Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị tướng bách chiến, bách thắng và cái chết đầy bí ẩn

LĐTĐ -Hoàng đế Quang Trung là vị anh hùng dân tộc vĩ đại của Việt Nam thế kỷ 18, người có công thống nhất đất nước, bảo vệ độc lập dân tộc, mở ra một triều đại mới. Sự ra đi đột ngột của ông là sự tổn thất để lại một lỗ hổng lớn dẫn đến sự sụp đổ của triều đại Tây Sơn.

Cuộc đời và sự nghiệp

Nguyễn Huệ là con trai của ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng, quê ở thôn Kiên Mỹ, ấp Kiên Thạnh, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, thường gọi là ấp Tây Sơn (nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Hồ Phi Phúc đi theo chúa Nguyễn vào Nam Trung Bộ, lập cơ nghiệp mới ở ấp Tây Sơn, huyện An Khê, đổi sang họ Nguyễn. Gia đình này có ba con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, trong đó Nguyễn Huệ là em út. Lúc nhỏ ông có tên là Hồ Thơm, tức chú Ba Thơm. Cái tên Huệ là do thầy giáo Hiến đặt cho. Thầy giáo vốn là người Huế, vào dạy học ở đất An Thái, phát hiện ra tài năng của mấy cậu bé này, thường khuyến khích lớp trẻ bằng một câu sấm - không rõ ông lấy từ đâu: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” (nổi lên ở Tây Sơn sẽ lập công lớn ở miền Bắc).

Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ 1789-1792

Các tài liệu xưa đều cho biết Nguyễn Nhạc xuất thân chỉ là một viên biện lại, thường gọi là biện Nhạc, có nghề buôn trầu. Bất bình với sự chuyên quyền của Trương Phúc Loan và chúa Nguyễn ở đàng trong, ông đã cùng các em nổi dậy, cướp được Quy Nhơn, rồi dựng nên cơ nghiệp nhà Tây Sơn. Năm 1776, Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn vương, cho Nguyễn Huệ làm phụ chính, lúc này Nguyễn Huệ mới 24 tuổi. Hai năm sau (1778) Nguyễn Nhạc lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thái Đức, Nguyễn Huệ nhận chức vị là Long Nhương tướng quân.

Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong suốt hơn 20 năm chinh chiến, Nguyễn Huệ chưa hề chùn bước trước bất cứ khó khăn nào. Ông tin tưởng vào quần chúng biết trọng dụng nhân tài, có niềm tin tuyệt vời vào khả năng của mình. Vậy nên ông được gọi là vị tướng bất khả chiến bại

Ông đã 4 lần vào đánh Gia Định, bắt Nguyễn Ánh (sau này là vua Gia Long) phải mấy phen chạy trốn ra biển. Năm 1784, Nguyễn Ánh cầu viện quân Xiêm. Nguyễn Huệ dùng kế phục binh đã chiến thắng một trận rất vẻ vang tại Xoài Mút, tiêu diệt hai vạn quân Xiêm và 300 chiến thuyền. Năm 1786, ông dùng Nguyễn Hữu Chỉnh đưa đường ra Bắc, liên tiếp thắng lợi ở Thuận Hóa rồi Quảng Trị, Quảng Bình. Tiếp đó kéo quân ra Bắc giương cao ngọn cờ “Phù Lê diệt Trịnh”, chiếm Nghệ An, Thanh Hóa, Sơn Nam, tiến thẳng ra Thăng Long... Các tướng của chúa Trịnh hoàn toàn đại bại. Chúa Trịnh Khải cuối cùng đã thiệt mạng.

Ngày 21-7-1786 Nguyễn Huệ và đại quân tiến vào Thăng Long. Ngày 31-7-1786 Nguyễn Huệ cùng các tướng sĩ Tây Sơn và các quan văn võ Bắc Hà vào triều chúc mừng vua Lê Hiển Tông. Sau đó vua Lê Hiển Tông đã sắc phong Nguyễn Huệ làm “Nguyên soái phù dực chính dực vũ Uy quốc công và gả công chúa Ngọc Hân cho.  Khi ấy, binh quyền Bắc Hà hoàn toàn trong tay Nguyễn Huệ người lãnh tụ kiệt xuất của phong trào Tây Sơn.

