Quận Đống Đa chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết
Dồn sức "chặn đứng" dịch sốt xuất huyết bùng phát tại các tỉnh phía Nam Tăng cường phòng, chống dịch sốt xuất huyết, không để dịch chồng dịch |
Ngay từ đầu năm Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa đã ban hành kế hoạch về việc Tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn quận. Tính đến tháng 6/2022, Trung tâm Y tế quận đã phối hợp UBND 21 phường, cùng các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện và hoàn thành đợt I chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại 21/21 phường. Qua kết quả giám sát côn trùng thường quy và giám sát côn trùng trước, sau mỗi chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy của Trung tâm Y tế quận cho thấy tại 1 số phường đã xuất hiện chỉ số giám sát côn trùng vượt ngưỡng nguy cơ cao.
Hội nghị tuyên truyền tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn phường Trung Liệt |
Để tránh tâm lý chủ quan và chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn, ngay từ đầu mùa dịch, UBND quận tiếp tục ban hành công văn số 906/UBND-YT ngày 18/5/2022 về tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết tập trung với các yêu cầu, nhiệm vụ: Triển khai quyết liệt các nội dung về phòng, chống dịch bệnh theo Đề án phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết đã được phê duyệt; Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống dịch, cách phát hiện và các biện pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết để người dân nhận thức đúng về dịch bệnh và chủ động phối hợp với ngành Y tế phòng, chống sốt xuất huyết cho gia đình, cộng đồng.
UBND quận yêu cầu mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan thực hiện diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi để phòng sốt xuất huyết. Dành 10 - 15 phút mỗi tuần để dọn dẹp nơi mình làm việc, sinh sống, từ trong nhà đến xung quanh nhà, thu dọn, không để có vật chứa đọng nước làm phát sinh lăng quăng, bọ gậy. Lật úp các xô, lọ, chai cũ, đồ dung… không dùng đến; cọ rửa và thay nước lọ hoa, chén nước cúng ít nhất 1 lần/tuần, dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối, thu gom phế thải, phế liệu… Đậy kín thùng, phuy, xô, chậu, dụng cụ chứa nước khi không dùng đến để tránh muỗi đẻ trứng và phát sinh lăng quăng, bọ gậy, muỗi.
Đối với những nơi chứa nước không dùng để nấu ăn, uống, sinh hoạt có thể thả cá để diệt lăng quăng, bọ gậy; sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, mặc áo quần dài tay, ngủ màn kể cả ban ngày… để tránh muỗi đốt.
Thực hiện chỉ đạo của UBND quận, các cơ quan chức năng của quận tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh tại cộng đồng, phát hiện sớm ca bệnh dịch; tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch triệt để không để dịch lan rộng. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi cho 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Xác định khu vực có nguy cơ cao để phun hóa chất diện rộng. Tập trung triển khai tổng vệ sinh môi trường trong các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần trên địa bàn các tổ dân phố, cụm dân cư, các công trình công cộng, nghĩa trang, công viên, vườn hoa, chợ, trường học, cơ quan đơn vị, công trường xây dựng trên địa bàn quận.
Phun hoá chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết |
Đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết tại các khu vực đã ghi nhận ca bệnh. Tổ chức họp tổ dân phố để thông báo tình hình dịch và hướng dẫn cho người dân biết cách chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.
Quận cũng yêu cầu rà soát, kiện toàn lại thành phần các Đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch sốt xuất huyết và Tổ giám sát phòng, chống dịch sốt xuất huyết theo đúng hướng dẫn của Sở Y tế Hà Nội. Tổ chức tập huấn lại chuyên môn kỹ thuật cho các thành viên. Yêu cầu các thành viên đội xung kích phải vào từng hộ gia đình để hướng dẫn thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy ở các dụng cụ chứa nước, ghi chép cụ thể kết quả thực hiện đối với từng hộ gia đình, báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường.
Quận Đống Đa chỉ đạo chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, vật tư, hoá chất và nhân lực theo quy định để đảm bảo triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận. Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, chuyển tuyến điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Tổ chức và đảm bảo thực hiện đúng các quy định trong phòng, chống dịch Covid-19 trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết.
Mới đây để tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch, Trung tâm Y tế quận đã có văn bản đề nghị UBND quận chỉ đạo UBND 21 phường tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Cụ thể UBND các phường xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hoá chất diệt muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết trong tháng 8/2022. Đồng thời duy trì hoạt động vệ sinh môi trường diệt bọ gậy một cách thường xuyên, liên tục theo hướng dẫn của Trung tâm Y tế quận. Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết phù hợp với tình hình thực tế và đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trước đề nghị của Trung tâm Y tế quận, ngày 28/7 vừa qua đồng chí Nguyễn Hoàng Giáp, Phó Chủ tịch UBND quận đã ký ban hành Văn bản số 1480/UBND-YT gửi UBND 21 phường về tăng cường công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Theo đó UBND quận yêu cầu 21 phường tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết trên địa bàn quản lý theo đúng chỉ đạo của UBND quận trước đó. Cùng với đó tiếp tục phối hợp với Trung tâm Y tế quận triển khai các hoạt động phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại cộng đồng. Các phường xây dựng kế hoạch và tổ chức có hiệu quả chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết đợt III năm 2022 theo hướng dẫn chuyên môn của Trung tâm Y tế quận.
Theo Trung tâm Y tế quận Đống Đa tính đến ngày 27/7/2022 trên địa bàn quận Đống Đa ghi nhận 32 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 15/21 phường, số ca mắc giảm 2,8 lần so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 là 89 ca). Quận xác định 2 ổ dịch, số ổ dịch giảm 7 lần so với cùng kỳ năm 2021 (năm 2021 là 14 ổ dịch). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59