Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV

Xử lý dứt điểm khoản nợ của ngân sách nhà nước đối với Quỹ bảo hiểm xã hội

Chiều 24/5, Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội họp phiên toàn thể lần thứ 25 thẩm tra chính thức Tờ trình của Chính phủ xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2017 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018-2020.
tin nhap 20180525085625 Nhiều ý kiến băn khoăn
tin nhap 20180525085625 Bảo vệ người thân của người tố cáo
tin nhap 20180525085625 Xem xét một số điều của các Luật liên quan đến quy hoạch

Tờ trình số 205/TTr-CP của Chính phủ về xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2017 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018-2020 đề nghi Quốc hội xem xét, thảo luận, quyết định hai vấn đề. Đó là việc phân chia khoản thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2017 và việc xử lý nghĩa vụ của ngân sách nhà nước đối với quỹ bảo hiểm xã hội liên quan đến khoản đóng góp bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 1/1/1995. Kịp thời quyết định phân chia khoản thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2017.

Về việc xử lý nghĩa vụ của ngân sách nhà nước đối với Quỹ bảo hiểm xã hội liên quan đến khoản đóng góp bảo hiểm xã hội cho người động làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/01/1995, Tờ trình của Chính phủ cho biết nghĩa vụ của NSNN đối với Quỹ bảo hiểm xã hội bắt buộc liên quan đến khoản đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước năm 1995 được xác định là 22.090 tỷ đồng.

Trong dự toán NSNN năm 2016-2017 chưa bố trí để xử lý khoản nợ 22.090 tỷ đồng nêu trên. Lý do là hiện tại hằng năm Quỹ Bảo hiểm xã hội đều có kết dư; nếu NSNN bố trí chuyển 22.090 tỷ đồng vào Quỹ thì cũng được Bảo hiểm xã hội Việt Nam sử dụng để đầu tư mua trái phiếu Chính phủ.

Để xử lý dứt điểm vấn đề này, trên nguyên tắc đảm bảo trong phạm vi tổng mức vay của NSNN Quốc hội quyết định hằng năm và trần nợ công trong giới hạn quy định theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội, Chính phủ trình Quốc hội cho phép phát hành 22.090 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ để nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam (trong đó: năm 2018 khoảng 6.000 tỷ đồng, năm 2019 khoảng 7.000 tỷ đồng và năm 2020 khoảng 9.090 tỷ đồng) đối với khoản đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01/ 01/1995 theo Nghị quyết số 1083/2015/UBTVQH13 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Về lãi phát sinh đối với khoản nợ Quỹ Bảo hiểm xã hội nêu trên từ ngày 01/01/2016, trình Quốc hội giao Chính phủ tính toán cụ thể gắn với lộ trình, mức lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ nhận nợ chính thức với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và sẽ được cộng dồn vào cuối kỳ (năm 2020) để thanh toán, hoặc phát hành trái phiếu Chính phủ bổ sung để nhận nợ với Bảo hiểm xã hội Việt Nam…

tin nhap 20180525085625
Ủy ban Tài chính- Ngân sách họp phiên toàn thể lần thứ 25 (ảnh: Quochoi.vn)

Về việc phân chia khoản thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2017, Tờ trình của Chính phủ nêu, Luật tài nguyên nước được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 3 có quy định: tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong 3 trường hợp: (i) Khai thác nước để phát điện có mục đích thương mại; (ii) khai thác nước để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp; (iii) khai thác nước dưới đất để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản tập trung với quy mô lớn.

Về bản chất, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khác với thuế tài nguyên nước, phí và lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đó là khoản thu của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu khi cho các chủ thể khác sử dụng tài sản của mình (tương tự như đối với khoáng sản, đất đai), qua đó nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm công bằng trong việc sử dụng tài sản của Nhà nước.

Căn cứ quy định nêu trên của Luật Tài nguyên nước, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2017. Triển khai thực hiện Luật Tài nguyên nước và Nghị định số 82/2017/NĐ-CP, trong 4 tháng cuối năm 2017, đã có phát sinh số thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước khoảng 50 tỷ đồng ở 14 địa phương, hiện chưa có hướng dẫn về việc phân chia nguồn thu này trong năm 2017.

Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội cho phép thực hiện phân chia nguồn thu cấp quyền khai thác tài nguyên nước phát sinh 4 tháng cuối năm 2017 tương tự như nguyên tắc phân chia số thu phát sinh trong dự toán NSNN năm 2018 Quốc hội đã quyết định. Việc phân chia nguồn thu này theo nguyên tắc trường hợp giấy phép do cơ quan trung ương cấp thì phân chia 70% số thu cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương; giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp thì phân chia 100% cho ngân sách địa phương vừa là căn cứ pháp lý thực hiện phân chia số thu phát sinh trong năm 2017, vừa góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ thu cân đối ngân sách các địa phương.

Phát biểu kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách Nguyễn Đức Hải đề nghị trên cơ sở ý kiến thảo luận tại phiên họp toàn thể của Ủy ban, khẩn trương hoàn thiện báo cáo thẩm tra để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 này; đồng thời đề nghị Chính phủ giải trình làm rõ những vấn đề Ủy ban đã nêu để kịp thời báo cáo bổ sung trước Quốc hội, cung cấp đầy đủ thông tin trình Quốc hội xem xét ban hành Nghị quyết về xử lý một số vấn đề phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước năm 2017 và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018- 2020 ngay trong kỳ họp.

Hoàng Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng thế giới chao đảo, vàng trong nước giảm mạnh

(LĐTĐ) Chưa từng có trong lịch sử, thị trường vàng thế giới chao đảo theo những cơn sóng địa chính trị tại một số điểm nóng. Vàng thiết lập đỉnh mới liên tục rồi chạy biên độ ngang dọc, lên xuống, khó lường. Trong sáng nay (23/4), những thông tin mới về địa chính trị cũng như các chỉ số kinh tế Mỹ có dấu hiệu tươi sáng hơn là yếu tố then chốt thúc đẩy giá vàng thế giới rơi thẳng đứng.
Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

Taylor Swift từng biểu diễn với trái tim tan vỡ

(LĐTĐ) Trong tour "Eras Tour", Taylor Swift đã tiết lộ về sự đau khổ của mình sau khi chia tay bạn trai lâu năm Joe Alwyn.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Sáng 23/4, tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Thủy lợi Hà Nội (Đông Anh), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

TRỰC TUYẾN chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (23/4), tại Hội trường Công ty TNHH MTV Đầu tư Phát triển Thủy lợi Hà Nội (đường 23B, thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và pháp luật lao động”.
Hai Kiện tướng quốc gia thi Mister Vietnam 2024

Hai Kiện tướng quốc gia thi Mister Vietnam 2024

(LĐTĐ) 60 gương mặt vừa lọt vào vòng sơ khảo cuộc thi Mister Vietnam - Nam vương Việt Nam mùa 2 năm 2024. Trong đó, 2 gương mặt đã để lại nhiều ấn tượng với Ban Tổ chức bởi nổi bật ở lĩnh vực thể thao.
Y án sơ thẩm với mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Y án sơ thẩm với mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 22/4, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm xét xử Trần Thị Hiền (mẹ nữ sinh giao gà bị sát hại dịp Tết 2019 ở Điện Biên) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.

Tin khác

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Xem thêm
Phiên bản di động