Sai toét rồi
- Khỉ dó nhà chú. Tớ buồn không phải chuyện đó. Chú biết đấy, tớ là coi trọng nhất cái vấn đề quê hương bản quán.
- Thế bác buồn về chuyện gì?
- Khổ nhất nông dân chú ạ.
- Chuyện ấy thì ai chả biết. Một đất nước gần 80% là nông nghiệp xuất khẩu gạo vào top 3 thế giới mà nông dân khổ, day dứt lắm nhưng gỡ mãi chưa ra.
-Chú em tớ kể chuyện phí và lệ phí chăn nuôi nghe nhiều khoản vô lý lắm. Cũng kêu mãi rồi mà chưa được gỡ.
-Sao lại chưa gỡ? Đã quyết định xóa bỏ 14 loại phí thú y bất hợp lý rồi cơ mà.
-Chả ăn thua gì đâu chú ơi. Nghe chuyện, tớ bấm điện thoại gọi ông bạn ở Bộ NN&PTNT mới biết, hiện ngành chăn nuôi của ta vẫn còn 90 khoản lệ phí và 937 khoản phí, riêng thú y còn 18 loại lệ phí và 550 khoản phí.
-Nhiều thế cơ bác? Hẳn nào thịt bò, thịt gà của Mỹ, của Úc nhập khẩu lại rẻ bằng một nửa giá bò, gà ta chăn nuôi. Thế thì chăn nuôi “đo ván” ngay trên sân nhà là đúng rồi.
-Chú em tớ còn kể ra một loạt các loại phí không cần thiết và phí chồng phí nghe mà giật mình.
-Vậy hả bác? Bác cụ thể xem nào.
-Này nhé, ngay cái chuyện giám sát con lợn bằng bấm tai cũng đã thấy vô lý rồi: Nhập khẩu giống: bấm tai; lợn nuôi trong chuồng: bấm tai; lợn chuyển vùng lại bấm tai. Trong khi việc giám sát quá trình vận chuyển con lợn chống đánh tráo đã được quy định rất nghiêm ngặt. Như vậy phí chồng phí mà đâu cần thiết.
-Em nghe đâu tiền phí mỗi lần bấm tai là 6.500đ/con. Tốn khối tiền bác nhể?
-Điển hình cho việc phí chồng phí là phí kiểm dịch phải nộp 4 lần: Nhập khẩu giống, bán giống, xuất chuồng, ra lò giết mổ.
-Chặt chẽ thế nhưng theo em cái quan trọng là chất lượng thịt ngoài chợ ai mà dám chắc đó là thịt đã được kiểm dịch? Vậy là phí chồng phí tốn kém nhưng chỉ là tỉa ngọn đâu có đào tận gốc!
-Đúng thế. Kiểm dịch quan trọng nhất là cái khâu cuối cùng trước khi miếng thịt vào nồi, chứ kiểm kiểu này có mà... Chú em tớ nói ối thịt lợn bệnh ra chợ đâu có kiểm được.
-Quay lại chuyện “thua trên sân nhà”, nếu muốn chăn nuôi phát triển thì trước hết cần xem xét các loại phí và lệ phí. Gánh nặng chi phí như vậy làm sao cạnh tranh được giá thành. Trong khi thịt nhập còn nhiều kẽ hở, lại “phi thương bất phú”, nông dân khổ là phải.
-Thế nên người chăn nuôi mới muốn được bình đẳng như nhiều lĩnh vực khác, ngoài việc loại bỏ những khoản phí, lệ phí bất hợp lý là kích cầu bằng những chính sách ưu tiên. Chẳng hạn như các chính sách kích cầu bất động sản, kích cầu ngành sản xuất ô tô trong nước, trợ giá như xăng dầu, xe buýt... Có như vậy đời sống nông dân mới khá hơn được.
-Mà chưa có nhà rộng, chưa có ô tô vẫn sống được chứ không có thực phẩm chắc khó tồn tại. Như vậy là cái “đa chiều” trước giữa em và bác về “con lợn, con gà” thắng cái ô tô do đã được bỏ 14 loại phí trong khi cái ô tô kêu mãi không được bỏ cái chồng phí bảo trì, là sai toét rồi.
-Thì nghe chú em ở quê ra chơi tớ mới biết. Rõ là sai toét rồi!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49