Nữ bác sĩ dành nhiều tâm huyết để tìm cách tăng chiều cao cho người Việt

(LĐTĐ) Trăn trở suốt 20 năm qua về chiều cao của người Việt, bác sĩ chuyên khoa Nhi Phạm Thị Thanh Hiên là người đã gắn bó gần trọn cuộc đời mình cho việc nghiên cứu tạo ra các giải pháp giúp trẻ em Việt Nam tăng chiều cao. Đồng thời, tìm cách thay đổi tư duy của các phụ huynh để tất cả mọi gia đình đều nhận thức được giá trị của chiều cao thế hệ tương lai và có được kiến thức, hiểu biết, từ đó có thể hành động ngay giúp thay đổi chiều cao cho các con.
Con bạn sẽ cao bao nhiêu ở tuổi trưởng thành? Một số phương pháp giúp tăng chiều cao hiệu quả 10 năm người Việt cao thêm được 2,1cm

Việt Nam nằm trong top 5 nước có chiều cao thấp nhất trên thế giới đó là: Indonesia, Bolivia, Philippines, Việt Nam và Campuchia. Tuy nhiên, một điều còn đáng lo ngại hơn là tốc độ tăng trưởng chiều cao trung bình của người Việt đang rất chậm, đặc biệt là nữ giới.

Cụ thể, từ trước năm 1950 thì chiều cao trung bình của người Việt Nam ở nữ là 152cm còn hiện nay chỉ tăng lên 155cm. Trong khi người Nhật trước năm 1950 chỉ cao 149cm ở nữ nhưng hiện tại chiều cao trung bình đã là 158cm.

Nữ bác sĩ dành nhiều tâm huyết để tìm cách tăng chiều cao cho người Việt
Việt Nam nằm trong top 5 nước có chiều cao trung bình thấp nhất thế giới.

Luôn trăn trở về chiều cao của người Việt, bác sĩ chuyên khoa Nhi Phạm Thị Thanh Hiên là người đã dành rất nhiều năm tháng, với cả tâm - trí - lực cho công việc nghiên cứu tạo ra các giải pháp giúp trẻ em Việt Nam tăng chiều cao.

Đồng thời, tìm cách thay đổi tư duy của các phụ huynh để tất cả mọi gia đình đều nhận thức được giá trị của chiều cao thế hệ tương lai và có được kiến thức, hiểu biết, từ đó có thể hành động ngay giúp thay đổi chiều cao cho các con.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Hải Phòng, bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên đã có nhiều năm làm việc với vai trò là chuyên gia dinh dưỡng của các công ty Nestlé, Mead Johnson.

Ở các tập đoàn đa quốc gia này, chị được làm việc với nhiều chuyên gia về dinh dưỡng hàng đầu thế giới. Cùng với đó là tinh thần học hỏi không ngừng, chị đã thấu triệt được các nguyên lý dinh dưỡng của con người, đặc biệt là sự phát triển của trẻ em.

Năm 2010, bác sĩ Hiên thành lập Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Đức. Tên công ty được đặt theo tên coi trai út của chị. Đây cũng chính là ấp ủ của bác sĩ Hiên trong việc làm sao để cải thiện, nâng cao thể trạng của tất cả các trẻ em Việt Nam như con của mình.

Công ty Minh Đức đã tạo ra rất nhiều các sản phẩm nổi tiếng trên thị trường trong lĩnh vực Nhi khoa như thuốc Naomy, Vitamin C CC life, Midu 6 Enzyme…

Nhưng đến năm 2017, bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên quyết định dành trọn phần đời còn lại để nghiên cứu và phát triển các giải pháp giúp trẻ em Việt Nam thay đổi chiều cao.

Chị đã nghiên cứu rất sâu về các nguyên lý tăng chiều cao như bổ sung can xi, vitamin D, vitamin K2, Magie và hoc-mon tăng trưởng. Đồng thời, bác sĩ Hiên lục tìm rất nhiều các tài liệu và nghiên cứu, pha chế, tìm cách phối hợp các vi lượng để tạo ra hiệu quả nổi trội.

Nữ bác sĩ dành nhiều tâm huyết để tìm cách tăng chiều cao cho người Việt
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên kiểm tra chiều cao cho 1 bé trai.

Chị cũng tìm kiếm và lựa chọn những nguyên liệu tốt nhất trên thế giới để có thể tạo ra giải pháp hiệu quả và an toàn. Đặc biệt, chị đã cùng với Hãng dược phẩm Natto Pharma của Na Uy để tổ chức các hội thảo về xương và mạch máu giúp cho mọi người có ý thức bảo vệ sức khỏe từ bên trong.

Đồng thời hiểu rõ được cơ chế tăng chiều cao an toàn bằng việc giúp can xi được bổ sung vào xương một cách tối đa. Cũng từ đó, dòng sản phẩm Midu MenaQ7 ra đời.

