Làm rõ lý do hơn 10 năm qua chưa thực hiện đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
Quy định về giới hạn tổng độ rộng băng tần để tránh thâu tóm, độc quyền Ký kết hợp tác quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện trên địa bàn Thành phố |
Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa ban hành văn bản thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 10.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện và đánh giá cao quá trình chuẩn bị dự án Luật của Chính phủ cũng như nội dung của Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; thống nhất trình dự án Luật để Quốc hội xem xét, cho ý kiến.
![]() |
Ảnh minh họa. (ảnh: VGP) |
Để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát để đảm bảo dự án Luật thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, đặc biệt là nội dung của văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII về quản lý và sử dụng hợp lý, hiệu quả tần số vô tuyến điện để phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
Việc sửa đổi dự án Luật phải bao quát, thể hiện tần số vô tuyến điện là tài sản công quốc gia, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, quốc phòng, an ninh để quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, đảm bảo yêu cầu hội nhập quốc tế và sử dụng hiệu quả, bảo đảm lợi ích quốc gia, chủ quyền số quốc gia.
Đồng thời, đảm bảo thống nhất với các luật khác như: Luật Quy hoạch, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Phí và lệ phí, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Đấu giá tài sản…, đảm bảo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; không để lúng túng, vướng mắc hoặc gây ách tắc, cản trở sự phát triển khi luật đi vào cuộc sống.
Vấn đề quy hoạch phân bổ các khối băng tần, giới hạn tổng độ rộng băng tần cần có nguyên tắc, tiêu chí, để việc phân bổ khối băng tần không bị lãng phí, tránh tích tụ tần số không hợp lý. Dự án Luật phải có các quy định chặt chẽ, giải pháp đủ mạnh để quy định trách nhiệm doanh nghiệp phải triển khai đầy đủ các cam kết thiết lập mạng viễn thông; thu hồi lại các tần số không sử dụng, sử dụng không hiệu quả của doanh nghiệp.
“Việc giới hạn tổng độ rộng băng tần mà một tổ chức, doanh nghiệp được phép sử dụng cần đảm bảo tính cạnh tranh, không cản trở việc phát triển thị trường của doanh nghiệp, quyền lợi của người dân.
Về nguyên tắc, đấu giá băng tần phải tuân thủ Luật Đấu giá tài sản. Quy định tách bạch, rõ ràng giữa phương thức đấu giá và phương thức thi tuyển. Quy định nguyên tắc tính toán mức thu và các quy định quản lý, sử dụng đối với thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện trong Luật. Đề nghị báo cáo lý do thực tế hơn 10 năm qua chưa thực hiện được việc đấu giá, thi tuyển phân tích rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan và giải pháp khắc phục”, Thông báo nêu rõ.
Đồng thời, quy định rõ khái niệm băng tần có giá trị thương mại cao, nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ được phép đấu giá hoặc thi tuyển để tránh trục lợi, đầu cơ; quy định cụ thể để bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền số quốc gia đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài khi tham gia đấu giá hoặc thi tuyển băng tần.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng chính sách về sử dụng tần số vô tuyến điện phân bổ phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo hướng cho phép kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội.
Nghiên cứu chính sách cấp phép sử dụng băng tần trực tiếp không qua đấu giá thi tuyển và các chính sách ưu đãi khác phù hợp với nhiệm vụ được giao cho các doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh khi được sử dụng tần số nhằm phát triển kinh tế - xã hội và sẵn sàng phục vụ các yêu cầu về quốc phòng, an ninh trong mọi tình huống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khu vườn sinh thái rộng lớn xanh mát bao bọc "bán đảo" Van Phuc City

Thành phố Hà Nội chuẩn bị tổ chức cuộc thi “Hòa giải viên giỏi”

TP.HCM đề xuất xây dựng cơ chế cho giáo viên dạy 2 buổi/ngày

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Giúp doanh nghiệp cung ứng hàng hóa nông sản “chuyển mình” trong thời đại số

Hơn 8.000 người tham gia “Ngày chạy vì sức khỏe toàn dân”

Kết nối hơn 2.000 chỉ tiêu việc làm cho người lao động huyện Thanh Oai
Tin khác

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm
Tin mới 27/03/2023 13:19

TP.HCM: Cao điểm cấp CCCD gắn chip cho học sinh
Tin mới 26/03/2023 19:13

Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia 2023: Phát triển du lịch xanh và bền vững
Du lịch 26/03/2023 15:07

Bình Dương cùng 9 tỉnh nghiên cứu mở Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore
Tin mới 25/03/2023 18:02

Khuyến khích và bảo vệ thanh niên dám khởi nghiệp, dám đổi mới sáng tạo
Tin mới 25/03/2023 15:20

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần bổ sung cơ chế tiếp nhận phản ánh của người dân, doanh nghiệp
Nhịp sống Thủ đô 24/03/2023 18:08

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công
Tin mới 24/03/2023 13:36

Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Thời sự 24/03/2023 10:02

Phát triển hệ sinh thái quảng cáo và nội dung số Việt Nam an toàn, lành mạnh
Thời sự 23/03/2023 21:46

Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy quan hệ ASEAN - Nhật Bản phát triển lên tầm cao mới
Tin mới 23/03/2023 20:47