Sẽ chắt lọc ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia để xây dựng Quy hoạch Thủ đô tốt nhất

(LĐTĐ) Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần đưa ra những luận cứ khoa học, những ý kiến đóng góp để xây dựng Quy hoạch Thủ đô.
Hội thảo Định hướng Quy hoạch Thủ đô sẽ tập trung thảo luận 3 khâu đột phá Tiếp thu trí tuệ, tạo sự đồng thuận trong quy hoạch Thủ đô Hà Nội Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tạo nền tảng phát triển cho hiện tại và tầm nhìn tương lai

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, trong năm 2022 - 2023, cùng với việc ban hành các chương trình hành động, kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện, thành phố Hà Nội đang triển khai rất nhiều công việc nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có công tác lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sẽ chắt lọc ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia để xây dựng Quy hoạch Thủ đô tốt nhất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải.

Đến nay, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội, cơ quan được thành phố giao lập Quy hoạch Thủ đô đã phối hợp với Liên danh tư vấn nghiên cứu hoàn thành dự thảo 1 quy hoạch, chuẩn bị thực hiện các bước xin ý kiến đối với quy hoạch theo quy định.

Đáng chú ý, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải thông tin, Thủ đô Hà Nội có một đặc thù vô cùng thuận lợi mà không địa phương nào trên cả nước có được, đó là nơi đặt trụ sở của gần 100 trường đại học, cao đẳng đóng trên địa bàn, trong đó có nhiều trường đại học lớn, có bề dày truyền thống phát triển, với hàng nghìn giảng viên, nhà khoa học, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, trong đó, số lượng giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học chiếm khoảng 65% cả nước.

Vì thế, việc tổ chức được buổi hội thảo hôm nay cũng chính là phát huy, huy động nguồn lực trí tuệ, chất xám to lớn trên địa bàn Thủ đô cho công tác Quy hoạch Thủ đô nói riêng và xây dựng phát triển Thủ đô nói chung.

Sẽ chắt lọc ý kiến của nhà khoa học, chuyên gia để xây dựng Quy hoạch Thủ đô tốt nhất
Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với sự tham gia của đội ngũ trí thức, nhà khoa học đến từ hơn 80 đại học, trường đại học, cao đẳng và học viện tại Hà Nội.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải cũng nhấn mạnh, việc xác định được chính xác những điểm nghẽn của Hà Nội và nguyên nhân sẽ góp phần đưa ra được những ý tưởng đột phá, những giải pháp cụ thể để Hà Nội có thể bứt phá, phát triển theo tinh thần Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị, đồng thời, tiếp tục gợi ý định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng Thủ đô Hà Nội thực sự là thành phố đáng sống.

Tại Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu đã nêu quan điểm, việc điều chỉnh thời hạn trong nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô cùng với tổ chức lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến 2050 đồng thời với nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô là điều kiện tạo đột phá trong nghiên cứu tổ chức lập quy hoạch, có tiếp cận đa ngành, huy động được thế mạnh nội lực và tập trung trí tuệ của Thủ đô.

Với yêu cầu đồng bộ giữa điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô thì việc tổ chức không gian diện mạo Thủ đô trong phát triển Thủ đô là vấn đề quan trọng, là bước đi đầu tiên để tích hợp yêu cầu từ tất cả các ngành, lĩnh vực. Đối với các đô thị đã có quá trình phát triển lâu dài như Hà Nội thì tổ chức không gian đòi hỏi phải đảm bảo phong phú, đa dạng theo vùng, khu đặc thù và các trục không gian.

Hội thảo khoa học “Định hướng Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đã quy tụ sự quan tâm của đông đảo các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu. Trong đó, nhiều ý kiến đã tập trung làm rõ hơn, phát triển thêm những nội dung được đề cập trong Đề cương định hướng Thủ đô.

Phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các định hướng quy hoạch đối với các ngành, lĩnh vực của Thủ đô. Nêu ra các đặc thù về văn hóa, lịch sử, về địa lý, tự nhiên, môi trường, khí hậu, nguồn nhân lực… để xác định được những tiềm năng, lợi thế riêng có của Hà Nội, đồng thời làm rõ những điểm không thuận lợi trong phát triển Thủ đô; đánh giá được bức tranh hiện trạng, thực trạng Thủ đô Hà Nội, đặc biệt là so sánh với các Thủ đô, thành phố trên thế giới. Trong đó, xác định được những điểm nghẽn làm hạn chế sự phát triển của Thủ đô.