Tiếp đó ông phải theo Nguyễn Nhạc rút quân về Nam, đóng tại Thuận Hóa, được phong làm Bắc Bình Vương. Nguyễn Huệ rút đi, miền Bắc lại rơi vào cảnh loạn lạc. Vua Lê Chiêu Thống nhờ Nguyễn Hữu Chỉnh dẹp tay chân của họ Trịnh, ỷ được vua sủng ái Nguyễn Hữu Chỉnh lại có ý chuyên quyền. Từ Huế, Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra diệt được Chỉnh, rồi thấy Nhậm có ý khác, ông lại giết Vũ Văn Nhậm, giao cho Ngô Văn Sở quản lĩnh Thăng Long. Trước tình hình đó, vua quan nhà Lê, chạy sang Tàu cầu cứu rước mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị cầm đầu, vào chiếm Thăng Long, lấy danh nghĩa là giúp nhà Lê, nhưng sự thực là mưu toan thôn tính nước ta. Lập tức, Nguyễn Huệ chọn ngày, lập đàn tế trời đất, thần sông, thần nước tại núi Bân Sơn (Huế) , rồi lên ngôi hoàng đế, đặt hiệu là Quang Trung, đem quân ra Bắc. Ông tuyên bố: Chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân xâm lược và hẹn trước sẽ cùng quân sĩ ăn tết với nhân dân Thăng Long vào ngày 7 tháng giêng.

Nhưng mới đến ngày 5, ông đã thu được hoàn toàn thắng lợi, đánh trận Ngọc Hồi, giết Hứa Thể Hanh, đánh thắng Đống Đa, bắt Sầm Nghi Đống phải tự tử, đuổi Tôn Sĩ Nghị phải vứt bỏ cả ấn tín chạy về nước. Bọn vua quan bán nước Lê Chiêu Thống cũng phải chạy theo lũ tàn binh, sang đất Trung Hoa nương náu. Sau chiến thắng đó, Quang Trung Nguyễn Huệ thực hiện những biện pháp ngoại giao tích cực, để giữ gìn hòa bình, được vua Càn Long nhà Thanh chấp nhận. Vua Thanh phải phong vương cho ông và mời ông sang thăm và hoàn toàn chấm dứt ý đồ xâm lược. Việc giao hảo với nhà Thanh trong giai đoạn này cũng là những trang sử đẹp, làm vẻ vang cho triều đại Quang Trung.

Quang Trung - Nguyễn Huệ, vị tướng bách chiến, bách thắng

Dẹp yên Bắc Hà, Quang Trung lo toan việc nội trị. Đất nước do ông cai quản lần này trải rộng từ Thuận Hóa trở ra, chấm dứt nạn phân tranh từ thời kỳ Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn. Vùng miền Nam Trung Bộ do Nguyễn Nhạc thống lĩnh, vùng Nam Bộ ở dưới quyền của Nguyễn Lữ. Song những vị cầm đầu đều không có khả năng giữ vững chính quyền. Nhất là ở miền Nam, Nguyễn Lữ không chống nổi Nguyễn Ánh. Do đó, Quang Trung đã sắp đặt một kế hoạch tiến quân vào Nam để giúp việc bình định vùng đất này, tiêu diệt thế lực của họ Nguyễn. ở phía Bắc ông cũng có ý phải khôi phục lại những vùng đất mà trước đây bị các triều đình Minh, Thanh chiếm cứ. Ông đã soạn sửa việc cầu hôn công chúa nhà Thanh và đòi lại vùng Lưỡng Quảng. Nhưng các dự định ấy chưa thực hiện được, thì ông bất ngờ qua đời vào đêm 29 tháng 7 năm Nhâm Tí (1792).

Nguyễn Huệ nhà chiến lược và là nhà quân sự thiên tài văn võ kiêm toàn đã có công lao lớn trong việc đặt cơ sở lập lại nền thống nhất nước nhà ở cuối thế kỷ 18. Nước nhà được thống nhất trên một phạm vi rộng.

Những giả thiết về cái chết bí ẩn của Quang Trung     

Ngày 29/7 năm Nhâm Tý 1792 (tức 16/09/1792) hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời, hưởng dương 40 tuổi. Sự ra đi của Nguyễn Huệ là một tổn thất không thể bù đắp và là điều không may cho nhà Tây Sơn. Cơ nghiệp ông để lại không được người thừa kế xứng đáng nên đã nhanh chóng mất về tay Nguyễn Ánh.
Sau khi Hoàng đế Quang Trung băng hà, đã có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng giả thuyết được truyền lại nhiều nhất là, một buổi chiều thu năm 1792, Hoàng đế Quang Trung đang ngồi làm việc, bỗng hoa mắt, tối sầm mặt mũi, mê man bất tỉnh, người xưa gọi là chứng huyễn vận, còn ngày nay y học gọi là tai biến mạch máu não rồi qua đời.

