“Sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu”
Habeco đồng hành cùng chương trình Giờ Trái Đất 2018 | |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp Tổng Thư ký Tổ chức khí tượng thế giới | |
Châu Âu đối mặt nguy cơ lũ lụt triền miên |
Trong thông điệp về chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2018 “Sẵn sàng với thay đối thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu”, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới WMO Petteri Taalas cho biết: Thời tiết, khí hậu và nước đều rất quan trọng đối với an sinh xã hội, sức khoẻ cộng đồng và an ninh lương thực. Nhưng chúng cũng có thể mang sức tàn phá.
Các loại hình thời tiết cực đoan gây tác động lớn như lốc xoáy nhiệt đới, mưa lớn, sóng nóng, hạn hán, bão mùa đông và nhiệt độ đóng băng đã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân trong suốt quá trình lịch sử. Nhưng ngày nay, biến đối khí hậu dẫn đến sự gia tăng cường độ và tần số của những sự kiện này.
Khởi đầu năm 2018 là sự tiếp diễn của thời tiết cực đoan năm 2017 - tiếp tục cướp đi sinh mạng và phá hủy sinh kế của người dân. Mùa bão năm 2017 được đánh giá mang tính tàn phá nhất trong lịch sử Hoa Kỳ và hủy hoại hàng thập kỷ phát triển của các hòn đảo nhỏ ở Caribê như Dominica. Lũ lụt đã làm hàng triệu người ở tiêu vùng Châu Á mất nhà cửa, trong khi hạn hán làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo và tăng áp lực di cư ở Sừng Châu Phi.
Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của con người. (Ảnh Dân trí) |
Không có gì ngạc nhiên rằng, trong năm thứ hai liên tiếp, môi trường là mối quan ngại lớn nhất của các nhà lãnh đạo toàn cầu được nêu ra trong Báo cáo về các rủi ro toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Chúng bao gồm: thời tiết khắc nghiệt; mất đa dạng sinh học và biến mất hệ sinh thái; thiên tai lớn; thảm họa môi trường do con người tạo ra; và sự thất bại trong giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu. Các sự kiện thời tiết cực đoan đã được xem là rủi ro đáng lo ngại nhất.
Năm 2017 là một trong ba năm nóng nhất trong lịch sử, và là năm nóng nhất mà không có E1 Nino. Biến đổi khí hậu kéo dài do phát thải khí nhà kính đưa hành tinh của chúng ta tới một tương lai nóng hơn, với thời tiết khắc nghiệt hơn và những cú sốc về nước.
Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới WMO Petteri Taalas nhấn mạnh: "Mong muốn của tôi là tất cả các Thành viên trong Tổ chức Khí tượng thế giới WMO cuối cùng sẽ “Sẵn sàng với thay đổi thời tiết, ứng phó thông minh với khí hậu” và quản lý nước thông minh. Đây là điều cần thiết để hỗ trợ chương trình nghị sự quốc tế về phát triển bền vững, giảm rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Cụ thể, “chúng ta cần phải chuẩn bị cho thời tiết cực đoan, khí hậu và nước thông qua các hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai nguy và các ứng phó nhịp nhàng hơn. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc này, Tổ chức Khí tượng thế giới WMO đang đưa ra danh mục kiểm tra hệ thống cảnh báo sớm đa thiên tai như một công cụ quan trọng, thiết thực để tăng khả năng chống chọi"- ông Petteri Taalas nói.
Ông Petteri Taalas cho rằng các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia phải có khả năng cung cấp các dịch vụ chính xác và kịp thời cho tất cả các sự kiện từ thời điểm hiện tại đến dự báo thời tiết theo mùa và dự báo khí hậu trong tương lai và cho tất cả mọi người - từ cá nhân, cộng đồng đến các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và cho các nhà hoạch định chính sách - trong ngôn ngữ dễ hiểu nhất.
