Sẵn sàng vận hành thí điểm mô hình chính quyền đô thị
Hà Nội luôn phát huy phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng" Hà Nội thông qua việc phân cấp thu, chi khi thí điểm mô hình chính quyền đô thị |
Nâng cao hiệu lực quản lý
Ngày 29/3/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về “Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội”.
Theo đó, tổ chức mô hình chính quyền đô thị để hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị ở Hà Nội là cần quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn thống nhất, tập trung, xuyên suốt của Ủy ban nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân quận; phát huy hiệu quả việc giám sát của các đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc…
Nghị định gồm các nội dung: Tổ chức và hoạt động, chế độ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân phường; tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức làm việc tại Ủy ban nhân dân phường; tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác… Nghị định quy định biên chế công chức phường thuộc biên chế công chức thuộc Ủy ban nhân dân quận, thị xã và do Ủy ban nhân dân quận, thị xã quản lý, sử dụng. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân phường không quá 15 cán bộ...
Tổ chức mô hình chính quyền đô thị để hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị ở Hà Nội. |
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân phường làm việc theo chế độ thủ trưởng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc của Ủy ban nhân dân phường theo quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Để giảm tải khối lượng công việc, nâng cao trách nhiệm của công chức và phục vụ người dân nhanh chóng, Nghị định cho phép Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được ủy quyền cho công chức giữ chức danh tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân phường đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính...
Chỉ ít thời gian sau khi có Nghị định số 32, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 100/KH-UBND ngày 12/4/2021 để triển khai thực hiện Nghị định này. Đặc biệt, ngày 15/4/2021, Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Nghị định số 32/2021/NĐ-CP tới cơ sở. Để thuận lợi cho các phường trong việc triển khai, ngày 22/4/2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản số 1184/UBND-NC về hướng dẫn nội dung Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ủy quyền cho công chức giữ chức danh tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu Ủy ban nhân dân phường đối với các giấy tờ, văn bản theo quy định tại Khoản 3, Điều 7 Nghị định số 32/2021/NĐ-CP. Thành phố cũng đã ban hành quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân phường khi thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
Quy chế quy định rõ nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, phương thức giải quyết công việc và quan hệ công tác của Ủy ban nhân dân phường với các cơ quan, tổ chức liên quan, cũng như về chế độ hội họp, giải quyết công việc, quản lý văn bản của Ủy ban nhân dân phường…
Các điều kiện cần thiết đã sẵn sàng để vận hành
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các phường trên địa bàn Thành phố đã chuẩn bị cơ bản đầy đủ các điều kiện, sẵn sàng vận hành mô hình mới để nâng cao hiệu quả quản lý đô thị. Đơn cử như tại quận Hoàn Kiếm, các phường cũng cơ bản xong các bước chuẩn bị cho ngày 1/7 thành phố Hà Nội chính thức thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
Trong đó, đặc biệt chú trọng hoàn thiện toàn bộ công việc về rà soát cán bộ, ngân sách tài chính. Điển hình như tại Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo, công tác rà soát cán bộ công chức theo Nghị định 32 được triển khai từ rất sớm. Hướng tới xây dựng chính quyền đô thị hiệu quả, tự chủ, năng động, hiện đại, thời gian qua, phường Trần Hưng Đạo cũng đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh cải cách hành chính; đầu tư hệ thống về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của người dân; tạo bước chuyển biến về kỷ luật, kỷ cương của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Theo bà Phùng Phương Thảo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo, trên cơ sở tổ chức chính quyền đô thị nâng cao tính tự chủ, Ủy ban nhân dân phường đã xác định trách nhiệm, tính tự chịu trách nhiệm của cán bộ Ủy ban nhân dân phường cần phải nâng cao hơn nữa.
