Phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực:

Phấn đấu từ nay đến hết năm 2022 kết thúc điều tra 14 vụ án

Sáng 17/8, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã họp Phiên thứ 22 dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo, để kiểm điểm, đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, xác định nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.
Tổng Bí thư: Công tác kiểm tra của Đảng phải đi trước một bước Công tác phòng, chống tham nhũng đạt nhiều kết quả quan trọng, toàn diện, rõ rệt
Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: Trí Dũng /TTXVN)

Tạo thống nhất cao về nhận thức và hành động

Theo TTXVN, tại Phiên họp, Ban Chỉ đạo thống nhất kết luận, về tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2022, mặc dù vừa tiếp tục tập trung phòng, chống dịch Covid-19, vừa chỉ đạo phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, song các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện nghiêm túc Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo và Chương trình công tác năm 2022 của Ban Chỉ đạo. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, quyết liệt, đồng bộ, khẩn trương và có bước phát triển mới, khẳng định mạnh mẽ quyết tâm kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ban Chỉ đạo đã tham mưu Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2012-2022 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Đặc biệt là bài phát biểu kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo đã đánh giá toàn diện, sâu sắc kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý, chỉ đạo nhiều chủ trương, giải pháp lớn về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tạo sự tin tưởng, phấn khởi, quyết tâm cao trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ban Chỉ đạo đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện 13 Đề án quan trọng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 23 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là về thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, về kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên, chiến lược kiểm tra, giám sát của Đảng, về sắp xếp cán bộ bị xử lý kỷ luật, về tăng cường, củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên trong giai đoạn mới... Quốc hội đã cho ý kiến, thông qua 08 dự án luật. Chính phủ ban hành 59 nghị định, quyết định. Các bộ, ngành ban hành 216 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực...

Trong 6 tháng đầu năm, cấp ủy, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật đối với 295 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 117 đảng viên so với cùng kỳ năm trước); Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 27 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý (tăng 20 trường hợp so với cùng kỳ năm trước). Từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã thi hành kỷ luật 56 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, trong đó có 10 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.

Ngành Thanh tra, Kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nổi cộm, dư luận bức xúc; đã kiến nghị xử lý, thu hồi 15.418 tỷ đồng và 134 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 1.682 tập thể và 2.676 cá nhân (tăng 831 tập thể và 603 cá nhân so với cùng kỳ năm trước). Các bộ, ngành, địa phương đã chuyển 414 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời tăng cường quản lý, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan chống tham nhũng, tiêu cực; đã xử lý kỷ luật 54 trường hợp, chuyển xử lý hình sự 09 trường hợp; khởi tố 16 vụ án/17 bị can tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tư pháp.

Ban Chỉ đạo đã tổ chức 08 Đoàn kiểm tra chuyên đề về công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực.

Phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc

Từ sau Phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo đến nay, các cơ quan tố tụng trong cả nước đã khởi tố mới 297 vụ án/682 bị can về các tội tham nhũng (tăng 153 vụ, 298 bị can so với cùng kỳ năm trước). Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, đã khởi tố mới 08 vụ án/29 bị can, khởi tố thêm 40 bị can trong 12 vụ án; kết thúc điều tra 10 vụ án/134 bị can, kết thúc điều tra bổ sung 06 vụ án/142 bị can; truy tố 07 vụ án/77 bị can; xét xử sơ thẩm 05 vụ án/55 bị cáo, xét xử phúc thẩm 06 vụ án/53 bị cáo. Các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi thu hồi được hơn 9.027 tỷ đồng trong các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo (tăng hơn 7.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước).

Tòa án đã đưa ra xét xử kịp thời một số vụ án trọng điểm, gồm: Vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai và một số cơ quan, đơn vị; vụ án “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” xảy ra trong việc thực hiện Dự án sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và Dự án biệt thự sông núi Vĩnh Trung tại khu vực núi Chín Khúc, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, các tỉnh, thành phố khác, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan; vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Nhận hối lộ” xảy ra tại các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng; vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng công ty Sản xuất, Xuất nhập khẩu Bình Dương (đang xét xử sơ thẩm).