Có một giả thiết khác, theo sách Hoàng Lê nhất thống chí ghi lại thì khi vua Quang Trung làm sứ giả sang Bắc Kinh (Trung Quốc) gặp vua Càn Long, được vua Càn Long tặng cho chiếc áo, có thêu 7 chữ: Xa tâm chiết trục, đa điền thử. Nghĩa là: Bụng xe gãy trục, nhiều chuột đồng.  Theo phép chiết tự, chữ “xa” và chữ “tâm” ghép lại thành chữ “Huệ” là tên của Nguyễn Huệ; “chuột” nghĩa là năm Tý (Nhâm Tý 1792). Ý của dòng chữ trên áo là Nguyễn Huệ sẽ chết vào năm Tý.

Liệu có bàn tay ám hại ngầm của Thanh triều hay không? Điều đó khó mà biết được. Nhất là sau trận chiến năm 1789, hai nước lại giao hảo nhờ tài ngoại giao khôn khéo của Ngô Thì Nhậm. Càn Long đối với vua Quang Trung rất mềm mỏng. Việc xin bỏ lệ cống người vàng từ nhà Minh được ưng thuận. Rồi trước khi Quang Trung mất đã xin hỏi cưới công chúa nhà Thanh, lại đòi đất Lưỡng Quảng. Việc cưới công chúa là việc nhỏ nhưng đòi đất là việc lớn, thế mà Càn Long đồng ý ngay?

Tuy nhiên giả thiết nhà Thanh tẩm thuốc độc vào chiếc áo rồi Quang Trung mặc vào lâu ngày bị chất độc ngấm gây bệnh rồi chết xem ra không thuyết phục. Bởi lẽ, là những cựu thù, những món quà tặng nhau người ta còn đang xem xét tỉ mỉ không thể dễ dàng sử dụng. Thêm nữa chiếc áo lại có dấu hiệu khả nghi là thêu 7 chữ như đã nói thì lại càng khiến người ta cảnh giác. Việc hai chữ Xa và Tâm ghép lại thành chữ Huệ thì không lý gì các Nho thần của Hoàng đế Quang Trung lại không thể luận ra.

Ngoài hai giả thiết nói về cái chết của Quang Trung nói trên thì sách Ngụy Tây liệt truyện, một tài liệu chính sử của Sử quán triều Nguyễn ghi giải thích cái chết của Hoàng đế  Quang Trung như sau: “Một hôm, về chiều, Quang Trung đang ngồi bỗng thấy xây xẩm, tối tăm, một ông già đầu bạc từ trên trời xuống, mặc áo trắng, cầm gậy sắt, mắng rằng: “Ông cha người sống ở đất của Chúa, đời đời làm dân Chúa Nguyễn, sao phạm đến lăng tẩm...”. Rồi lấy gậy đánh vào trán, Quang Trung mê man ngã xuống, bất tỉnh nhân sự lâu lắm... Từ đó, bệnh chuyển nặng...”.

Còn theo tử vi phương Đông thì hoàng đế Quang Trung có sao Thất Sát miếu địa thư mệnh, mà mệnh của ông lại ở cung thân, thuộc Kim, các sao chiếu mệnh của ông thuộc Thất Sát, Tham Lang, Phá Quân. Tức là thuộc cánh sát phá liêm tham, nghĩa là cốt cách của một võ tướng. Cộng với hoàn cảnh xuất thân ở Bình Định là nơi đất võ, nên ông nghiễm nhiên từ nhỏ đã có cốt cách của con nhà võ.

