Nữ hoạ sĩ vẽ tranh bằng...điều khiển

(LĐTĐ) Gần 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo, chỉ với kính thực tế ảo và hai tay cầm điều khiển, chị Đặng Thị Minh Hằng (TP.HCM) đã có nhiều tác phẩm nghệ thuật đặc sắc trong không gian ba chiều giả lập.
Sản xuất "sản phẩm xanh" là trách nhiệm của cộng đồng và doanh nghiệp Khi doanh nghiệp bước vào “sân chơi” thực tế ảo Hai nhóm sinh viên Việt Nam đoạt giải quốc tế về thiết kế tại Nhật Bản

Có hơn 8 năm làm họa sĩ digital art và vẽ truyện tranh, bằng tài năng nghệ thuật của mình, chị Đặng Thị Minh Hằng (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) đã sáng tạo hơn 15 tác phẩm trong 2 năm theo đuổi bộ môn vẽ tranh thực tế ảo.

“Thật trong ảo”, trải nghiệm thú vị

Giải thích thêm về bộ môn nghệ thuật thực tế ảo, chị Hằng khẳng định, khác với tranh 2D - chỉ dùng để trưng bày triển lãm hay trang trí, tranh thực tế ảo có thể ứng dụng phong phú hơn, như làm backdrop (phông nền), TVC quảng cáo, intro cho sự kiện...

Nữ nghệ sĩ tiên phong trong trào lưu vẽ tranh thực tế ảo
Không cần sử dụng cọ, màu vẽ và giấy thông thường, chị Hằng vẫn tạo ra được những bức tranh đầy màu sắc nhờ kính thực tế ảo và bảng điều khiển trên tay. Ảnh: Phương An

“Người dùng có thể cảm nhận, di chuyển, tương tác, khám phá bên trong môi trường ảo thông qua các thiết bị như kính thực tế ảo hoặc có thể thao tác bằng tay. Đây là môi trường giả lập được con người tạo ra nhờ phần mềm chuyên dụng”, chị Hằng giải thích thêm.

Nhiều người thưởng thức tranh đã có những trải nghiệm thú vị với tranh thực tế ảo. Tại một số không gian triển lãm tranh thực tế ảo nổi tiếng ở TP.HCM chúng tôi đã nghe nhiều chia sẻ từ người dân.

Như tại không gian triển lãm tranh Van Gogh ở Trung tâm Thương mại Gigamall (thành phố Thủ Đức, TP.HCM) nhận được sự quan tâm và thu hút đông đảo người đến trải nghiệm. Nơi đây được kết hợp từ những ứng dụng công nghệ thực tế ảo hàng đầu thế giới.

Lần đầu tiên được trải nghiệm, anh Minh Khoa (30 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) cảm thấy rất thích thú: “Xem tranh thực tế ảo cho tôi cảm giác chân thực hơn khi xem phim 3D, 4D. Tôi thực sự bị lôi cuốn vì có cảm giác mình đang sống thật trong thế giới ảo”.

Là một người khá bận rộn với công việc nhưng lại có đam mê đi du lịch và tìm hiểu nền văn hóa của nhiều quốc gia, chị Ánh Thương (25 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) cho rằng, loại hình tranh thực tế ảo này có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp tiết kiệm chi phí và không cần tốn quá nhiều thời gian vẫn có thể thưởng thức được các tác phẩm nghệ thuật.

“Sau thời gian làm việc mệt mỏi mà vẫn có thể thỏa sức được đam mê của bản thân qua công nghệ thực tế ảo tại nhà, đây đúng là một trải nghiệm thú vị và độc đáo”, chị Ánh Thương nhận xét.

Vượt ra khỏi giới hạn vật lý và logic thông thường

Nói về cơ duyên tìm đến công nghệ thực tế ảo, chị Minh Hằng cho biết: “Hơn 7 năm trước, tôi đã được biết đến bộ môn này. Thời gian đó, tôi còn đang vẽ truyện tranh nên chưa thể thực hiện. Thể loại trước đây tôi hay vẽ là siêu anh hùng, chủ nghĩa anh hùng độc tôn, những cuộc chiến đấu theo mô típ rập khuôn, mang tính bạo lực”.

Nữ nghệ sĩ tiên phong trong trào lưu vẽ tranh thực tế ảo
Trong vòng 2 năm, chị Hằng đã sáng tạo ra hơn 15 tác phẩm bằng công nghệ vẽ tranh thực tế ảo.