Đinh Luyện - Lê Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng văn hóa trong Đảng - Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Xây dựng văn hóa trong Đảng - Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

(LĐTĐ) Trong không khí chuẩn bị kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), ngày 15/1/2025, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng văn hóa trong Đảng trong giai đoạn mới".
Áp lực giao thông cuối năm và "điểm sáng" về tuân thủ pháp luật

Áp lực giao thông cuối năm và "điểm sáng" về tuân thủ pháp luật

(LĐTĐ) Những ngày này, tình hình giao thông trên địa bàn Hà Nội diễn biến khá phức tạp, ùn tắc kéo dài vào nhiều khung giờ, tại nhiều nút giao thông. Nhiều người dân phản ánh, không còn phân biệt được khung giờ cao điểm và thấp điểm, vì giờ nào cũng... tắc. Tuy nhiên, “điểm sáng” trong bức tranh giao thông là người dân về cơ bản tuân thủ và chấp hành nghiêm luật lệ giao thông.
Hà Nội: Phạt hơn 30 tỷ đồng vi phạm giao thông sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168

Hà Nội: Phạt hơn 30 tỷ đồng vi phạm giao thông sau 15 ngày thực hiện Nghị định 168

(LĐTĐ) Theo số liệu Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội, sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1/1/2025 đến ngày 15/1/2025), lực lượng CSGT Thủ đô đã xử lý 12.267 trường hợp, phạt tiền trên 30,5 tỷ đồng; tạm giữ 3.525 phương tiện, tước 609 giấy phép lái xe (GPLX); trừ điểm GPLX 1.261 trường hợp...
Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, chúc Tết thương binh, cá nhân tiêu biểu

Bí thư Quận ủy Thanh Xuân thăm, chúc Tết thương binh, cá nhân tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 15/1, nhân dịp Tết Nguyên đán 2025, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân Bùi Huyền Mai đã thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội thăm, tặng quà, chúc Tết các thương binh, cá nhân tiêu biểu trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù

Cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị đề nghị mức án từ 12-13 năm tù

(LĐTĐ) Ngày 15/1, phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Đức Thái cùng 7 đồng phạm đã khép lại phần xét hỏi, đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tiến hành luận tội và đề nghị mức án với các bị cáo.
Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp

Diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”: Nâng cao bản lĩnh chính trị và tự hào giai cấp

(LĐTĐ) Sáng 15/1, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội phối hợp cùng LĐLĐ huyện Thanh Oai đã tổ chức diễn đàn “Công nhân với Đảng, Đảng với công nhân”, khen thưởng biểu dương đoàn viên, người lao động tiêu biểu là đảng viên nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp.
Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì

Mang Tết sớm đến với đoàn viên, người lao động huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Chiều 15/1, đồng chí Đỗ Đức Hồng Hà - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cùng Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội và LĐLĐ huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà đoàn viên, người lao động (NLĐ) có hoàn cảnh khó khăn tại một số đơn vị doanh nghiệp huyện.

Tin khác

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

Luật Thủ đô 2024: Cơ chế mới giúp thành phố Hà Nội phát triển đô thị

(LĐTĐ) Theo ông Đặng Huy Đông, quy định tại Điều 31 của Luật Thủ đô 2024 có điểm nhấn rất lớn làm thay đổi cả về chất và lượng trong phát triển đô thị Hà Nội thời gian tới.
Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

Sớm đưa Luật Thủ đô 2024 vào cuộc sống

(LĐTĐ) Sáng 31/12, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức khởi động các sự kiện truyền thông đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống, nhân dấu mốc Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Từ ngày 1/1/2025: Ngừng cung cấp điện, nước trong một số trường hợp

Để hướng dẫn thi hành khoản 2, khoản 3, Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2025.
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm

(LĐTĐ) Theo Luật Thủ đô năm 2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thuộc thành phố Hà Nội quản lý, được hưởng thu nhập tăng thêm căn cứ theo năng lực, hiệu quả công việc.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công

(LĐTĐ) Luật Thủ đô năm 2024 đã cho phép thành phố Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.
Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Xem thêm
Phiên bản di động