Phát triển ngành công nghiệp văn hoá góc nhìn từ Hàn Quốc

(LĐTĐ) Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chiến lược phát triển văn hoá đến năm 2030 của Việt Nam là ưu tiên cho một số ngành công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh giao lưu, hợp tác, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Phóng viên báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Thị Việt Hà, người có nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy về văn hoá kinh doanh Hàn Quốc, để hiểu hơn sự phát triển công nghiệp văn hoá Hàn Quốc và bài học đối với Việt Nam.
Độc đáo sắc màu văn hóa Hàn Quốc tại Festival nghề truyền thống Huế 2019 Giao lưu nghệ thuật đương đại Việt Nam - Hàn Quốc

PV: Từng nhiều năm sinh sống, học tập và nghiên cứu về văn hoá tại Hàn Quốc, bà đánh giá như thế nào về sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa của nước này?

Phát triển ngành công nghiệp văn hoá góc nhìn từ Hàn Quốc
TS. Lê Thị Việt Hà.

TS. Lê Thị Việt Hà: Nói đến công nghiệp văn hoá trước hết là nói đến các lĩnh vực như âm nhạc, truyền hình, phim ảnh, game, xuất bản, hàng thủ công, thời trang... mang lại hiệu quả kinh tế. Khoảng hai thập kỷ gần đây, những sản phẩm văn hoá đại chúng của Hàn Quốc như phim ảnh, âm nhạc đóng vai trò thay đổi tư duy và cách đánh giá của người nước ngoài về Hàn Quốc trước đây - một đất nước nhỏ bé, nghèo tài nguyên, đã từng kiệt quệ về kinh tế sau khi bị chia cắt hai miền Nam-Bắc. Ngành công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc đã trở thành ngành mũi nhọn, có khả năng đem lại nguồn thu lớn, lượng việc làm đáng kể và cũng đóng vai trò quan trọng trong “ngoại giao nhân dân”.

Ví như, nhóm nhạc BTS ngoài doanh thu bán đĩa nhạc, vé xem các buổi hòa nhạc, các sản phẩm phái sinh, việc thu hút số lượng khách du lịch tới Hàn Quốc bởi vì yêu thích nhóm nhạc này cũng tăng mạnh. Trong năm 2017, ước tính khoảng 800.000 du khách vào Hàn Quốc (chiếm 7% trong số lượt khách đến) chỉ bởi vì yêu thích ban nhạc BTS. Các thành viên trong nhóm nhạc BTS được mệnh danh là “Đại sứ du lịch danh dự” của Seoul khi dành được sự quan tâm lớn của du khách đến thành phố thông qua sáng kiến “Live Seoul Like I Do”. Văn hoá lan toả từ những điều giản dị như vậy.

Không chỉ đối với du lịch, công nghiệp văn hóa của Hàn Quốc đang thực hiện rất tốt vai trò sức mạnh mềm, mở đường giúp các ngành công nghiệp khác thâm nhập thị trường nước ngoài. Ở Việt Nam hiện nay, Hàn Quốc đang đứng đầu về vốn FDI vào Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp Hàn Quốc, số lượng người học tiếng Hàn… đang tăng lên nhanh chóng, chứng tỏ sức hấp dẫn của Hàn Quốc đối với Việt Nam.

PV: Vậy chính phủ Hàn Quốc đã có những chính sách gì để phát triển ngành công nghiệp không khói này?

TS. Lê Thị Việt Hà: Quy mô ngành công nghiệp văn hoá Hàn Quốc không phải tự nhiên có được mà đó là cả một chính sách phát triển qua các đời Tổng thống Hàn Quốc. Họ đặt mục tiêu đưa Hàn Quốc trở thành một trong 5 cường quốc phát triển văn hóa đại chúng và quảng bá hình ảnh quốc gia với thế giới. Với định hướng như vậy, từ thời điểm đó đến nay, hầu hết các doanh nghiệp lớn ở Hàn Quốc bắt đầu tập trung vào ngành công nghiệp truyền thông và sáng tạo, gặt hái nhiều thành công trong lĩnh vực này. Năm 2013, Chính phủ Hàn Quốc đã đầu tư 5,3 tỷ đô để phát triển ngành công nghiệp sáng tạo này như: Thành lập các Hiệp hội ngành công nghiệp sáng tạo, Trung tâm văn hoá Hàn Quốc ở các quốc gia, Quỹ trao đổi, giao lưu văn hoá Hàn Quốc và nước ngoài. Bên cạnh đó là sự đóng góp không nhỏ của các công ty giải trí và các công ty truyền thông như: SM, JYP, YG và HYBE.

Chúng ta đang tồn tại tất cả các ngành nghệ thuật nhưng lại chưa có ngành công nghiệp văn hoá đúng nghĩa. Để làm được điều này trước hết chúng ta cần phải thay đổi tư duy, đánh giá đúng vai trò sức mạnh mềm của văn hoá. Văn hoá không chỉ đơn thuần là món ăn tinh thần của nhân dân mà sẽ là các sản phẩm đóng góp lớn vào GDP của đất nước trong tương lai.

