Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 22/4, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hôm nay, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị về phát triển vùng ĐBSCL Thủ tướng làm việc với lãnh đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì Hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng đồng chủ trì hội nghị.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo chủ chốt các ban, bộ, ngành Trung ương, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Sau hội nghị đầu tiên về triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được tổ chức thành công vào tuần trước (ngày 15/4), thì đây là hội nghị thứ 2 về phát triển vùng được Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức.

Hội nghị nhằm quán triệt sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị và cả nước, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long - vùng cực Nam của Tổ quốc, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết quan trọng này.

Hiện nay, về địa chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và quốc phòng, an ninh, nước ta chia thành 6 vùng, bao gồm: vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

Mỗi vùng đều có những đặc điểm, tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức mang tính đặc thù riêng. Để phát huy được tiềm năng, lợi thế của mỗi vùng và cả nước, bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho cả nước cũng cần phải có các chủ trương, chính sách phát triển cụ thể, sát hợp, phù hợp với từng vùng; khắc phục tình trạng tỉnh nào cũng xin cơ chế, chính sách đặc thù, ưu đãi riêng, không phù hợp với những nguyên tắc chung cơ bản của kinh tế thị trường là thống nhất và bình đẳng.

Chính vì vậy, Bộ Chính trị các khóa trước cũng đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về phát triển vùng và giao cho Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình hành động và các cơ chế, chính sách phù hợp với từng thời kỳ để đưa Nghị quyết vào cuộc sống; coi đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi vùng và cả nước.

Trong các vùng nêu trên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm 13 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng diện tích khoảng 40,6 nghìn km2; dân số vùng khoảng 17,5 triệu người, chiếm gần 18% dân số cả nước.

Hội nghị đã nghe đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết nhấn mạnh, vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực Nam của Tổ quốc - một địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự hết sức trọng yếu đối với cả nước. Vùng nằm liền kề tuyến hàng hải Đông - Tây, có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, kết nối Nam Á và Đông Á cũng như với Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương, với chiều dài hơn 700 km bờ biển, chiếm 23% bờ biển cả nước, khoảng 360.000 km2 vùng biển và thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế; có các quần đảo Thổ Chu, Nam Du và đảo Phú Quốc là những chuỗi đảo hết sức quan trọng kiểm soát tuyến đường biển Thái Bình Dương qua Biển Đông nối với Ấn Độ Dương.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng, lợi thế cho phát triển; là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới; là vùng sản xuất và xuất khẩu lương thực, thực phẩm, thuỷ hải sản và trái cây lớn nhất của cả nước; đóng góp khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, gần 65% sản lượng thuỷ sản nuôi trồng, 60% lượng cá xuất khẩu và gần 70% các loại trái cây của cả nước; là khu vực có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều vườn cây, rừng cây rộng lớn, với 4 khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên được công nhận là khu Ramsar của thế giới (đó là những vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới, đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chí được quy định trong Công ước, ký năm 1971 tại thành phố Ramsar - Iran, bao gồm: Vườn quốc gia Tràm Chim - Đồng Tháp; Vườn quốc gia Mũi Cà Mau; Vườn quốc gia U Minh Thượng - Kiên Giang và Làng Sen - Long An). Đồng thời, trong vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo, như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều…

Đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và cách mạng, hào hùng và rất vẻ vang; là địa bàn sinh sống, gắn bó, đoàn kết lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt, Khơ Me, Hoa, Chăm,... với những nét văn hoá hết sức đặc thù và nền văn minh sông nước độc đáo, như giao thông chủ yếu sử dụng ghe, thuyền; các điểm quần cư nông thôn gắn liền với hệ thống kênh rạch, sống chung với lũ và phương thức khai thác các sản vật mùa khô và mùa nước nổi…

Phát huy tiềm năng, lợi thế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương trình bày những nội dung chủ yếu của Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII.

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là "Vùng cực Nam - Thành đồng của Tổ quốc", cửa ngõ phía Tây Nam của quốc gia, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng cần được phát huy cao hơn, và tiềm năng, lợi thế to lớn cho phát triển cần được khai thác có hiệu quả hơn trên cơ sở xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện thật tốt Nghị quyết của Bộ Chính trị lần này.

Tiếp đó, các đại biểu đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh thảo luận tại Hội nghị. Đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 6 giải pháp để hoàn thiện thể chế liên kết vùng Đồng bằng Sông Cửu Long phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.

