Phát triển thị trường vốn: Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước

(LĐTĐ) Phát triển thị trường vốn thông qua các kênh đầu tư và huy động sẽ giúp doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp Nhà nước nói riêng có điều kiện mở rộng sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn không ít doanh nghiệp Nhà nước, kể cả những doanh nghiệp đã thực hiện cổ phần hóa (Nhà nước giữ cổ phần chi phối hoặc Nhà nước giữ một phần vốn) vẫn chưa năng động để huy động vốn cho phát triển.
Lực đẩy trên thị trường chứng khoán vẫn còn yếu Tương lai thị trường vốn Việt Nam: Kết nối sẽ tạo nên sức mạnh

Cơ chế chính sách không thiếu

Trình bày tham luận tại Diễn đàn “Phát triển thị trường vốn - Cơ hội trong kỷ nguyên mới", ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, thời gian qua các cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch, tối đa hóa lợi ích của Nhà nước, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn và hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Phát triển thị trường vốn: Cơ hội tái cấu trúc doanh nghiệp Nhà nước
Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến trình bày tham luận tại Diễn đàn “Phát triển thị trường vốn - Cơ hội trong kỷ nguyên mới. Ảnh: BT

Các doanh nghiệp Nhà nước đã từng bước được cơ cấu lại hiệu quả hơn, giữ vững vai trò là lực lượng vật chất quan trọng của nền kinh tế, góp phần điều tiết kinh tế, ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực xăng, dầu, điện, than, hàng không, viễn thông, đường sắt và nhiều mặt hàng thiết yếu đã đi đầu trong việc thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư, chi tiêu, không tăng giá bán sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, góp phần ổn định xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước đóng góp lớn để xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; trước hết là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, nông nghiệp và nông thôn, năng lượng, viễn thông,…Đồng thời, các doanh nghiệp Nhà nước đã tăng cường một bước công tác quản lý, quản trị doanh nghiệp, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi không để phát sinh tồn đọng tài chính, thường xuyên đối chiếu thu hồi các khoản công nợ theo quy định.

Là một doanh nghiệp cổ phần hóa nhanh nhạy nắm bắt thị trường vốn, ông Nguyễn Đức Hậu, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hapaco cho biết, từ một công ty Giấy nhỏ bé, khi cổ phần hóa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu vỏn vẹn chỉ có 1,08 tỷ đồng, đến nay Hapaco đã có vốn chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng, tăng gần 100 lần so với khi chưa cổ phần hóa. Hapaco là doanh nghiệp đầu tiên của miền Bắc niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ông Nguyễn Đức Hậu cũng chia sẻ, trước khi có thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp chỉ có một cửa duy nhất là huy động vốn qua ngân hàng. Từ khi thị trường chứng khoán mở ra, Hapaco và rất nhiều doanh nghiệp khác đã huy động được hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn từ nhà đầu tư đại chúng, từ đó, mở rộng đầu tư, mở rộng cổ đông, đối tác, mở rộng quy mô thị trường.

Nhưng chưa vận dụng triệt để

Bên cạnh những kết quả đạt được ông Đặng Quyết Tiến cũng chia sẻ một số tồn tại, hạn chế. Đó là việc cơ cấu lại bộ máy lãnh đạo, nâng cao hiệu quả, trách nhiệm để người cán bộ quản lý tại một số doanh nghiệp nhà nước chưa làm tốt, triệt để. Một số cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước còn thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý trong quá trình tổ chức triển khai hoạt động nên vẫn còn doanh nghiệp nhà nước sản xuất, kinh doanh hiệu quả thấp, thua lỗ, không tương xứng với nguồn lực nắm giữ; tại một số doanh nghiệp Nhà nước vẫn có những dự án chưa hiệu quả, làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Công tác đổi mới quản trị doanh nghiệp trong điều hành sản xuất kinh doanh còn chậm. Tại nhiều doanh nghiệp nhà nước chưa theo kịp với yêu cầu biến động của thị trường, chưa thực sự theo cơ chế thị trường. Công tác quản lý đầu tư, quản lý tài chính, quản lý rủi ro, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí, thất thoát còn lỏng lẻo; chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn. Việc tổ chức thực hiện pháp luật về công bố thông tin còn mang tính hình thức, dẫn tới khó giám sát được doanh nghiệp, không đủ thông tin khách quan về doanh nghiệp nhà nước, tạo dư luận xã hội thiếu tích cực về tính minh bạch của doanh nghiệp nhà nước, trước hết là doanh nghiệp nhà nước các ngành, lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc do Nhà nước định giá, điều tiết giá hoặc các ngành cung cấp sản phẩm dịch vụ công thiết yếu...

Phân tích nguyên nhân những hạn chế này, ông Đặng Quyết Tiến cho rằng, do vướng mắc về thể chế chậm được nghiên cứu, hoàn thiện, bổ sung để tháo gỡ và thúc đẩy quá trình tự chủ gắn tự chịu trách nhiệm theo đúng nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, tuân thủ chặt chẽ pháp luật. Tổ chức thực hiện của một số Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước còn chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch tái cấu trúc. Vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp, đơn vị còn chưa cao, chưa quyết liệt trong việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp, công khai minh bạch, đúng quy định pháp luật, đảm bảo nguyên tắc thị trường, chống lợi ích nhóm trong cổ phần hóa và thoái vốn Nhà nước.

Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp Đăng Quyết Tiến cũng nêu ra các giải pháp để gắn sự phát triển của thị trường vốn với lộ trình tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 – 2025. Đó là, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị và trách nhiệm của người đứng đầu. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước với việc phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, tổ chức và giám sát việc triển khai thực hiện có hiệu quả phương án được duyệt. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn.

Thực hiện công khai thông tin đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước (trừ các doanh nghiệp có liên quan đến quốc phòng, an ninh), đảm bảo cho mọi đối tượng quan tâm có thể dễ theo dõi, giám sát, khai thác thông tin. Công khai thủ tục, điều kiện, quá trình lựa chọn và đối tượng thụ hưởng các nguồn lực quốc gia, đặc biệt là đất, tài nguyên thiên nhiên. Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước có trách nhiệm giải trình về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; bảo toàn, phát triển vốn Nhà nước trước cơ quan đại diện chủ sở hữu khi có yêu cầu.

Gắn trách nhiệm của người đứng đầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước với việc phê duyệt phương án cơ cấu lại doanh nghiệp, tổ chức và giám sát việc triển khai thực hiện có hiệu quả phương án được duyệt. Ràng buộc trách nhiệm người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước với công tác công khai thông tin của doanh nghiệp. /.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê

(LĐTĐ) Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Ban Tổ chức của SEA Games 33 đã công bố cụ thể 50 môn và nhóm môn nằm trong chương trình thi đấu chính thức tại Đại hội, trong đó không có nhiều môn thế mạnh của Việt Nam.
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.

Tin khác

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11/2024, giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế... Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,95 USD/thùng, giảm 0,63%, giá dầu Brent ở mốc 73,1 USD/thùng, giảm 0,29%
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11) giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi việc khởi động lại mỏ Sverdrup phản ánh những lo ngại của giới đầu tư. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,61 USD/thùng, tăng 0,65%; giá dầu Brent ở mốc 73,45 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng

Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11): Giá vàng thế giới tăng sát mốc 2630 USD/ounce cao nhất 10 ngày qua, kéo giá vàng trong nước tăng theo. Trong đó, vàng miếng SJC vụt lên 85 triệu đồng, vàng nhẫn trơn cũng tiến sát mức này.
Xem thêm
Phiên bản di động