Sẽ tạo những đột phá mới cho Thủ đô
Tạo đột phá chiến lược trong phát triển khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam | |
Tạo đột phá mới về cải cách hành chính | |
Tạo đột phá trong truy cứu nguồn gốc sản phẩm |
Tuy nhiên, hơn 6 năm trôi qua, vì một số nguyên nhân khách quan dẫn đến việc tự chủ, tự quyết một số vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù cho Thủ đô vẫn chưa được như mong muốn.
Nếu được Quốc hội thông qua các Nghị quyết mà Chính phủ trình Thủ đô Hà Nội sẽ tiếp tục tạo những bước đột phá (Một góc đô thị phía Tây Hà Nội. Ảnh: Minh Phương). |
Trao thêm quyền…
Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ trưởng Bộ Nội vụ chuẩn bị Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc các quận, thị xã của Hà Nội và Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội được cho là sẽ tạo bước đột phá toàn diện để Hà Nội có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn.
Trước đó, tại Hội thảo góp ý dự thảo Tờ trình Chính phủ và các dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân phường và một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội, diễn ra ngày 26/9 vừa qua, thành phố Hà Nội đã đề xuất thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng Nhân dân tại 177 phường thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây trong nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn thiện và trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất và mong muốn sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất đưa vào Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV nhằm thực hiện đúng lộ trình tại Kết luận số 46-KT/TW ngày 19/4/2019 của Bộ Chính trị về Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. |
Thời gian bắt đầu từ ngày 01/6/2021 cho đến khi Quốc hội chấm dứt thực hiện thí điểm.Tại những nơi thực hiện thí điểm, Hội đồng Nhân dân phường kết thúc nhiệm kỳ 2016-2021 vào ngày 01/6/2021; Ủy ban Nhân dân phường nhiệm kỳ 2016-2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi Ủy ban Nhân dân mới được thành lập.
Theo Dự thảo, mục tiêu thực hiện thí điểm nhằm từng bước đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách, đổi mới chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn tại thành phố Hà Nội.
Cùng với đó, đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho chính quyền Thành phố nhằm nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thành phố trên các lĩnh vực; phát huy mọi tiềm năng, nguồn lực của Thành phố cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hình thành Thủ đô văn minh, hiện đại.
Đồng thời, phát huy quyền làm chủ của nhân dân; nâng cao tính minh bạch, năng động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền Thành phố; xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh nhằm huy động cao nhất mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững của Thành phố; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết tốt các yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp của người dân, góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Trong Dự thảo tờ trình, Hà Nội cũng đề xuất, thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội trong các lĩnh vực kinh tế, quản lý đất đai, đầu tư, tài chính, ngân sách nhà nước, quy hoạch đô thị, xây dựng, đê điều; quy định cơ chế ủy quyền giữa các cấp chính quyền và thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thành phố quản lý. Cụ thể:
Về lĩnh vực tài chính, ngân sách, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội được quyền quyết định bố trí ngân sách Thành phố để chi thu nhập bình quân tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức do Thành phố quản lý theo hiệu quả công việc ngoài việc thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm theo quy định của pháp luật hiện hành, với mức không quá 1,8 lần mức lương ngạch bậc, chức vụ. Mức thu nhập cho các chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt của thành phố Hà Nội do Hội đồng Nhân dân Thành phố quy định.
Về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư và xây dựng, Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định việc giao tổ chức lập, phê duyệt các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (bao gồm cả lập mới và điều chỉnh) trong phạm vi địa giới hành chính Thành phố.
Đối với các quy hoạch thuộc thẩm quyền của cấp trên theo quy định của các luật khác thì phải lấy ý kiến của các bộ quản lý chuyên ngành trước khi phê duyệt. Các nội dung đã phê duyệt điều chỉnh ở quy hoạch cấp dưới được cập nhật trong kỳ rà soát mà không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch của cấp trên.