Làm nhiều một thể loại, chị Hằng cảm thấy rất nhàm chán. Bên cạnh đó, chị Hằng còn thích phim hoạt hình Vùng đất linh hồn và cảm thấy ấn tượng với tinh thần đoàn kết, sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên. Đây chính là nguồn cảm hứng khiến chị Hằng bắt đầu trở thành họa sĩ thực tế ảo.

Theo chị Hằng, họa sĩ vẽ tranh thực tế ảo không cần màu, cọ hay giấy vẽ mà chỉ cần đeo kính thực tế ảo là có thể bắt đầu sáng tác nghệ thuật. Tùy nhu cầu sử dụng, người dùng có thể lựa chọn phần mềm VR với những chức năng phù hợp. Thực tế, loại hình này ở Việt Nam vẫn chưa nhiều người tham gia nên tất cả các tư liệu, phần mềm đều phải tham khảo từ họa sĩ nước ngoài.

Bên cạnh những thuận lợi, chị Hằng cho rằng vẫn còn gặp nhiều khó khăn như trong giai đoạn cài đặt các thiết bị rất phức tạp. Vì là công nghệ mới nên phần mềm có thể chạy chưa mượt, xuất hiện những lỗi kỹ thuật phát sinh trong quá trình vẽ khiến công việc không kịp tiến độ.

Nữ nghệ sĩ tiên phong trong trào lưu vẽ tranh thực tế ảo
Với tranh phong cảnh sẽ mất từ 1 - 2 tuần, tranh chân dung sẽ mất vài ngày để hoàn thành tác phẩm.

Bên cạnh tranh thực tế ảo, chị Hằng còn sáng tác tranh bằng loại công nghệ phối trộn thế giới thật và ảo, tạo ra trải nghiệm cao hơn cho người xem đó là công nghệ thực tế hỗn hợp (MR).

“Với tranh MR, người xem không cần đeo kính thực tế ảo cũng có thể hình dung được họa sĩ vẽ gì thông qua nhiều ứng dụng, thiết bị để quay nét vẽ, thao tác của họa sĩ…”, chị Hằng nói.

Nhìn chung, tùy theo yêu cầu đặt ra mà thời gian hoàn thành tác phẩm tranh vẽ bằng công nghệ thực tế ảo khác nhau. Với tranh phong cảnh sẽ mất từ 1 - 2 tuần, tranh chân dung sẽ mất vài ngày để hoàn thành tác phẩm.

Mặc dù vẽ tranh bằng công nghệ thực tế ảo không bị giới hạn thời gian, địa điểm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là trục trặc kỹ thuật có thể làm bức tranh đang vẽ bị biến mất hoặc gặp sự cố xung đột phần mềm.

“Công việc này có nhiều thú vị và là vùng đất mới, cần được khám phá nên người họa sĩ bắt buộc phải có tính kiên trì và thực sự đam mê để tìm cách khắc phục”, chị Hằng chia sẻ.

Chị Đặng Thị Minh Hằng là người khai sinh dự án Endangered - ứng dụng nghệ thuật VR vào việc bảo tồn động vật hoang dã. Nữ họa sĩ này nhận ra với khả năng vô hạn trong kỹ thuật sáng tạo, con người có thể ứng dụng công nghệ để giảm thiểu việc xâm hại đến môi trường tự nhiên.

Về dự án Endangered, khi quét mã QR qua màn hình điện thoại, sẽ có một loài động vật hoang dã đang chuyển động, thậm chí có thể nói chuyện.

“Trong tương lai, không chỉ ở TP.HCM, tôi có kế hoạch phát triển và lan rộng dự án này đến các khu bảo tồn thiên nhiên, những nơi tập trung đông dân cư tại mỗi địa phương trên khắp mọi miền đất nước nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường và động vật”, chị Hằng mong muốn.

Lâm Nguyên - Phương An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Xác lập 2 kỷ lục tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Vào lúc 20h tối nay 12/7, tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612, Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội) sẽ chính thức khai mạc Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị hứa hẹn thu hút số đông người dân và du khách quốc tế.
Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

Hà Nội: Tổ chức kiểm tra việc thực hiện 2 Quy tắc ứng xử của Thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thuộc thành phố Hà Nội, Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến diễn ra từ ngày 16-17/11

(LĐTĐ) Lễ hội Kanagawa tại Hà Nội năm 2024, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 17/11 tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh thuộc phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

Trưng bày “Thắp ngọn lửa hồng” kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh liệt sĩ 27/7

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 9/7, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề “Thắp ngọn lửa hồng”.
Xem thêm
Phiên bản di động