Siết chặt quản lý đấu giá đất

(LĐTĐ) Ngày 21/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện 1767 về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua. Công điện nêu rõ, trong thời gian qua, nhiều địa phương đã tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đạt kết quả, góp phần bổ sung nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chất vấn về quản lý xăng dầu, đấu giá đất đai Bài học kinh nghiệm rút ra từ vụ đấu giá đất Thủ Thiêm Cần có biên độ cho đấu giá đất!

Tuy nhiên, một số trường hợp giá trúng đấu giá cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, có trường hợp cao bất thường, đang thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội, có thể tạo ra hiệu ứng đối với phát triển kinh tế - xã hội và thị trường nhà ở, bất động sản.

Để khắc phục những bất cập này, Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, địa phương khẩn trương rà soát, kiểm tra hoạt động tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, xử lý theo thẩm quyền những trường hợp vi phạm các quy định pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất...

Siết chặt quản lý đấu giá đất
Ảnh minh họa..

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tác động của kết quả đấu giá quyền sử dụng đất cao bất thường đến thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết, kết quả trúng đấu giá đất cao bất thường sẽ ảnh hưởng, gây khó khăn cho công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội...

Các trường hợp trúng đấu giá quyền sử dụng đất với mức giá cao hơn nhiều lần so với giá khởi điểm còn có ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản đã hoặc đang chào bán lân cận địa điểm đấu giá.

Giá đất tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào và kéo theo tăng giá nhà ở, bất động sản; các doanh nghiệp khó có cơ hội đầu tư dự án bình dân, giá thấp mà bắt buộc phải đầu tư bất động sản cao cấp, siêu sang phục vụ cho các đối tượng thu nhập rất cao trong xã hội mới có thể thu hồi vốn và kinh doanh có hiệu quả.

Việc tác động làm tăng giá nhà ở sẽ gây thêm khó khăn cho người dân, đặc biệt là các đối tượng có thu nhập thấp, thu nhập trung bình trong việc tạo lập nhà ở. Mặt khác, mặt bằng giá đất tăng quá cao sẽ khiến doanh nghiệp, chủ đầu tư không thể có phương án đầu tư, kinh doanh có hiệu quả dẫn đến sẽ không thu hút được đầu tư xây dựng trên địa bàn và làm suy giảm, hạn chế nguồn cung trong tương lai.

Trong báo cáo này, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đấu giá, có yếu tố trục lợi trong đấu giá quyền sử dụng đất; Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo rà soát các tổ chức tín dụng cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất để đảm bảo an toàn tín dụng.

Đồng thời, Bộ Xây dựng cũng kiến nghị nghiên cứu sửa đổi pháp luật về đất đai, đặc biệt là các quy định liên quan đến việc xác định giá đất khi thực hiện thu hồi, giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với thực tiễn, đảm bảo nguồn thu và tránh thất thoát ngân sách của Nhà nước.

Cũng để nâng cao hiệu lực quản lý hoạt động đấu giá tài sản, Bộ trưởng Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTP hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (ĐGTS), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/3/2022. Thông tư đưa ra 6 nhóm tiêu chí cụ thể để lựa chọn tổ chức ĐGTS, tạo cơ sở cho người có tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá một cách công khai, khách quan, minh bạch, góp phần hạn chế tình trạng “sân sau”, tiêu cực.

Bộ Tư pháp hướng dẫn, sau khi có quyết định về việc ĐGTS, người có tài sản đấu giá thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình và Cổng thông tin điện tử quốc gia về ĐGTS về việc lựa chọn tổ chức ĐGTS. Tổ chức ĐGTS được lựa chọn là tổ chức có tổng số điểm cao nhất của tất cả các tiêu chí cộng lại. Trường hợp có từ hai tổ chức ĐGTS trở lên có tổng số điểm cao nhất bằng nhau, thì người có tài sản đấu giá xem xét, quyết định lựa chọn một trong các tổ chức đó.

Theo Thông tư, nếu trong thời hạn 12 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ mà tổ chức ĐGTS có người đại diện theo pháp luật hoặc đấu giá viên của tổ chức bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật về tội vi phạm quy định về hoạt động bán ĐGTS do thực hiện hành vi nhân danh, vì lợi ích hoặc có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của tổ chức ĐGTS đó, thì tổ chức ĐGTS đó bị trừ 50% tổng số điểm.

