Trẻ em cần được kiểm tra mắt thường xuyên:

Sẽ phát hiện và điều trị cận thị hiệu quả

Rất khó để nhận biết cận thị ở trẻ nhỏ, vì các bé chưa biết rằng nhìn mờ là chuyện không bình thường. Đa số các trường hợp cận thị chỉ được phát hiện khi trẻ bắt đầu đi học và không nhìn rõ chữ trên bảng. Bởi vậy, khám sàng lọc định kỳ rất quan trọng với trẻ nhỏ trước khi tới trường. Cần đưa bé đi khám khi 3 tuổi, nhất là những gia đình có tiền sử cận thị hoặc mắc phải bệnh lý mắt khác.
se phat hien va dieu tri can thi hieu qua Cảnh báo gia tăng tỷ lệ cận thị ở học sinh, sinh viên

Hiện nay, tỷ lệ tật khúc xạ ở Việt Nam khoảng 15 – 40%, tương ứng với khoảng 14 – 36 triệu người mắc. Trẻ em từ 6 – 15 tuổi có tỷ lệ mắc tật khúc xạ từ 25 – 40% ở thành thị và 10 – 15 % ở nông thôn, tương đương với 3 triệu trẻ em.

GS.TS Nguyễn Đức Anh, giảng viên Bộ môn mắt thuộc Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: Người trẻ thường mắc 3 tật khúc xạ gồm: Cận thị, viễn thị và loạn thị. Trong đó, cận thị là phổ biến nhất và thường gặp ở độ tuổi học đường. Thông thường cận thị thường bắt đầu phát triển khi trẻ tới tuổi dậy thì, nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào, kể cả ở trẻ nhỏ.

Những trẻ bị cận thị bẩm sinh (thường là cận thị nặng), hay mắc phải do quá trình phát triển (thường xuất hiện lúc trẻ 7 – 10 tuổi). Khi cơ thể phát triển, mắt trẻ hoàn thiện và do đó cận thị cũng nặng lên. Tình trạng này thường ổn định khi cơ thể trẻ đã phát triển hoàn chỉnh, nhưng đôi khi cận thị cũng có thể tiến triển tới 25 – 30 tuổi. Cận thị hiếm khi xuất hiện sau tuổi 30, nếu điều này xảy ra thì đây có thể là dấu hiệu sớm của đục thủy tinh thể.

se phat hien va dieu tri can thi hieu qua
Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phòng các bệnh khúc xạ về mắt.

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên cận thị, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy cận thị tiến triển có kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường. Về yếu tố môi trường liên quan đến cận thị trong đó có việc trẻ xem ti vi, chơi trò chơi điện tử hay sử dụng internet quá nhiều. Bên cạnh đó, là phòng học thiếu ánh sáng, bàn ghế ngồi học không phù hợp, tư thế ngồi học chưa đúng, thời gian học và đọc sách chưa hợp lý… Và đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong gia đình bố mẹ cận thị thì trẻ dễ bị di truyền cận thị hơn.

Theo các chuyên gia y tế phân tích, khi trẻ bị cận thị thường phải nheo mắt để nhìn, nên gây mỏi mắt, co quắp mi hay lác mắt, dần dần gây mất sự phối hợp thị giác giữa hai mắt. Đáng lo ngại, biến chứng cận thị có thể gây đục dịch kính, thoái hóa võng mạc, bong võng mạc dẫn đến mù lòa. Bởi vì mắt cận thị là mắt có trục nhãn cầu dài hơn bình thường hoặc công suất khúc xạ quá lớn. Khi đó, hình ảnh của vật sẽ hội tụ ở phía trước của võng mạc. Người bị cận thị nhìn xa mờ, nhưng nhìn gần vẫn rõ nhờ vào chức năng điều tiết của mắt trừ khi cận thị quá nặng.

Tuy nhiên, trẻ em đa số chỉ phát hiện khi bắt đầu đi học, cô giáo thấy đọc sai chữ trên bảng, hay hạn chế tầm nhìn, khả năng học tập suy giảm… lúc đó trẻ mới được cho đi khám và đeo kính. Vậy nên ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của trẻ và việc điều trị cũng trở lên khó khăn và tốn kém hơn.

Vì vậy, các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có hiện tượng: Hay ngồi quá gần tivi; đọc truyện, đọc sách quá gần; trẻ hay nheo mắt; trẻ hay mỏi mắt nhức đầu; trẻ có tiền sử sinh non, hoặc gia đình có người trong nhà bị cận thị,… cần đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được khám, phát hiện và điều trị kịp thời các tật khúc xạ nói chung và cận thị nói riêng. Đồng thời, tránh các tai biến do các tật khúc xạ về mắt gây ra cho trẻ nhỏ.

