Quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần để tránh thâu tóm, độc quyền
Ký kết hợp tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn Thành phố Dùng thiết bị kích sóng di động sẽ bị phạt 30 triệu đồng |
Ngày 18/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Càng nắm giữ nhiều băng tần di động thì càng có lợi thế cạnh tranh
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện dự kiến bổ sung 2 điều, sửa đổi 15 điều, bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số cụm từ tại một số điều để bảo đảm tính thống nhất trong Luật.
Toàn cảnh phiên họp. (ảnh: Doãn Tấn) |
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long cho biết, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung quy định về quy hoạch băng tần để làm rõ trong quy hoạch băng tần cho hệ thống thông tin di động mặt đất công cộng có quy định giới hạn tối đa tổng độ rộng băng tần một doanh nghiệp được cấp phép để tránh độc quyền, tránh tích tụ băng tần.
Đối với nhóm vấn đề về khoản thu từ việc sử dụng tần số, đã bổ sung quy định về các trường hợp phải nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; giao Chính phủ quy định cụ thể mức thu, phương thức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện…
Bên cạnh đó, dự thảo Luật còn sửa đổi quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ vô tuyến điện viên; sửa đổi thẩm quyền quy định văn bản để phù hợp, thống nhất với các Luật có liên quan…
Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy nêu rõ, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, tổng lượng băng thông của băng tần di động là hữu hạn. Doanh nghiệp càng nắm giữ nhiều băng tần di động thì càng có lợi thế cạnh tranh.
Nếu không có quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần thì có thể xảy ra tình trạng một tổ chức, doanh nghiệp sẽ sở hữu quá nhiều tài nguyên viễn thông/tần số, làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu tính cạnh tranh của thị trường kinh doanh, cung cấp dịch vụ viễn thông.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban tán thành việc cần phải có quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức được phép nắm giữ, sử dụng để tránh trường hợp xảy ra tình trạng thâu tóm độc quyền, sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí tài nguyên tần số.
Về phương thức cấp giấy phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, Thường trực Ủy ban tán thành tiếp tục kế thừa các quy định của Luật hiện hành, đưa ra các phương thức cấp giấy phép quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, gồm cấp giấy phép trực tiếp, thông qua thi tuyển và đấu giá.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra. (ảnh: Doãn Tấn) |
Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng, việc quy định như dự thảo Luật là không rõ ràng, không quy định các tiêu chí, điều kiện của băng tần... được đấu giá hoặc thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện làm cơ sở cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Do đó, đề nghị bổ sung báo cáo đánh giá cụ thể về nguồn thu phí sử dụng tần số vô tuyến điện trong vòng 10 năm qua, đồng thời, nghiên cứu quy định tách bạch, rõ ràng giữa phương thức đấu giá và phương thức thi tuyển...
Vì sao chưa có trường hợp đấu giá, thi tuyển nào?
Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Ban soạn thảo nghiên cứu kỹ vì sao từ ngày ban hành Luật đến nay đã hơn 10 năm chưa có trường hợp đấu giá, thi tuyển nào mà toàn cấp trực tiếp giấy phép quyền sử dụng tần số?
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc đấu giá, thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện phải có tiêu chí cụ thể, đảm bảo tính công khai minh bạch, hình thức đấu giá và thi tuyển cần phù hợp thực tế. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị làm rõ quy trình đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện sẽ theo quy định của Luật Đấu giá tài sản hay theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện?
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trong dự thảo Luật, quan điểm lớn nhất cần phải quán triệt và khẳng định là tần số của tuyến điện là tài sản công quốc gia quan trọng và ngày càng có giá trị, có ý nghĩa kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia, nhất là trong bối cảnh đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển kinh tế số, xã hội số… đồng thời, phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, cần thiết phải đấu giá băng tần có giá trị thương mại cao vì đây là loại tài nguyên thuộc sở hữu Nhà nước. Theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, bắt buộc phải đấu giá khi chuyển quyền sở hữu, sử dụng, Luật Đấu giá tài sản cũng quy định đối với tài sản Nhà nước là phải đấu giá.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, cần phải có nghiên cứu kỹ lưỡng, chặt chẽ về đấu giá tần số vô tuyến điện, và việc đấu giá cũng phải thực hiện theo quy định của Luật hiện hành về pháp luật đấu giá tài sản cũng như các quy định về pháp luật hiện hành khác có liên quan.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận nội dung thảo luận. (ảnh: Doãn Tấn) |
Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các cơ quan thẩm tra và ý kiến tham gia của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để hoàn thiện hồ sơ dự án luật.
Trong đó, lưu ý tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là nội dung của văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII liên quan đến phát triển, quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả tần số vô tuyến điện để phát triển hạ tầng thông tin viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Việc xây dựng dự án Luật phải bao quát, thể hiện tần số vô tuyến điện là tài sản công quốc gia quan trọng, ngày càng có giá trị cao, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng; phải được quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm hội nhập kinh tế quốc tế; được sử dụng có hiệu quả, bảo vệ lợi ích an ninh, chủ quyền số quốc gia...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31