“Sắc hoa” đón chào năm mới

(LĐTĐ) Chào đón năm mới 2020, Ban Quản lý Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động với chủ đề “Sắc hoa”, từ ngày 1/12/2019 đến ngày 2/1/2020.
sac hoa don chao nam moi Trải nghiệm phiên chợ vùng cao ngay giữa lòng Hà Nội
sac hoa don chao nam moi Nơi phát huy nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số người Việt
sac hoa don chao nam moi Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2019 sẽ diễn ra tại Hà Nội

Điểm nhấn trong chuỗi hoạt động tháng 12/2019 là không gian “Phiên chợ vùng cao chào đón Năm mới 2020”. Tại đây, Ban Tổ chức tái hiện không gian chợ đậm sắc màu văn hóa của vùng cao phía Bắc; giới thiệu nghề thủ công truyền thống của dân tộc Mông, dân tộc Cống tỉnh Điện Biên; tôn vinh văn hóa trà và thưởng trà của tỉnh Thái Nguyên.

sac hoa don chao nam moi
Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Chợ phiên đậm sắc màu vùng cao sẽ tạo ấn tượng cho du khách đi chợ, thưởng thức ẩm thực, đặc sản truyền thống, văn hóa dân tộc, trò chơi dân gian do cộng đồng dân tộc Mông, Cống, Thái, Tày, Dao, Khơ Mú giới thiệu.

Không gian “Trà Thái Nguyên” có sự hội tụ sắc màu văn hóa của tỉnh Thái Nguyên với sự kết nối giữa văn hóa trà, thưởng trà, không cầu kỳ mà là đơn giản, tình cảm và giao lưu văn hóa độc đáo, kết hợp với giới thiệu nghệ thuật đàn Tính, hát Then.

Trong không gian này, du khách sẽ được trải nghiệm quy trình thực hành nghề thủ công của đồng bào Mông, Cống tỉnh Điện Biên. Phụ nữ dân tộc Cống không thạo nghề canh cửi nhưng họ lại rất giỏi kỹ thuật đan lát đồ mây, tre đan. Sản phẩm nổi tiếng của người Cống gồm chiếu mây nhuộm màu, bung, bem, khạp…

Còn đồng bào dân tộc Mông mang lại cho du khách trải nghiệm với kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải – một nghề thủ công truyền thống đã gắn với đồng bào tự ngàn xưa. Trong không gian chợ phiên lần này, đồng bào Mông giới thiệu tới du khách các công đoạn trong quy trình tạo nên một sản phẩm dệt vải từ kỹ thuật se lanh, dệt vải, vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong, trưng bày sản phẩm nhiều màu sắc.

Đồng bào dân tộc Cống tỉnh Điện Biên sẽ tái hiện “Tết hoa” – một loại hình Tết của đồng bào diễn ra khi đã xong công việc mùa vụ. Đây là dịp để đồng bào Cống hướng về cội nguồn tổ tiên, tôn vinh bản sắc, nét đẹp truyền thống văn hóa tín ngưỡng, đánh dấu một năm cũ khép lại mùa màng bội thu, chuẩn bị năm mới an lành, nhiều may mắn. Đây cũng là lần đầu tiên đồng bào Cống về với Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam để làm lễ nhận nhà theo đúng phong tục truyền thống của dân tộc, đa dạng thêm sắc màu văn hóa của 54 cộng đồng các dân tộc Việt Nam tại ngôi làng đặc biệt này.

Bên cạnh đó là chương trình dân ca – dân vũ “Vui chợ phiên chào đón năm mới” với các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian, góp phần tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm, độc đáo của văn hóa vùng miền cùng chào đón năm mới.

Tại khu vực thung lũng hoa tam giác mạch gắn với không gian văn hóa của các dân tộc Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mông (Hà Giang), Dao (Ba Vì, Hà Nội); làng dân tộc Thái, dân tộc Khơ Mú gắn với cụm cánh đồng Tổ quốc gấm hoa… sẽ diễn ra nhiều hoạt động dân ca – dân vũ, tương tác với du khách như kéo co, ném còn, đi cà kheo, bập bênh, trò chơi địu nước – một trong những trò chơi rất đặc sắc trên cao nguyên đá.

Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức các món ăn độc đáo theo truyền thống của các dân tộc, được chế biến công phu từ các nguyên liệu tự nhiên như xôi màu, thịt lợn hấp, gà nướng, thịt trâu hun khói, măng chua.

Bên cạnh đó, là các hoạt động hàng ngày, cuối tuần, chương trình du lịch… nhằm giới thiệu nét văn hóa, phong tục tập quán của 15 đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày cùng các hoạt động trải nghiệm tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường giao lưu giữa các dân tộc, thu hút khách du lịch đến với Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động