Phụ nữ Thủ đô nâng cao kỹ năng nhận biết phòng, chống ma tuý tại cộng đồng
Phụ nữ Hà Nội bám sát 10 Chương trình công tác trọng tâm của Thành ủy Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội: Sớm đưa Nghị quyết Đại hội Đảng vào cuộc sống |
Tham dự Hội nghị trực tuyến, tại điểm cầu Trụ sở Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội có bà Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội; Thượng uý Đinh Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; tại trụ sở cơ quan chuyên trách Hội Liên hiệp phụ nữ các quận, huyện, thị xã và đơn vị trực thuộc có sự tham gia Chủ tịch, Phó Chủ tịch và chuyên viên phụ trách chuyên đề (trực tuyến qua ứng dụng Zoom).
Hội nghị được truyền trực tuyến qua fanpage của Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội. (Ảnh: Hồng Nhung) |
Tại Hội nghị, Thiếu tá Ngô Quốc Khánh, báo cáo viên Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Công an thành phố Hà Nội cho biết: “Theo thống kê đến ngày 14/6/2021, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 17.613 người nghiện, người sử dụng ma tuý, trong đó, có mặt tại cộng đồng là 11.996 người, vắng mặt 2.367 người, ở trung tâm là 1.670 người, ở trường trại: 1.580 người. Ma tuý gây ảnh hưởng đến thu nhập và tài chính trong gia đình người nghiện, trung bình, một người nghiện ma tuý sử dụng hết 100.000 đồng để ma ma tuý một ngày. Số liệu này mới chỉ là chỉ tính số người nghiện, người sử dụng ma tuý trong danh sách quản lý, chưa tính số người nghiện, người sử dụng ma tuý trong danh sách quản lý, chưa tính tới số người sử dụng ma tuý chưa được phát hiện để thống kê quản lý được”.
Thiếu tá Ngô Quốc Khánh đã trao đổi, cung cấp thông tin cho các hội viên, phụ nữ nhận diện đặc điểm, tính chất gây nghiện của các loại ma tuý (thuốc phiện, morphine, heroin, ma tuý đá, cỏ Mỹ, cần sa…) và những chất không phải là ma tuý nhưng có tác hại lên cơ thể người sử dụng tương tự như ma tuý (bóng cười, shisha, thuốc lá điện tử…), cách nhận biết người nghiện tại cộng đồng và phòng ngừa tội phạm ma tuý tại cộng đồng...
Thiếu tá Ngô Quốc Khánh cung cấp thông tin cho các hội viên, phụ nữ nhận diện đặc điểm, tính chất gây nghiện của các loại ma tuý. (Ảnh: Hồng Nhung) |
Theo Thiếu tá Ngô Quốc Khánh, hiện nay, các bạn trẻ đang rất dễ dãi với ma tuý. Một năm, Công an thành phố Hà Nội bắt giữ hơn 3.000 vụ việc liên quan đến ma tuý. Đặc biệt, đối tượng sử dụng ma tuý ngày càng trẻ hoá. Các đối tượng mua bán ma tuý đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ các bạn trẻ sử dụng ma tuý.
“Ma tuý là tệ nạn bủa vây xung quanh, không dễ nhận diện được, sẵn sàng lôi kéo người nhà, con cháu và người xung quanh chúng ta, biến tướng thành nhiều dạng khác nhau. Do đó, cha mẹ cần để ý các mối quan hệ của con em mình, đồng thời giám sát để phát hiện những bất thường của con để can thiệp kịp thời”, Thiếu tá Ngô Quốc Khánh khuyến cáo.
Thiếu tá Khánh cũng khẳng định, ma tuý là nguồn gốc của các loại tội phạm. Phòng chống ma tuý không chỉ là trách nhiệm của công an mà còn của các cấp ngành, đặc biệt là Hội Phụ nữ. Điều 10, Luật Phòng chống ma tuý quy định, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các ban ngành, đoàn thể về việc có trách nhiệm tổ chức, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma túy trong Nhân dân; vận động nhân dân tham gia phòng, chống ma túy và thực hiện các phong trào phòng, chống ma túy.
“Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội và các cấp Hội cơ sở cần tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, ngăn chặn tện nạn ma tuý, đồng thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền vận động người nghiện ma tuý thực hiện các biện pháp cai nghiện ma tuý, điều trị các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; tham gia cảm hóa, giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy…”, Thiếu tá Ngô Quốc Khánh nhấn mạnh.
Thông qua tập huấn, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội, các cấp Hội cơ sở tăng cường phối hợp với cơ quan có thẩm quyền vận động người nghiện ma túy thực hiện các biện pháp cai nghiện, điều trị bằng thuốc thay thế; tham gia cảm hóa, giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy…, góp phần từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi cộng đồng, ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Sắc màu văn hóa Chăm qua nghệ thuật dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp
Cộng đồng 05/11/2024 09:51
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm
Cộng đồng 01/11/2024 14:54
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween
Xã hội 31/10/2024 06:37
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh
Cộng đồng 30/10/2024 19:37
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa
Cộng đồng 28/10/2024 10:41
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo
Xã hội 26/10/2024 10:54
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Cộng đồng 26/10/2024 10:53
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung
Cộng đồng 26/10/2024 09:32