Chính sách phát triển văn hoá của Hàn Quốc rất rõ ràng. Không chỉ phát triển văn hoá nghệ thuật đương đại mà họ còn phát triển cả văn hoá truyền thống. Đó là lý do tại sao hiện nay chúng ta thấy giới trẻ và người dân trên thế giới đều biết đến Kimchi (món dưa muối truyền thống), Hanbok (trang phục truyền thống), Samulnori (nhạc cụ truyền thống), Pansori (thể loại hát truyền thống). Ngoài ra là chính sách phát triển văn hoá trong giáo dục. Cụ thể là phát triển ngành Ngôn ngữ tiếng Hàn, ngành Hàn Quốc học, trong đó thúc đẩy nghiên cứu, giảng dạy tiếng Hàn, văn hoá Hàn ở nước ngoài. Trong năm học tới ở Việt Nam, tiếng Hàn sẽ chính thức trở thành ngoại ngữ 1 từ lớp 3 đến lớp 12.

PV: Theo bà Việt Nam có lợi thế gì để phát triển ngành công nghiệp văn hoá?

TS. Lê Thị Việt Hà: Theo tôi nhận thấy thì thực tế trong tương lai chúng ta đang có lợi thế để phát triển hơn so với nhiều nước trong khu vực. Đầu tiên, Việt Nam là một nền văn hoá đa dạng trong thống nhất với 54 dân tộc anh em, trong khi các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản chỉ có một dân tộc duy nhất. Bên cạnh đó, chúng ta có thị trường rộng lớn với hơn 90 triệu dân và dân số trẻ, trong khi Hàn Quốc hay Nhật Bản lại là đất nước nhỏ bé đang phải đối mặt với hiện tượng già hoá dân số. Đặc biệt, chúng ta đi sau nên có thể tiếp thu được nhiều kinh nghiệm phát triển văn hoá từ những nước trong khu vực đang rất thành công như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan… Trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid như hiện nay, tuy thị trường văn hoá, giải trí, du lịch trên toàn thế giới hiện nay khá ảm đảm nhưng chúng ta có thể tận dụng thời cơ này để chuẩn bị kỹ lưỡng cho các sản phẩm văn hoá tung ra sau dịch. Tôi tin rằng, các doanh nghiệp dành thời gian này để tái cấu trúc và định vị thị trường thì chắc chắc sẽ có bước nhảy vọt mạnh mẽ hậu Covid-19.

Phát triển ngành công nghiệp văn hoá góc nhìn từ Hàn Quốc
Ảnh minh họa.

PV: Dựa vào bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc, bà có gợi ý gì để Việt Nam có thể phát triển thành quốc gia công nghiệp văn hoá trong tương lai?

TS. Lê Thị Việt Hà: Chúng ta đang tồn tại tất cả các ngành nghệ thuật nhưng lại chưa có ngành công nghiệp văn hoá đúng nghĩa. Để làm được điều này trước hết chúng ta cần phải thay đổi tư duy, đánh giá đúng vai trò sức mạnh mềm của văn hoá. Văn hoá không chỉ đơn thuần là món ăn tinh thần của nhân dân mà sẽ là các sản phẩm đóng góp lớn vào GDP của đất nước trong tương lai.

Hai là, từ bài học của Hàn Quốc, tôi thấy cần chuẩn bị nền móng về nhân sự cho ngành công nghiệp sáng tạo này. Trước hết đó là việc đào tạo, thu hút nhân tài không chỉ trong mà còn ở cả ngoài nước. Tại sao các công ty giải trí Hàn Quốc tại tuyển thực tập sinh ở nước ngoài về để đào tạo? Lý do là họ muốn thu hút người hâm mộ từ quốc gia của những idol đó, sau mới là tạo tính khác biệt để cạnh tranh cho sản phẩm.

Ba là, xây dựng các công ty giải trí và truyền thông chuyên nghiệp để có thể xã hội hoá các hoạt động biểu diễn. Cũng giống như những ngành khác, không thể có được một nền công nghiệp nếu không có các công ty. Nhà nước sẽ đóng vai trò là bệ đỡ, các công ty giải trí sẽ thực hiện vai trò cụ thể của mình. Mỗi năm, nước ta có hàng chục cuộc thi tài năng nghệ thuật trên truyền hình nhưng những ngôi sao thành danh bước ra từ những cuộc thi như vậy là rất hiếm bởi thiếu bệ phóng là các công ty giải trí chuyên nghiệp. Tôi đã thấy có một vài công ty lăng xê nghệ sĩ thành công nhưng lại không được bền vững bởi văn hoá và đạo đức kinh doanh của họ chưa phù hợp với xã hội Việt Nam. Một điều nữa là trong đại dịch Covid-19 chúng ta càng thấy được vai trò quan trọng của các sản phẩm được số hoá, giúp khán giả tiếp cận nghệ thuật dễ dàng hơn và các công ty cũng giải quyết được vấn đề đầu ra cho sản phẩm. Nhất là các sản phẩm nghệ thuật nước ngoài đã khiến chúng ta không còn cảm thấy có rào cản biên giới giữa mỗi quốc gia, làm cho chúng ta thấy thế giới đang “phẳng” hơn bao giờ hết.

Bốn là, quảng bá văn hoá Việt Nam ở nước ngoài thông qua các chương trình học tiếng Việt, nghiên cứu Việt Nam học, giao lưu văn hoá; quảng bá hình ảnh Việt Nam qua các kênh truyền hình nổi tiếng như CNN, BBC và mạng xã hội để người nước ngoài biết đến chúng ta nhiều hơn.

Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!

Bùi Phương thực hiện

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động