Điểm nổi bật là các cơ quan tiến hành tố tụng Trung ương và địa phương, nội chính, kiểm tra đã phối hợp chặt chẽ, khắc phục khó khăn, vướng mắc, tập trung điều tra, xử lý nghiêm nhiều vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á; Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao; Tập đoàn FLC; Tập đoàn Tân Hoàng Minh; Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và các vụ, việc liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, tài sản nhà nước xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Dương… trong đó, khởi tố nhiều bị can là cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý. Riêng liên quan đến Công ty Việt Á đã khởi tố 25 vụ án, 95 bị can.

Đến nay, 63/63 Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của các tỉnh, thành phố đã được thành lập và đi vào hoạt động. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương có sự chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực.

Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được tăng cường. Vai trò của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, báo chí và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được phát huy tốt hơn. Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, các Thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo và các cơ quan chức năng tiếp tục hoạt động nền nếp, bài bản, mang lại hiệu quả cao.

Kiên quyết khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh"

Kết luận Phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Thời gian qua, chúng ta đã chỉ đạo triển khai khá toàn diện, đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để xây dựng, hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cả trong Đảng, Nhà nước. Từ nghiên cứu, ban hành mới đến rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định của Đảng và các quy định của pháp luật còn bất cập hoặc chưa phù hợp với thực tiễn, để kịp thời bổ sung, điều chỉnh; từng bước hình thành khuôn khổ pháp lý vững chắc để "không thể tham nhũng, tiêu cực". Nhất là chúng ta đã từng bước gắn kết đồng bộ giữa phòng, chống tham nhũng với phòng, chống tiêu cực.”

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị cần tập trung chỉ đạo hoàn thành các công việc theo đúng kế hoạch đã đề ra. Trong đó, tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện thể chế của Đảng, Nhà nước về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị, quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Khẩn trương hoàn thành, trình Bộ Chính trị ban hành Quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các hoạt động kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xây dựng pháp luật, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công và trong hoạt động báo chí, truyền thông.

Chú thích ảnh
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu chỉ đạo phiên họp sáng 17/8.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Phấn đấu từ nay đến hết năm 2022 kết thúc điều tra 14 vụ án, ban hành cáo trạng truy tố 20 vụ án; xét xử sơ thẩm 25 vụ án; xét xử phúc thẩm 5 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 21 vụ việc theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý dứt điểm các vụ việc, vụ án liên quan đến Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số cơ quan, doanh nghiệp liên quan; vụ án "Thao túng thị trường Chứng khoán" xảy ra tại Tập đoàn FLC và một số công ty liên quan; vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại Công ty AIC; khẩn trương đưa ra xét xử các vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra chuyên đề của Ban Chỉ đạo về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản trong các vụ án, vụ việc... Đồng thời, cần tiếp tục tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân; xây dựng chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới, trước hết là sự gương mẫu, giữ gìn, nói đi đôi với làm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí, truyền thông trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Báo chí không chỉ tuyên truyền, giáo dục, mà còn tích cực đấu tranh, góp phần răn đe, ngăn chặn những hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, khẩn trương chuẩn bị và tích cực hướng dẫn, chỉ đạo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh sớm kiện toàn tổ chức, xây dựng, hoàn thiện các quy chế, quy trình công tác, tăng cường hướng dẫn, kiểm tra để nâng cao hiệu quả hoạt động; kiên quyết khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh", tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, rõ rệt, đồng bộ trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương, cơ sở.

Cũng tại Phiên họp này, Ban Chỉ đạo đã cho ý kiến đối với: Báo cáo kết quả bước đầu của 8 Đoàn kiểm tra chuyên đề của Ban Chỉ đạo về công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về tham nhũng, kinh tế, tiêu cực và công tác giám định, định giá tài sản trong giải quyết các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, tiêu cực; Thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 7 vụ án, 10 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định của pháp luật...