Ban đầu, mặc dù dòng sản phẩm của Midu MenaQ7 gồm 3-4 sản phẩm cho nhiều đối tượng khác nhau đã được công bố và ra thị trường nhưng bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên vẫn sử dụng hết sức dè dặt.

Một số dòng sản phẩm được sử dụng cho các bạn thiếu niên đã mang lại kết quả vô cùng kinh ngạc. Có bạn sử dụng chỉ trong 1 năm đã cao thêm được 18cm.

Bác sĩ Hiên cho biết: “Đối với các con ở giai đoạn đỉnh tăng trưởng thì thông thường sẽ cao lên được 8-10cm/1 năm. Nhưng nếu con có chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý đồng thời biết bổ sung các vi lượng cần thiết như can xi, D3, Vitamin K2, Arginin thì con có thể tăng trưởng gấp đôi so với bình thường”.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nguyên liệu, có những lúc bác sĩ Hiên cũng đã gặp tình trạng không mong muốn. Cụ thể là năm 2018, khi có nhiều công ty ở Việt Nam cũng như trên thế giới sử dụng can xi nano để giúp tăng hấp thụ.

Nhưng sau khi sản xuất, bác sĩ Hiên thấy rằng nếu gốc can xi là can xi lắng đọng mà lại ở dạng nano thì sẽ thẩm thấu càng nhanh và gây ra lắng đọng càng nhiều và nếu sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và gây ra sỏi thận. Chính vì thế, chị kiên quyết không đưa sản phẩm ra thị trường. Lô sản phẩm mà chị đã tiêu hủy có giá trị cả tỉ đồng.

Nữ bác sĩ dành nhiều tâm huyết để tìm cách tăng chiều cao cho người Việt
Bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên (thứ 4 từ trái qua) cùng Mr. Hogne Vik - CEO Natto Pharma (đứng giữa) tổ chức Hội thảo về Sức khỏe xương và tim mạch tại Hà Nội.

Giờ đây khi đã hoàn thiện các giải pháp để tăng chiều cao thì điều mà bác sĩ Hiên đau đáu là làm sao để thay đổi tư duy, nhận thức của các bậc phụ huynh.

Bác sĩ Hiên chia sẻ: “Trẻ con muốn cao thì phải đặt mục tiêu và có phương pháp để giúp con cao càng sớm càng tốt. Nghịch lý của các ông bố bà mẹ là khi con còn nhỏ thì cứ nghĩ kiểu gì nó chả lớn nên cứ để đấy.

Đến khi con dậy thì, trưởng thành rồi mà thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa hoặc không được như mong muốn thì mới nghĩ đến việc thay đổi chiều cao cho con, lúc đó đã muộn. Ở tuổi 16 đối với nữ và 18 đối với nam, sụn đầu xương đã dần khóa lại và việc thay đổi chiều cao sau đó là gần như không thể”.

Bác sĩ Hiên cũng cho biết chị thật may mắn khi năm 2019, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết số 21-NQ/TW) về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt các mục tiêu trong đó có mục tiêu năm 2030 là: Chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm.

“Tôi rất hạnh phúc khi toàn Đảng, toàn dân đã đưa chiều cao là một trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia. Nếu từng con người đều có mong muốn thay đổi chiều cao của người Việt năm 2030, bắt đầu trước tiên bằng việc thay đổi chiều cao của chính con mình thì mục tiêu của quốc gia chắc chắn sẽ thành kết quả”.

Chính vì vậy, chị đã tổ chức rất nhiều các buổi hội thảo, đào tạo cho các bác sĩ, dược sĩ, các chủ nhà thuốc và các đại lý dược trên toàn quốc với mong muốn phổ cập kiến thức về nguyên lý và giải pháp phát triển chiều cao.

“Mục đích của tôi là tạo ra 25.000 chuyên gia phát triển chiều cao để giúp 25 triệu trẻ em trong cả nước cao lớn vượt trội”, bác sĩ Hiên chia sẻ đầy hi vọng!

Gần đây, bác sĩ Phạm Thị Thanh Hiên cùng các cộng sự đã làm nên phần mềm dự đoán chiều cao tuổi trưởng thành dựa vào những căn cứ khoa học và cơ sở dữ liệu lớn (big data) để phân tích và chuẩn đoán, đưa ra phác đồ dự đoán chiều cao tương đối chính xác.

Đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí được xây dựng với mục tiêu giúp cho bố mẹ và các con sớm có ý thức về việc cải thiện chiều cao. Sử dụng phần mềm này, các bậc phụ huynh chỉ cần đo chiều cao, cân nặng của con sau đó nhập thông tin thì phần mềm sẽ trả kết quả là một “Bản phác đồ dự đoán chiều cao tuổi trưởng thành của con”.

