LĐTĐ) Chào mừng Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Công đoàn quận Hai Bà Trưng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2023 - 2028, mới đây, Liên đoàn ...

Tin khác

Để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công

Để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công

(LĐTĐ) Lỗ hổng lớn nhất hiện nay của các doanh nghiệp khởi nghiệp là thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị. Các chuyên gia khởi nghiệp cho rằng, nhiều doanh nghiệp hiện nay đang quản trị nhân sự dựa trên kinh nghiệm và chủ quan cá nhân. Do đó, để thành công cần lấp các lỗ hổng trên.
Hồi âm bài viết “HNX điểm mặt 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu”

Hồi âm bài viết “HNX điểm mặt 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu”

(LĐTĐ) Ngày 24/2/2023, báo điện tử Lao động Thủ đô đăng tải bài viết “HNX điểm mặt 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu”. Bài viết có nhắc tên nhiều doanh nghiệp bị Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) “điểm mặt”, trong đó có CTCP Lâu Đài Trắng.
Kinh doanh lành mạnh trên không gian số

Kinh doanh lành mạnh trên không gian số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử là hoạt động phức tạp, có sự liên quan của nhiều bên trong cả môi trường mạng và môi trường thực tế. Tính chất đặc thù của thương mại điện tử khiến cho việc phân định trách nhiệm giữa các bên gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra các tác động tiêu cực.
Viettel và Intel ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển công nghệ hạ tầng số

Viettel và Intel ký biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển công nghệ hạ tầng số

(LĐTĐ) Trong ngày khai trương Hội nghị Di động Thế giới (MWC) 2023, Viettel và Intel ký kết biên bản ghi nhớ đồng hành phát triển những công nghệ kiến tạo hạ tầng số của tương lai.
HNX điểm mặt 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu

HNX điểm mặt 54 doanh nghiệp chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu

(LĐTĐ) Theo công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đây là danh sách các tổ chức phát hành công bố thông tin bất thường và báo cáo theo yêu cầu từ ngày 16/9/2022 đến ngày 31/1/2023 có nội dung chậm thanh toán gốc, lãi.
Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt

Net Zero: Từ cam kết đến những bước đi tiên phong của doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Net Zero vào năm 2050 - cam kết này của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) đã trở thành một dấu mốc lịch sử, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế xanh, bền vững. Đối với các doanh nghiệp, việc tham gia tiến trình Net Zero được nhận định sẽ ẩn chứa nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội, đặc biệt là khi nắm bắt được xu hướng dịch chuyển xanh trên thế giới và Việt Nam.
Masterise Group khánh thành cây cầu đầu tiên thuộc chương trình “Build a Better Future” tại tỉnh Đồng Tháp

Masterise Group khánh thành cây cầu đầu tiên thuộc chương trình “Build a Better Future” tại tỉnh Đồng Tháp

(LĐTĐ) Ngày 17/2/2023, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Bình Thành và Công ty CP Tập đoàn Masterise (Masterise Group) vừa chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng cây cầu giao thông nông thôn với tên gọi cầu Kênh Giáo Đường tại ấp Bình Thuận, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
Các đơn vị kinh doanh phải có máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế

Các đơn vị kinh doanh phải có máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế

(LĐTĐ) Hà Nội là một trong ba địa phương được Bộ Tài chính lựa chọn triển khai giai đoạn 1 áp dụng 100% các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn hoạt động trong các lĩnh vực trực tiếp liên quan đến giao dịch với người tiêu dùng sẽ sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, trọng tâm là nhà hàng, khách sạn, siêu thị, kinh doanh vàng bạc.
Hà Nội: Doanh nghiệp nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm

Hà Nội: Doanh nghiệp nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay từ đầu năm

(LĐTĐ) Ngay trong những tháng đầu năm 2023, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực thực hiện các kế hoạch sản xuất, kinh doanh với nhận định, tình hình bối cảnh chung sẽ có nhiều khó khăn.
Nhiều công ty bị “tuýt còi” vì chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022

Nhiều công ty bị “tuýt còi” vì chưa công bố báo cáo tài chính quý 4/2022

(LĐTĐ) Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa có văn bản nhắc nhở nhiều doanh nghiệp niêm yết do vi phạm quy định về công bố thông tin.
Xem thêm
Phiên bản di động