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

Đổi mới truyền thông, thu hút người tham gia BHYT

(LĐTĐ) Số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn Thủ đô tăng nhanh qua các năm; quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo và ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn Thủ đô được nâng cao… Đó là kết quả nổi bật của Thủ đô Hà Nội sau 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”.
Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

Đưa chính sách pháp luật đến với người lao động

(LĐTĐ) Với mục đích thiết thực vì quyền lợi của người lao động, hằng năm báo Lao động Thủ đô đều phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các quận, huyện, Công đoàn ngành tổ chức các buổi Đối thoại, giao lưu trực tuyến về chính sách pháp luật, các kiến thức liên quan thiết thân tới người lao động. Đây là phương pháp tuyên truyền thực sự hữu ích, cách làm sáng tạo, mang lại những kết quả bổ ích, được công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), cán bộ Công đoàn các cấp đánh giá cao.
Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

Hạ độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí: Vừa hợp lý, vừa nhân văn

(LĐTĐ) Không chỉ mong giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nhiều người cao tuổi còn mong muốn được tăng số tiền trợ cấp để giúp họ đỡ phần nào khó khăn khi tuổi cao, sức yếu.
Nơi làm việc ấm áp tình thân

Nơi làm việc ấm áp tình thân

(LĐTĐ) 8 năm qua, Công ty Cổ phần (CP) Lương thực vật tư nông nghiệp Nghệ An thực hiện chính sách cho người lao động vay tiền để trang trải cuộc sống, để rồi người lao động nơi đây luôn cảm thấy may mắn khi có thêm một ngôi nhà ấm áp, đó là công ty.
“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

“Thổi giá” chung cư, phải xử lý!

(LĐTĐ) Bộ Xây dựng đề nghị UBND thành phố Hà Nội kiểm tra, rà soát hoạt động giao dịch kinh doanh bất động sản, đặc biệt các chung cư có dấu hiệu tăng giá bất thường.
Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

Phát triển giao thông công cộng để giảm ùn tắc: Biến quyết tâm thành hành động

(LĐTĐ) Vấn đề hạn chế xe cá nhân tại các đô thị lớn như Hà Nội đã được các ngành chức năng đặt ra từ lâu nhưng đến thời điểm này vẫn chưa đạt được bước tiến nào rõ rệt. Đáng lo ngại hơn, vấn nạn ùn tắc giao thông tại Thủ đô đang có dấu hiệu phức tạp hơn. Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng, ngoài mở rộng hạ tầng thì giải pháp cốt lõi cho vấn đề này nằm ở việc phát triển giao thông công cộng.
Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.

Tin khác

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Ảnh lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đông đảo người dân, đồng bào ta ở nước ngoài dự và dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

Khuyến khích phong trào đọc sách trong cộng đồng

(LĐTĐ) Tối 17/4, tại Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba.
Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Hà Tĩnh tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

(LĐTĐ) Sáng 17/4, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 - 1/5/2024).
Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh: Tổ chức bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).
Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

Khánh thành tượng đài V.I Lênin ở trung tâm thành phố Vinh

(LĐTĐ) Sáng 16/4/2024, tại TP.Vinh, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh U-li-a-nốp chính thức khánh thành tượng đài V.I.Lê-nin nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh V.I. Lênin (22/4/1870 – 22/4/2024)
Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

Người dân TP.HCM thích nghi với nắng nóng gay gắt

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng và Nam Bộ nói chung đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt, kéo dài; ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô qua chùm ảnh.
Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

Đồng chí Nguyễn Lê Hoàng làm Phó Bí thư Quận ủy Tây Hồ

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ tại Quận ủy Tây Hồ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

Bí thư Thành ủy Hà Nội kiểm tra tiến độ Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Cùng đi có Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn.
Xã Cổ Loa tổ chức lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

Xã Cổ Loa tổ chức lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(LĐTĐ) Ngày 15/4, xã Cổ Loa (huyện Đông Anh) trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024) nguyên Thường trực Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương - người cách mạng kiên trung, tận tụy, suốt đời phấn đấu cho lý tưởng cộng sản.
Xem thêm
Phiên bản di động