Quảng Ninh di dời khẩn 17 hộ dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở
Đã có 200 người thiệt mạng trong vụ lở đất xảy ra tại Colombia | |
Nhà ngập, đê vỡ, nhiều nơi bị cô lập vì lũ |
Chỉ tính riêng 3 trận mưa trong tháng 6/2017 tại thành phố Cẩm Phả, nước đã kéo theo bùn từ bãi thải tràn vào nhà nhiều hộ dân, gây ngập úng cục bộ. Đây không phải là lần đầu tiên các hộ dân phải chịu cảnh như vậy. Cá biệt, có hộ dân phải bỏ nhà cửa để di dời sang nơi khác sống tạm bợ.
Một điểm sạt lở đất tại thành phố Cẩm Phả. (Ảnh: Văn Đức/TTXVN) |
Ông Hoàng Ngọc Chi, sinh năm 1967, thường trú tại đây phản ánh: tháng 7/2015, Công ty Thăng Long đưa nhiều máy móc, thiết bị vào khai thác than tại vỉa 15 thuộc Khe Chàm 1. Song song với việc thăm dò khai thác than, Công ty Thăng Long đã đổ thải đất đá với chiều cao từ 30-70m so với đất vườn và nhà của các hộ dân. Khoảng cách chân bãi thải đến một số hộ là chưa đầy 50m và không hề có các biện pháp an toàn, bảo đảm cho hộ dân phía dưới chân bãi thải.
Tại thời điểm này, Công ty Thăng Long còn khoan nổ mìn thường xuyên, không có thời gian nhất định và cũng không có kế hoạch thông báo để đảm bảo cho người dân xung quanh.
Trước tình hình đó, các hộ dân đã liên tục gửi đơn thư kiến nghị lên các sở, ban ngành của tỉnh Quảng Ninh cũng như thành phố Cẩm Phả để cầu cứu.
Đến ngày 27/6/2015, Ủy ban Nhân dân Thành phố Cẩm Phả ra văn bản đề nghị Công ty Thăng Long lập phương án cải tạo phục hồi môi trường, xử lý triệt để các nguy cơ sạt lở đất đá thải xuống khu dân cư, tuyệt đối không được khai thác, vận chuyển than trong ranh giới được giao khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
Ngày 24/7/2015, Tổng Công ty Đông Bắc ban hành Quyết định phê duyệt phương án cải tạo phục hồi môi trường khu mỏ Đông Bắc Khe Chàm, phường Mông Dương, thời gian thực hiện dự án từ quý III/2015 đến hết quý I/2016.
Hiện phương án hoàn nguyên môi trường đã được phê duyệt và công tác hoàn nguyên đã được Công ty Thăng Long thực hiện. Thế nhưng, theo phản ánh của các hộ dân tổ 9 khu 6, khu vực công ty này hoàn nguyên tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất đá xuống khu dân cư là rất cao. Hơn nữa, bãi thải đổ đất đá để hoàn nguyên cao hàng trăm mét và chia thành nhiều tầng với mỗi tầng có độ cao rất lớn.
Ông Chi chia sẻ thêm: "Nước trên khu vực bãi hoàn nguyên đều dốc hết xuống con mương, khi mưa lớn nước không chảy kịp. Nguy hiểm hơn khi dưới chân bãi thải chỉ có khu vực cống thoát nước được kè một lớp rọ đá hộc. Trước tình cảnh có nguy cơ sạt lở, người dân có ý định xây dựng kè chắn nhưng việc này không được sự cho phép của cơ quan chức năng."
Các hộ dân sinh sống ở khu này chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng cây ăn quả. Ông Vũ Quang Mỳ, người có hơn 20 năm trồng cam ở đây cho hay, nếu lấy trực tiếp nước ở con mương lên tưới cho cây, chỉ vài tháng sau cây chết khô.
Từ khi bãi thải xuất hiện khiến nguồn nước có dấu hiệu ô nhiễm, dân ở đây gọi là “nước xít” chảy từ trên bãi thải than. Mùa đông cũng như mùa hè, nước trên mương đóng thành từng váng dày nổi trên mặt, không ai dám bơm lên để tưới cho cây. Nước giếng ở đây có mùi rất tanh, bơm lên vàng khè.
Để giảm thiểu độc tố có trong nước, ông Mỳ cùng các hộ dân khác phải xây dựng các bể lọc. Nước được bơm từ con mương lên được lọc qua nhiều lần, sau đó mới tưới cho cây, nhưng năng suất cây trồng ngày càng giảm và không thể khắc phục được.
Bà Phạm Thị Tuyến (một trong 17 hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bãi thải xỉ than) bức xúc nói: "Trước đây, khi công ty Thăng Long còn khai thác, hoạt động nổ mìn đã làm nứt tường nhà và trần nhà. Giờ đây, khi hoàn nguyên, gia đình vẫn phải gánh chịu hậu quả từ nước bùn của bãi thải than. Gia đình đã phải xây dựng bờ kè để ngăn “lũ bùn” tràn vào nhà."
Theo ông Tấn Văn Thạch cư dân nơi đây, gia đình ông vốn có 800 cây trồng gồm cam, na nên cần nguồn nước rất lớn. Từ khi bãi thải xuất hiện, nguồn nước tưới cho vườn cây bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hai năm trở lại đây, hầu như vườn cây nhà ông bị mất trắng.
Qua nhiều lần kiến nghị, đến ngày 16/6/2016, Sở Xây dựng đã gửi công văn về việc thực hiện đề án di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đến Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh và kèm theo nhiều biên bản họp rà soát, khoanh vùng di dân…
Nhưng đến nay, 17 hộ dân sinh sống quanh khu vực chân bãi thải hoàn nguyên của Công ty Thăng Long đều chung một nỗi lo: Liệu mỗi mùa mưa đến, bãi thải có an toàn? Ai dám chắc việc hoàn nguyên đã đảm bảo? Mặt khác, việc có được di dời chỗ ở sang nơi khác hay không, người dân nơi đây cũng chưa biết.
Như vậy, vấn đề hoàn nguyên môi trường sau quá trình khai thác than luôn là một thử thách khó khăn đặt ra đối với tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó là việc lỏng lẻo trong giám sát, kiểm định chất lượng các bãi thải hoàn nguyên môi trường đã ít nhiều gây ảnh hưởng đến người dân.
Từ đó, vấn đề di dân tổng thể ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm trên địa bàn cần phải sớm tiến hành, đảm bảo an toàn cho đời sống người dân.
Theo TRUNG NGUYÊN/ vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21