GS. Đức Anh cũng lưu ý, hiện nay cả hai dạng cận thị (bẩm sinh hay mắc phải) đều có xu hướng tăng nhanh, nên các bậc phụ huynh cần phải đưa trẻ đi kiểm tra khúc xạ thường xuyên, định kỳ 6 – 12 tháng/lần tùy theo sự tiến triển của cận thị để thay đổi số kính đeo thích hợp. Hiện nay, điều trị cận thị cho trẻ em, phương pháp phổ biến, thuận tiện, dễ dàng và rẻ tiền nhất là đeo kính cận. Ngoài ra có thể dùng kính tiếp xúc. Ở Việt Nam, chỉ dùng Laser Excimer chữa cận thị cho người từ 18 tuổi trẻ lên.

GS. Đức Anh cũng khuyến cáo, để phòng ngừa cận thị ở trẻ em, các bậc phụ huynh không cho trẻ đọc sách, học bài,… ở khoảng cách quá gần mắt. Khoảng cách thích hợp từ mắt đến sách đọc khoảng 30 - 40cm. Sau 1h đọc sách hoặc làm việc với máy tính cần nghỉ 5 – 10 phút, đồng thời xoa nhẹ mi mắt.

Các bậc phụ huynh cần hướng dẫn tư thế ngồi học, trẻ cần ngồi thẳng lưng, ngay ngắn và không cúi sát xuống bàn. Đặc biệt, trẻ cũng cần có chế độ giải lao, vui chơi giải trí (ngoài trời) và dinh dưỡng hợp lý để không mắc phải cận thị học đường, hoăc nếu có mắc phải các bệnh khúc xạ bẩm sinh thì cũng không bị nặng hơn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

Tăng mức hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công

(LĐTĐ) Người có công sẽ được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, mức 60 triệu đồng/hộ nếu xây mới, theo Quyết định mới ban hành của Thủ tướng Chính phủ...
Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

Quyền lợi đặc biệt của lao động nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, lao động nữ khi đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi sẽ được hưởng một số quyền lợi đặc biệt.
Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

Cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có giải đáp thắc mắc của người lao động liên quan đến cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

Tôn vinh giá trị và vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới

(LĐTĐ) Thời gian qua, các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ trẻ em gái, đặc biệt là trường hợp có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

Bắt hai đối tượng bán mật gấu giả

(LĐTĐ) Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã tiến hành trưng cầu giám định 5 túi mật thu giữ của 2 đối tượng. Kết quả xác định, số túi mật thu giữ từ các đối tượng và các bị hại đều là mật của lợn.
Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

Tài xế sẽ phải kiểm tra lí thuyết, thực hành khi bị trừ hết điểm bằng lái

(LĐTĐ) Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông sẽ chù trì kiểm tra lý thuyết, thực hành với tài xế bị trừ hết điểm bằng lái.
Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

Hà Nội: Triệt phá đường dây nhập lậu hàng nghìn tấn “khí cười”

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí N2O (khí cười) từ nước ngoài về Việt Nam, bắt giữ các đối tượng chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

Tin khác

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”

(LĐTĐ) Với tiêu chí phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo 4 đúng: "Đúng bệnh, đúng thuốc, đúng liều, đúng giá", đội ngũ FPT Long Châu đã tham gia tích cực các hội nghị chuyên khoa nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, phục vụ cộng đồng tốt hơn.
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng

(LĐTĐ) Kiên định với khát vọng kiến tạo một hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe toàn diện Long Châu xem việc đầu tư đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng là điều tất yếu. Nhờ đó, đội ngũ y tế Long Châu ngày càng tự tin và chuyên nghiệp, sẵn sàng phục vụ sức khỏe cộng đồng một cách tốt nhất.
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em

(LĐTĐ) Với mục tiêu phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em, thời gian qua, Trung tâm Y tế các quận, huyện phối hợp với các trường mầm non trên địa bàn Thành phố tổ chức chương trình khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ từ 3 - 4 tuổi.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn

(LĐTĐ) Gần 7 năm trên hành trình hiếm muộn ròng rã "tìm con", chưa bao giờ chị Bùi Thị Giang (sinh năm 1988, ở Ninh Bình) muốn bỏ cuộc. Gạt đi tất cả những lời gièm pha, những lời nói cay nghiệt "gái độc không con" ngoài xã hội, người phụ nữ ấy vẫn mạnh mẽ đồng hành cùng chồng trên hành trình tìm kiếm con yêu.
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới

(LĐTĐ) Chiều nay (18/11), Cục phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí nhân Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày thế giới phòng, chống AIDS 1/12.
Xem thêm
Phiên bản di động