Trường hợp có đấu giá viên bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về hoạt động ĐGTS, thì cứ mỗi đấu giá viên bị xử phạt, tổ chức ĐGTS đó bị trừ 5% tổng số điểm. Trường hợp có cơ sở xác định tổ chức ĐGTS cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin về tiêu chí trong hồ sơ thì người có tài sản từ chối xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức ĐGTS đó… Sau khi có kết quả lựa chọn tổ chức ĐGTS mà có thông tin hoặc có kết quả xác minh khẳng định tổ chức ĐGTS được lựa chọn cố ý cung cấp thông tin không chính xác hoặc giả mạo thông tin thì hủy bỏ kết quả lựa chọn...

Tại hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2022, Bộ Tư pháp cũng đã có báo cáo chuyên đề về một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động đấu giá tài sản. Về nguyên nhân của những bất cập trong đấu giá tài sản, từ thực tiễn quản lý, Bộ Tư pháp cho rằng, có phần do hoạt động đấu giá tài sản chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản, liên quan đến nhiều khâu, thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan bộ, ngành, địa phương.

Luật Đấu giá tài sản chỉ quy định về trình tự, thủ tục đấu giá do các tổ chức đấu giá tài sản thực hiện, trong khi các yếu tố tiên quyết quyết định thành công của cuộc đấu giá như thẩm định giá, xác định giá khởi điểm, phê duyệt phương án đấu giá, giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá, nộp tiền trúng đấu giá… chịu sự điều chỉnh của các luật chuyên ngành (Luật Đất đai, Luật Quản lý sử dụng tài sản công…), thuộc thẩm quyền quản lý của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau.

Bên cạnh đó, nhiều vi phạm trong lĩnh vực đấu giá xảy ra khá tinh vi, có xu hướng ngày càng phức tạp nên quá trình thanh tra, kiểm tra thông thường rất khó phát hiện, xử lý nếu không có sự vào cuộc của cơ quan công an với các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành; vai trò, trách nhiệm quản lý tài sản trong quá trình xử lý tài sản, nhất là đối với tài sản công của một số người có tài sản, cơ quan, tổ chức, địa phương chưa được quan tâm, nhận thức đúng và đầy đủ.../.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa

(LĐTĐ) Ngày 24/10, tại Khu liên cơ quan Vân Hồ, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội cùng LĐLĐ huyện Thanh Oai tổ chức Hội nghị Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; phát động chương trình truyền thông - tư vấn tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ công quý IV/2024…
Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên

Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Với mục tiêu chăm lo việc làm, đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn cho đoàn viên, người lao động đang làm việc, sinh sống trên địa bàn quận, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức ký Quy chế phối hợp hoạt động với Đảng ủy 14 phường trên địa bàn.
Tháo gỡ điểm nghẽn, ách tắc trong giải quyết thủ tục hành chính

Tháo gỡ điểm nghẽn, ách tắc trong giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội kế thừa, phát huy những kết quả, ưu điểm của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Hoạt động theo hướng “phi tập trung ở cấp Thành phố”, lấy “cấp huyện làm trung tâm”, hướng về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tối đa phương án phân cấp, ủy quyền TTHC.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Thủ đô

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Thủ đô Hà Nội hiện nay”. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì hội thảo.
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức với hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô, qua đó Hà Nội đã khẳng định được vai trò là trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Xét xử vụ án cháy quán karaoke tại Bình Dương khiến 32 người thiệt mạng

Xét xử vụ án cháy quán karaoke tại Bình Dương khiến 32 người thiệt mạng

(LĐTĐ) Trong số 6 bị cáo tại phiên toà, có 5 bị cáo bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”, riêng bị cáo Nguyễn Văn Võ bị xét xử tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Phiên tòa cũng triệu tập đại diện của 32 bị hại, 4 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng hàng chục nhân chứng tham gia phiên tòa.
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 24/10, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tin khác