Về lĩnh vực đất đai, nông, lâm nghiệp và môi trường, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa đã được cấp có thẩm quyền quyết định; chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, phòng hộ có quy mô trên 20ha sang mục đích khác theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
Tại cuộc họp mới đây về nội dung này, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp thu, hoàn thiện và trình Chính phủ trong thời gian sớm nhất và mong muốn sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất đưa vào Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV nhằm thực hiện đúng lộ trình tại Kết luận số 46-KT/TW ngày 19/4/2019 của Bộ Chính trị về Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội. Cạnh đó, sẽ nghiên cứu bổ sung nội dung về Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức.
... Kỳ vọng bước đột phá mới
Con người là yếu tố quan trọng nhất để tạo sự thành công. Bởi thế, với việc Chính phủ tiến hành xem xét để trình Quốc hội 02 Nghị quyết quan trọng liên quan đến cơ chế, chính sách đối với Thủ đô để giải quyết các bất cập, vướng mắc hiện tại là sẽ tạo bước đột phá.
Ví dụ như vấn đề liên quan đến xét đặc cách, xét tuyển viên chức.
Thông thường ở các bộ, ngành sau khi xem xét đặc thù công việc hoặc hoàn cảnh lịch sử là ban cán sự của bộ, ngành tiến hành họp và làm văn bản trình cơ quan có thẩm quyền như Bộ Nội vụ, báo cáo Ban Tổ chức Trung ương tiến hành xét tuyển hoặc đặc cách viên chức. Tuy nhiên, với Hà Nội, do trình tự, vì lý do lịch sử một đơn vị muốn trình xin ý kiến liên quan đến thi tuyển, xét tuyển viên chức phải qua rất nhiều khâu sau đó mới trình lên Bộ Nội vụ.
Điển hình như vụ các giáo viên tiểu học ở Sóc Sơn có thâm niên công tác từ 10 năm, 15 năm, thậm chí 20 năm… nhưng vì chưa phải viên chức nên theo luật định, vì các đối tượng này thuộc diện hưởng lương, nên bắt buộc phải thi viên chức. Thâm niên công tác từ 10-20 năm, có người sắp tuổi hưu mà phải tiến hành thi viên chức.
Tuy nhiên, để hợp thức hóa hoặc có cơ chế đặc cách thì bản thân Thành phố mà cụ thể là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội không đủ thẩm quyền. Muốn công nhận viên chức, thành phố phải xin, gửi qua Bộ Nội vụ xem xét. Tương tự, các cơ quan hoạt động theo mô hình tự chủ tài chính (sự nghiệp có thu), các cán bộ, công nhân viên không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, song khi bổ nhiệm các chức danh vị trí việc làm theo quy định hiện hành phải là viên chức. Vì vậy, giải bài toán này vẫn vướng ở nhiều khâu.
Do đó, để giải quyết những bất cập về cơ chế và các vấn đề khác nhiều người kỳ vọng nếu Quốc hội ban hành các Nghị quyết như trên cho Hà Nội sẽ tăng cường tính tự chủ, quyền của Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân để giải quyết các tồn tại, tạo động lực đưa Hà Nội phát triển nhanh và bền vững hơn.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thủ đô 23/12/2024 11:39
Tết sớm trên phố: Đã thấp thoáng đào, quất
Nhịp sống Thủ đô 22/12/2024 16:16
Quận Hai Bà Trưng: Sẵn sàng vận hành các đơn vị hành chính mới
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 22:33
Nhiều trải nghiệm thực tế thú vị tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:23
Quận Thanh Xuân diễn tập chữa cháy tại Khu đô thị Royal City
Nhịp sống Thủ đô 21/12/2024 18:21
Quận Bắc Từ Liêm thông qua một số nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 20:42
Cử tri kiến nghị về chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 18:52
Quận Bắc Từ Liêm tích cực khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 17:09
Năm 2024: Quận Thanh Xuân thu ngân sách ước đạt 108,91%
Nhịp sống Thủ đô 20/12/2024 11:07
Huyện Thanh Trì kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nhịp sống Thủ đô 19/12/2024 18:53