Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện
Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông
Trước đó, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy đã trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. Theo đó, về phương thức cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện, có ý kiến đề nghị làm rõ nội hàm của cụm từ “chiếm tỷ lệ cơ bản” trong nội dung "lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép".
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quy định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm “tỷ lệ cơ bản” trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép thể hiện tại khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật nhằm khẳng định mục đích sử dụng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là chính.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật. (Ảnh: Quốc hội) |
Việc lượng hóa “tỷ lệ cơ bản” sẽ được thể hiện trong đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể quốc phòng, an ninh cũng như giải pháp công nghệ viễn thông trong từng thời kỳ.
Dự thảo Luật giao Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt đề án trên cơ sở đề xuất của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng nhằm đảm bảo tính linh hoạt, khả thi trong quá trình triển khai thực hiện. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ cụm từ “tỷ lệ cơ bản” thể hiện tại khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giải trình về một số ý kiến còn khác nhau về lựa chọn phương án cấp tần số vô tuyến điện cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chỉnh lý khoản 6 Điều 1 dự thảo Luật) như sau: “d) Trường hợp đặc biệt, băng tần quy định tại khoản 2 Điều này được cấp cho doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh với thời hạn không quá 3 năm để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chịu trách nhiệm lập đề án sử dụng băng tần để phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh lấy ý kiến Bộ Thông tin và Truyền thông, ý kiến Bộ Công an đối với đề án do Bộ Quốc phòng lập, ý kiến Bộ Quốc phòng đối với đề án do Bộ Công an lập để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án trước khi Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép.
Đề án phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; an toàn, bảo vệ bí mật nhà nước; sự cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông; xác định cụ thể nhiệm vụ quốc phòng, an ninh giao cho doanh nghiệp; xác định lượng tần số phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh chiếm tỷ lệ cơ bản trên tổng lượng tần số đề nghị cấp phép.
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Trước khi giấy phép hết thời hạn 3 tháng, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức đánh giá hiệu quả việc sử dụng băng tần đã cấp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định dừng hoặc tiếp tục thực hiện đề án không quá 12 năm, làm cơ sở để Bộ Thông tin và Truyền thông gia hạn giấy phép.
Quy định rõ về phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
Về phân bổ tần số vô tuyến điện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật được thông qua quy định: “Nếu có khả năng gây nhiễu có hại cho tần số và thiết bị vô tuyến điện của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo cho tổ chức, cá nhân phải ngừng sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện cho đến khi kết thúc tình huống quy định tại khoản này”.
Về ý kiến cho rằng tiêu chí về thời hạn sử dụng băng tần là quan trọng và cần phải được quy định trong nội dung đấu giá, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, ý kiến này là xác đáng. Tuy nhiên, để có cơ sở quyết định thời hạn giấy phép sử dụng băng tần đối với từng cuộc đấu giá thì ngoài quy định về thời hạn tối đa của giấy phép sử dụng băng tần, cần phải bổ sung quy định trong Luật giao thẩm quyền Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thời hạn giấy phép sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển hoặc được cấp lại...
Về phương thức cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, dự thảo Luật quy định ba hình thức, bao gồm: Cấp giấy phép thông qua đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; cấp giấy phép thông qua thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; cấp giấy phép trực tiếp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31