Tin bão mới nhất: Bão số 6 di chuyển phức tạp, liên tục đổi hướng trên Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão số 6 di chuyển phức tạp, liên tục đổi hướng trên Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chiều nay (24/10), bão Trami (tiếng Việt là Trà Mi) đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 6 trong năm 2024.
Tin bão mới nhất: Tràn qua Philippines khiến 24 người thiệt mạng, bão Trami tăng cấp khi vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Tràn qua Philippines khiến 24 người thiệt mạng, bão Trami tăng cấp khi vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi bão Trami vào Biển Đông, khả năng bão đổi hướng di chuyển với cường độ mạnh thêm. Thời điểm bão Trami cách quần đảo Hoàng Sa 320km về phía Đông Đông Bắc, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12, giật cấp 15.
Tin bão mới nhất: Bão Trami đang càn quét Philippines, chuẩn bị vào Biển Đông

Tin bão mới nhất: Bão Trami đang càn quét Philippines, chuẩn bị vào Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, bão Trami (tiếng việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 122,4 độ Kinh Đông, trên đất liền phía Đông đảo Lu Dông (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10 (75-102km/h), giật cấp 12.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/10: Ít mây, trời mát

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/10: Ít mây, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/10, ít mây, đêm không mưa, ngày nắng, nhiệt độ từ 20-31 độ.
Tin bão mới nhất: Vì sao bão quốc tế lại đặt tên là Trà Mi?

Tin bão mới nhất: Vì sao bão quốc tế lại đặt tên là Trà Mi?

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương (bao gồm cả biển Đông của Việt Nam) được đặt tên theo tên phụ nữ chính thức bắt đầu từ năm 1945, và đến năm 1979 thì bắt đầu sử dụng cả tên của nam giới. Đến thời điểm 10/2024, Việt Nam đề xuất đặt 10 tên bão trên hệ thống Ủy ban bão và Tổ chức WMO...
Thời tiết Hà Nội 23/10: Ngày nắng, gió đông bắc cấp 3

Thời tiết Hà Nội 23/10: Ngày nắng, gió đông bắc cấp 3

(LĐTĐ) Hôm nay (23/10), không khí lạnh đã ảnh hưởng hầu hết phía Đông Bắc Bộ trong đó có Thủ đô Hà Nội. Trong đợt không khí lạnh này ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hoá và Nghệ An trời mát; từ đêm 23/10, đêm và sáng trời lạnh, riêng vùng núi Bắc Bộ đêm và sáng trời rét.
Tin bão mới nhất: Bão Trami cường độ rất mạnh hướng thẳng vào Trung Bộ

Tin bão mới nhất: Bão Trami cường độ rất mạnh hướng thẳng vào Trung Bộ

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sau khi bão vào Biển Đông, khả năng bão đổi hướng di chuyển theo hướng Tây với cường độ mạnh thêm. Khi bão vượt qua khu vực Hoàng Sa, khả năng bão đạt cấp 12, giật cấp 15 và hướng về bờ biển khu vực Trung Bộ.
Bão Trami diễn biến phức tạp, giật cấp 15 hướng vào Trung Bộ

Bão Trami diễn biến phức tạp, giật cấp 15 hướng vào Trung Bộ

(LĐTĐ) Nhận định về bão Trami, chiều 22/10, Phó Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Vũ Anh Tuấn cho biết, dự báo khoảng ngày 24/10, bão Trami đi vào Biển Đông và trở thành bão số 6; khả năng bão đạt cấp 12, giật cấp 15 và hướng về bờ biển khu vực Trung Bộ...
Khánh Hòa: Mưa lớn, chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

Khánh Hòa: Mưa lớn, chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất

(LĐTĐ) Ngày 22/10 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Khánh Hòa đã phát văn bản yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương phải nghiêm túc triển khai thực hiện chủ động ứng phó mưa lớn diện rộng, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Bão Trami sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6, có khả năng giật cấp 15

Bão Trami sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6, có khả năng giật cấp 15

(LĐTĐ) Chuyên gia dự báo ngày 24/10, bão Trami sẽ đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 6. Do ảnh hưởng của bão, các tỉnh Trung Bộ sẽ có đợt mưa lớn diện rộng.
Xem thêm
Phiên bản di động