Đồng chí Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, nông nghiệp là lĩnh vực rộng, là nguồn kinh tế trọng điểm của vùng, trong thời gian tới, cần giải quyết thỏa đáng những vấn đề nội tại để phát triển toàn diện và nâng cao giá trị các sản phẩm nông nghiệp với mức giá cạnh tranh, chi phí đầu vào tối ưu, tạo những giá trị gia tăng cao… Phải có “cuộc cách mạng” tổ chức lại sản xuất, có sự vào cuộc của lãnh đạo tất cả các địa phương…

Theo Hiền Hòa – Phạm Cường/dangcongsan.vn

https://dangcongsan.vn/thoi-su/phat-huy-tiem-nang-loi-the-cua-vung-dong-bang-song-cuu-long-608580.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

TP.HCM: Xác minh nhiều nội dung dư luận phản ánh tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

(LĐTĐ) Ủy ban kiểm tra Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa thành lập Tổ thẩm tra, xác minh về công tác chỉ đạo điều hành của cấp ủy Đảng bộ Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (thành phố Thủ Đức, TP.HCM).
Chìa khóa bảo vệ quyền lợi người lao động

Chìa khóa bảo vệ quyền lợi người lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công đoàn Trường THCS Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia quản lý, phối hợp xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người lao động, phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, việc thực hành dân chủ ngày được nâng lên.
Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Kỳ 3: Nâng tầm công tác giám sát để hoàn thiện thiết chế văn hoá cơ sở

Với vai trò là cầu nối giữa chính quyền với nhân dân những năm qua Hội đồng nhân dân (HĐND) từ cấp cơ sở đến Thành phố đã tổ chức nhiều phiên giải trình, đưa ra các kiến nghị, chất vấn, tái chất vấn, yêu cầu Ủy ban nhân dân (UBND), các sở, ban, ngành đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Hiện thực hóa giấc mơ an cư

Hiện thực hóa giấc mơ an cư

(LĐTĐ) Luật Nhà ở (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, trong đó có quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn cho công nhân, người lao động thuộc diện được hưởng chính sách về cho thuê, mua nhà ở xã hội.
Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Chính thức áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024

Ngày 29/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024, áp dụng từ năm tài chính 2024.
Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

Tổ chức bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023"

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức vòng bán kết Cuộc thi "Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp sinh viên EPU năm 2023".
Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

Bệnh nhân u não nhưng trì hoãn đi khám vì tưởng bị “ma bắt”

(LĐTĐ) Hiện nay, với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều bà con vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số đã tiếp cận dễ dàng hơn với các thông tin điều trị u bướu bằng y học hiện đại. Tuy nhiên, thời gian qua, tại Bệnh viện K vẫn ghi nhận một số trường hợp cả tin, mê tín cho rằng có biểu hiện lạ của cơ thể do “ma bắt”, y học không thể điều trị khỏi bệnh; do đó không tới khám, bỏ lỡ thời điểm vàng của quá trình điều trị, để lại hậu quả đáng tiếc.

Tin khác

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trên nhiều lĩnh vực

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Thổ Nhĩ Kỳ trên nhiều lĩnh vực

(LĐTĐ) Chiều ngày 29/11 (theo giờ địa phương), trong chương trình chuyến thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi tiến hành hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đã có cuộc gặp gỡ báo chí và chứng kiến lễ ký kết các văn bản hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị của hai nước.
Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia

Tội phạm ma túy diễn biến phức tạp trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia

(LĐTĐ) Dự báo trong thời gian tới, tình hình hoạt động của tội phạm ma túy dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia chưa giảm, thậm chí còn có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp cả về quy mô, tính chất và phạm vi hoạt động, đòi hỏi hai bên phải tiếp tục đẩy mạnh hợp tác hơn nữa trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, phòng chống ma túy.
Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 6 thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

Chủ tịch Quốc hội: Kỳ họp thứ 6 thành công tốt đẹp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu thực tiễn

(LĐTĐ) Sáng 29/11, sau 22,5 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương, khoa học, dân chủ và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra.
Quốc hội thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung

Quốc hội thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 29/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, với 462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 93,52 %).
70 tuổi vẫn có thể tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

70 tuổi vẫn có thể tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở

(LĐTĐ) Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập trên cơ sở thống nhất 3 lực lượng, gồm: Bảo vệ dân phố, công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và đội trưởng, đội phó đội dân phòng.
Quận Nam Từ Liêm có tân Bí thư

Quận Nam Từ Liêm có tân Bí thư

(LĐTĐ) Tại quận Hoàng Mai và Nam Từ Liêm, ngày 28/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm làm Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội

Bí thư Quận ủy Nam Từ Liêm làm Chánh Thanh tra thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 28/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác cán bộ tại Thanh tra Thành phố.
Điều động Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh làm Bí thư Quận ủy Hoàng Mai

Điều động Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh làm Bí thư Quận ủy Hoàng Mai

(LĐTĐ) Ngày 28/11, tại huyện Đông Anh và quận Hoàng Mai, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ.
Xem xét tháo gỡ về tài chính và cơ chế đặt hàng cho cơ quan báo chí

Xem xét tháo gỡ về tài chính và cơ chế đặt hàng cho cơ quan báo chí

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa có Công văn số 5899/BTTT-KHTC gửi Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, cơ chế đặt hàng, định giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước, tháo gỡ khó khăn cho cơ quan báo chí.
Đại biểu đề nghị cấm tham gia đấu giá tài sản với người không có đủ năng lực tài chính

Đại biểu đề nghị cấm tham gia đấu giá tài sản với người không có đủ năng lực tài chính

(LĐTĐ) Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi). Vấn đề ngăn chặn tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá, thông đồng, dìm giá, quy định về tiền đặt trước… được các đại biểu thảo luận sôi nổi.
Xem thêm
Phiên bản di động