Sắc màu riêng của Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5

(LĐTĐ) Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5 - Năm 2022 tôn vinh thành quả sáng tạo của các tác giả qua việc trưng bày, giới thiệu những mẫu thiết kế sáng tạo, sản phẩm mỹ thuật ứng dụng có giá trị ứng dụng trong đời sống và tính thẩm mỹ cao.
Triển lãm đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng khu vực 1 lần thứ 23 Khai mạc và trao giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 6 năm 2022

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5 - Năm 2022 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo; Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức.

Đây là dịp để công chúng chiêm ngưỡng sự đa dạng của các chất liệu, sự phong phú trong tạo hình, thiết kế sản phẩm, là dịp để các nhà thiết kế, nghệ sĩ, nghệ nhân kết nối với các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm mỹ thuật ứng dụng trong nước và quốc tế.

Sắc màu riêng của Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5
Tác phẩm “Unzipped - Hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn nạn xâm hại tình dục” của nhóm tác giả Lê Thị Thu Thảo, Bùi Hạnh Lưu và Trần Thị Lệ Quyên (Hà Nội) giành giải Nhất loạt hình Thiết kế sáng tạo.

Bà Nguyễn Hằng Nga, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Phó Trưởng Ban Tổ chức Triển lãm, cho biết: “Sau 4 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 538 tác phẩm của 283 tác giả thuộc 25 tỉnh/thành phố gửi tác phẩm tham dự, và đã chọn được 201 tác phẩm, bộ tác phẩm của 138 tác giả để trưng bày triển lãm và chấm giải.

Ban Tổ chức cũng đã khảo sát nhiều địa điểm và lựa chọn nhà Cánh Diều, Bảo tàng Dân tộc học để phục vụ cho cuộc triển lãm với mong muốn công chúng sẽ được thưởng thức những bộ sưu tập chất lượng nghệ thuật cao, được bài trí chuyên nghiệp và công phu trong một không gian lý tưởng”.

Sắc màu riêng của Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5
Tác phẩm “Kim long lưu bảo” của tác giả Quách Phan Tuấn Anh (Hà Nội) giành giải Ba loại hình Sản phẩm ứng dụng.

Nhận định, đây là kỳ triển lãm mà các sản phẩm được kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại, Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật cho rằng: “Mỗi một thời kỳ, mỗi thế hệ đều có những đóng góp mới cho sự sáng tạo sản phẩm, nó không chỉ để chia sẻ một ý tưởng thiết kế, ý tưởng sáng tạo, mà nó trở thành sản phẩm thường ngày, và đó là mục tiêu cao nhất của Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam trong thế kỷ này.

Qua các sản phẩm tham gia triển lãm cho thấy yếu tố truyền thống vẫn luôn song hành với đương đại để tạo nên giá trị mới cho văn hóa của người Việt”, Họa sĩ Lương Xuân Đoàn nhấn mạnh.

Đây cũng là kỳ triển lãm hội tụ nhiều tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có chất lượng nghệ thuật cao, thể hiện kỹ thuật cao của các nghệ nhân làng nghề, Họa sĩ Vũ Hy Thiều, Chuyên gia lĩnh vực Mỹ thuật ứng dụng và sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam, thành viên Hội đồng Nghệ thuật, cho rằng: “Các nghệ nhân đã khai thác tốt kỹ thuật truyền thống, đồng thời khai thác tốt hình ảnh và tính thẩm mỹ của nghệ thuật truyền thống, nổi trội lên là đan mây tre. Các nghệ nhân đã sử dụng kỹ thuật đan họa tiết truyền thống, chuyển sang họa tiết mới tạo nên các tác phẩm vừa mang tính truyền thống lại vừa rất hiện đại”.

Các tác phẩm của loại hình thiết kế sáng tạo xuất hiện nhiều ý tưởng độc đáo, cập nhật xu hướng công nghệ mới và đa dạng trong tìm tòi, thể nghiệm hướng tới lợi ích cộng đồng. Mảng sản phẩm ứng dụng với cách tiếp cận chất liệu và hình thức thể hiện phong phú dựa trên những nền tảng thủ công truyền thống dân tộc.

Hai lĩnh vực này là tấm gương phản chiếu rõ nét đời sống của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hôm nay. Đó chính là sắc màu riêng của triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5, mở ra trang mới cho Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5 - Năm 2022 diễn ra từ 13 đến 27/9 tại Tầng 3, tòa nhà Cánh diều, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động