Mô hình chính quyền đô thị đòi hỏi đội ngũ công chức làm việc tại phường phải có những tiêu chuẩn nhất định, có sự thay đổi về chuyên môn của mình, đặc biệt là thái độ phục phục vụ người dân. |
“Việc Ủy ban nhân dân phường hoạt động theo chế độ thủ trưởng đặt trọng trách lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường rất lớn. Từ đó đòi hỏi mỗi lãnh đạo phường phải có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm và sự am hiểu địa bàn nhất định. Mặt khác, cơ quan Ủy ban nhân dân phường là cấp thực thi công vụ, cung ứng dịch vụ công cho nhân dân, mô hình chính quyền đô thị sẽ “giải phóng” các nguồn lực, phát huy vai trò chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của các phường. Cán bộ công chức phường sẽ có sự thay đổi về chuyên môn của mình, đặc biệt là thái độ phục phục vụ người dân”, bà Thảo cho hay.
Lấy ví dụ cụ thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo chia sẻ, việc chủ tịch Ủy ban nhân dân phường được ủy quyền cho công chức tư pháp - hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu đối với chứng thực bản sao từ bản chính sẽ giúp giảm tải được rất nhiều thời gian cho lãnh đạo phường và công dân cũng sẽ không mất nhiều thời gian chờ đợi. Tuy nhiên, việc này lại đặt ra yêu cầu mỗi cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch phải đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 32, năng lực làm việc, kỹ năng giải quyết công việc, kỹ năng thẩm định cần phải tốt hơn nữa.
Cũng tương tự như phường Trần Hưng Đạo, để thuận lợi cho việc chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, thời gian qua, phường Xuân Tảo (quận Bắc Từ Liêm) đã có sự chủ động, chuẩn bị các bước trong triển khai. Qua quá trình chuẩn bị, các cấp cũng đã nghiên cứu để áp dụng thí điểm, có những cơ sở pháp lý nhất định.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Xuân Tảo Đỗ Thị Hương Chà cho biết, đến nay, phường đã phối hợp với phòng Nội vụ thực hiện chuyển các hồ sơ của cán bộ công chức lên quận để đề xuất thành công chức quận do quận quản lý từ ngày 1/7. Trong các văn bản, kế hoạch của các cấp phường đã đảm bảo tiến độ, sự chính xác. Đồng thời, phường đã tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể cán bộ công chức, nhân dân về trách nhiệm của những người thực thi công vụ trong việc chuyển đổi chính quyền đô thị từ ngày 1/7. Những người thực hiện này là cánh tay nối dài, là cầu nối giúp người dân nắm bắt cũng như giải quyết vướng mắc của người dân thuộc thẩm quyền ở cấp phường.
Quan điểm của phường là vận hành chính quyền mới làm sao đảm bảo quyền lợi của người dân cao nhất, đúng luật, giúp các cấp trong quá trình thực hiện giảm tải, tránh vượt cấp nhiều.
Tuy nhiên, theo nhận định khách quan, khi thí điểm chính quyền đô thị sẽ có những khó khăn nhất định với cán bộ công chức. Lãnh đạo một số phường cho biết, hiện nay, số lượng công chức ở phường vẫn thiếu so với thực tế. Trong khi, khối lượng công việc nhiều lên, đòi hỏi cán bộ công chức phải sâu sát hơn, thực hiện một cách triệt để và kịp thời. Với những khu vực đông dân, nhiều khu chung cư, những vướng mắc tồn tại của người dân vẫn còn nhiều. Vì thế, cán bộ phục vụ những phần việc về đô thị đang quá tải.
“Chúng tôi ý thức được rằng việc thực hiện thí điểm mô hình này ban đầu sẽ có những khó khăn nhất định. Tuy nhiên mỗi cán bộ đều xác định sẽ tiếp tục không ngừng nỗ lực, cố gắng để đảm đương trọng trách được phân công. Với quyết tâm chính trị cao cùng việc chuẩn bị có lộ trình một cách kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng, việc vận hành thí điểm mô hình chính quyền đô thị sẽ đạt được kết quả, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn phát triển Thủ đô”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33