Hoàng đế Quang Trung là con người có rất nhiều tham vọng bởi cung tài của ông có sao Tham Lang vượng địa, mà cung tài của ông lại ở cung Thìn (Thổ), một trong bốn cung tứ mộ (Thìn- Tuất- Sửu- Mùi), nên sau này ông đã tự xưng là hoàng đế. Tuy nhiên, cung Phúc Đức của Quang Trung có sao Đà La Hóa Ky, lại gặp sao Tuần án ngữ, nên tuổi thọ của ông không dài, vì thế năm Nhâm Tý 1792 thuộc Mộc, khắc với bản mệnh của ông là Thổ, nên ông đã không qua khỏi được năm đại hạn này. Tất nhiên đây cũng chỉ là những giả thiết nhưng cuối cùng theo quan niệm của người phương Đông, mọi việc không tránh được số, hoàng đế Quang Trung cũng kết thúc cuộc đời theo lá số tử vi của ông, nhân mệnh cũng không thắng được thiên định.

Cuộc đời của hoàng đế Quang Trung được một số sử gia đánh giá là đã đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất của triều đại Tây Sơn. Tuy chỉ sống đến 40 tuổi, nhưng ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách sau hơn 20 năm liên tục chinh chiến, ông chưa từng phải nếm mùi vị thất bại lần nào....

Nguyễn Phan

Nên xem

Xử phạt thanh niên điều khiển xe máy đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xử phạt thanh niên điều khiển xe máy đi vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

(LĐTĐ) Chiều 17/11, Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an cho biết, sau khi phát hiện 2 thanh niên đi xe mô tô vào cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, lực lượng chức năng đã nhanh chóng dừng được phương tiện; đồng thời lập biên bản xử phạt người điều khiển phương tiện.
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng

Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng quy mô liên tỉnh, thành phố, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng vừa bị Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) phối hợp với Công an quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng) và Công an thành phố Hồ Chí Minh triệt xóa...
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương đề nghị chính quyền quận Long Biên, phường Long Biên phát huy tinh thần, vai trò làm chủ của nhân dân; triển khai hiệu quả, chất lượng nhất Nghị quyết Đại hội Mặt trận các cấp, trong đó chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ có nút giao kết nối đường Vành đai 3,5

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ có nút giao kết nối đường Vành đai 3,5

(LĐTĐ) Nút giao sẽ giúp giảm ùn tắc giao thông, tăng cường kết nối với cầu Ngọc Hồi và tạo thuận lợi kết nối giao thông liên vùng với các tỉnh phía Đông của Thủ đô Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hải Phòng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng

Bí thư Thành ủy Hải Phòng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng

(LĐTĐ) Ngày 17/11, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng (huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024: "Đại tiệc" văn hóa thu hút 30 vạn lượt khách

(LĐTĐ) Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khép lại sau 9 ngày diễn ra sôi nổi với sự tham gia của gần 30 vạn lượt người dân và du khách. Sự kiện năm nay đánh dấu bước phát triển mới trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa của Thủ đô.
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 17/11, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội và Trường Lê Duẩn kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương hiệu trưởng có nhiều đóng góp cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi Thủ đô; tuyên dương giáo viên làm tổng phụ trách Đội tiêu biểu Thủ đô năm 2024.

Tin khác

Bí thư Thành ủy Hải Phòng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng

Bí thư Thành ủy Hải Phòng chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng

(LĐTĐ) Ngày 17/11, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hải Phòng đã đến chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân xã Hữu Bằng (huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng).
Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Trịnh Minh Phết có tựa đề "Việt Nam cùng ASEAN đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển".
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực và triển khai hiệu quả các định hướng hợp tác APEC

Ngày 16/11, tại thành phố Lima, Peru, Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự Hội nghị các Nhà Lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31. Tham dự Hội nghị có các nhà Lãnh đạo và Trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên và khách mời là Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

Nguyên vẹn giá trị, tạo nền tảng cho quản trị biển và đại dương

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994 đến ngày 16/11/2024), Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã trả lời phỏng vấn báo chí.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024"

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024"

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Hưng Yên quyết tâm không còn nhà tạm, nhà không an toàn

Hưng Yên quyết tâm không còn nhà tạm, nhà không an toàn

(LĐTĐ) Gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc triển khai Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh với quyết tâm chính trị cao nhất, nhanh và hiệu quả để cụ thể hóa chủ trương "không để ai bị bỏ lại phía sau" là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hữu Nghĩa.
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Nguyễn Doãn Anh đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh.
Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

Lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận nội dung thảo luận về Luật Công chứng (sửa đổi), với quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị xây dựng 2 phương án để lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Xem thêm
Phiên bản di động