Bước đầu tiên trong việc xây dựng khả năng chống chọi với các sự kiện thời tiết và khí hậu cực đoan là thiết lập một mạng lưới quan sát mạnh mẽ. Một mạng lưới quan sát rộng khắp trên mặt đất, trên không, trên biển cũng như từ không gian - là điều bắt buộc để cung cấp dữ liệu để hỗ trợ dự báo và cảnh báo sớm cho các sự kiện thời tiết và khí hậu cực đoạn. Tổ chức Khí tượng thế giới WMO là một cộng đồng được xây dựng để hỗ trợ các thành viên cần nâng cấp cơ sở hạ tầng quan sát, và sự phát triển của các dịch vụ khí hậu tạo cơ hội tốt để làm như vậy.
Thứ hai, khả năng chống chọi của xã hội đối với các sự kiện thời tiết và khí hậu cực đoan phải được xây dựng dựa trên những tiến bộ trong khoa học và công nghệ dự báo. Những giảm thiểu lớn về mất mát con người do những biến động thời tiết khắc nghiệt trong ba mươi năm qua chủ yếu là do sự gia tăng đáng kể trong tính chính xác của dự báo và cảnh báo thời tiết cũng như nhờ sự phối hợp tốt hơn với các cơ quan quản lý thiên tai. Nhờ sự phát triển của dự báo thời tiết, một dự báo 5 ngày hôm nay cũng chính xác như dự báo 2 ngày của 20 năm về trước. Và sự phát triển đó đang tiếp diễn và đang hỗ trợ cảnh báo sớm.
Thực tế cảnh báo sớm là một yếu tố chính trong giảm nguy cơ thiên tai. Nó có thể ngăn ngừa thiệt hại về mạng sống và làm giảm tác động kinh tế và vật chất của các sự kiện nguy hiếm bao gồm cả thiên tai.
Để có hiệu quả, các hệ thống cảnh báo sớm cần phải tích cực kêu gọi sự tham gia của người dân và cộng đồng chịu rủi ro từ một loạt các mối nguy hiểm, đẩy mạnh giáo dục cộng đồng và nâng cao nhận thức về rủi ro, phổ biến một cách có hiệu quả các thông điệp và cảnh báo và luôn đảm bảo trạng thái chuẩn bị sẵn sàng.
Vì lý do này, Tổ chức Khí tượng thế giới WMO đã khởi xướng một sáng kiến nhằm thiết lập một hệ thống cảnh báo đa thiên tai toàn cầu và hợp tác của các Cơ quan Khí tượng Thuỷ văn quốc gia trên toàn thế giới.
Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới WMO Petteri Taalas cho biết: “Chúng tôi cũng đang tích cực làm việc với các đối tác trong Sáng kiến Rủi ro Khí hậu và Cảnh báo Sớm, cũng như với Khung Dịch vụ Khí hậu Toàn cầu để hỗ trợ những khu vực dễ bị tổn thương nhất.
Các dịch vụ thuỷ văn cũng là một phần quan trọng của tăng cường khả năng chống chịu. Vì lý do này, Tổ chức Khí tượng thế giới WMO là một trong những nhà tài trợ cho một hội nghị toàn cầu lớn về nước vào tháng 5: Sự thịnh vượng thông qua các dịch vụ thủy văn”.
Để kết luận, ông Petteri Taalas cho biết, Tổ chức Khí tượng thế giới WMO luôn hướng đến lấp đầy khoảng trống trong các mạng lưới quan sát và phá vỡ các rào cản đối với việc cung cấp các dự báo chính xác và kịp thời và các dịch vụ cảnh báo đa thiên tai dựa trên tác động cho tất cả các quốc gia thành viên và vùng lãnh thổ của mình để góp phần xây dựng một xã hội có khả năng chống chịu với thời tiết, khí hậu và nước.
Bằng cách đó, Tổ chức sẽ đóng góp để thực hiện đầy đủ Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển Bền vững và Khung hành động Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai: Chúng ta sẽ xây dựng một thế giới chúng ta mong muốn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17
Điểm sáng mô hình "Công viên hóa nghĩa trang"
Môi trường 15/12/2024 16:38
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 15/12: Rét đậm, nhiệt độ thấp nhất 13 độ C
Môi trường 15/12/2024 06:10
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 14/12: Trời rét, mưa nhỏ vài nơi
Môi trường 14/12/2024 06:01
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 13/12: Trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14 độ C
Môi trường 13/12/2024 07:04
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 12/12: Trời mưa rét, nhiệt độ thấp nhất 15 độ C
Môi trường 12/12/2024 06:19