Bản phác đồ cho biết hiện trạng của con đang như thế nào. Cao hay thấp, nặng cân hay nhẹ cân theo từng chuẩn của WHO. Cảnh báo các trường hợp thấp còi hoặc dư cân béo phì. Bản phác đồ còn chi tiết tới từng độ tuổi thì con sẽ đạt được chiều cao bao nhiêu cho đến năm 20 tuổi.

Phần mềm này có địa chỉ: https://phanmem.dudoanchieucao.com hoặc ddcc.vn.

Nữ bác sĩ dành nhiều tâm huyết để tìm cách tăng chiều cao cho người Việt
Phần mềm dự đoán chiều cao có giao diện khá thân thiện và dễ sử dụng.

Phúc Chương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

Tạm dừng thu lãi hộ vay bị thiệt hại do bão, đề xuất bổ sung 4.900 tỷ đồng tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Huỳnh Văn Thuận cho biết sẽ tạm dừng thu lãi đối với hộ vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão đến hết ngày 31/12/2024.
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội kịp thời hỗ trợ đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Trước những ảnh hưởng của cơn bão số 3 tớiđời sống của đoàn viên Công đoàn, người lao động, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã có sự thăm hỏi, hỗ trợ, động viên kịp thời.
Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

Hỗ trợ tàu thuyền không kịp về đất liền tránh bão số 4

(LĐTĐ) Các Cơ quan đại diện Việt Nam ở Trung Quốc và một số địa bàn lân cận đã khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để thông báo, cập nhật thông tin về cơn bão Soulik và đề nghị các cơ quan chức năng sở tại hỗ trợ tàu thuyền, ngư dân Việt Nam đang hoạt động trên biển không kịp về đất liền vào trú, tránh bão.
VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

VietinBank - Ngân hàng nội địa dành cho doanh nghiệp quốc tế

(LĐTĐ) Vừa qua, VietinBank vinh dự nhận Giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” (Best Local Bank for FDI in Vietnam) và Giải thưởng “Thương vụ tài trợ dự án cơ sở hạ tầng của năm” (Infrastructure Deal of The Year) trong 3 năm liên tiếp (2022, 2023, 2024).
Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sôi nổi Hội thi tuyên truyền viên giỏi về 70 năm Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 19/9, Quận ủy Nam Từ Liêm đã tổ chức vòng chung khảo Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi với chủ đề "70 năm Ngày giải phóng Thủ đô".
Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

26 trường học ở Hà Nội chưa thể đón học sinh trở lại học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (19/9), toàn thành phố Hà Nội còn 26 trường học chưa thể đón học sinh đến trường học tập trực tiếp trở lại, chủ yếu ở huyện Chương Mỹ.

Tin khác

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

Tình nguyện sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con

(LĐTĐ) Trong các ngày từ 16/9 - 19/9, đoàn tình nguyện của Hội Kỹ thuật xe máy Thanh Hóa đã sửa chữa miễn phí hơn 1.000 xe máy bị hư hỏng do bão lũ cho bà con tại hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái.
Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội: Trao quà hỗ trợ người dân tỉnh Lào Cai chịu thiệt hại do bão, lũ

(LĐTĐ) Ngày 19/9/2024, đoàn công tác Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội cùng các công ty, nhà hảo tâm đã tới thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân chịu thiệt hại trong cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trên địa bàn tỉnh Lào Cai với tổng trị giá hàng hóa, tiền mặt là 240 triệu đồng.
Mỗi buổi sáng ở quê

Mỗi buổi sáng ở quê

(LĐTĐ) Buổi sáng luôn bắt đầu từ những trong trẻo, tươi mới đầy sức sống làm mỗi tâm hồn thêm rộn rã. Buổi sáng còn là không gian tĩnh lặng, vời vợi xa những ồn ào, chật chội của cuộc sống thường ngày.
Khu nhà tạm cư dành cho người dân làng Nủ dự kiến hoàn thành vào ngày 22/9

Khu nhà tạm cư dành cho người dân làng Nủ dự kiến hoàn thành vào ngày 22/9

(LĐTĐ) Dự kiến ngày 22/9 (Chủ Nhật), khu nhà tạm dành cho người dân thôn làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) sẽ hoàn thành. Đây là nơi ở mới của người dân thôn làng Nủ trong thời gian chờ khu tái định cư được xây dựng xong.
Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung Thu cho trẻ em mọi miền

Vinamilk tổ chức nhiều hoạt động Trung Thu cho trẻ em mọi miền

(LĐTĐ) Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu cho trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Quỹ dinh dưỡng “Zott Monte cùng bé lớn khôn” tới với trẻ em nghèo Tây Nguyên

Quỹ dinh dưỡng “Zott Monte cùng bé lớn khôn” tới với trẻ em nghèo Tây Nguyên

(LĐTĐ) Chiều 17/9, tại Hội trường Ủy ban nhân dân xã Đắk Tờ Kan, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Zott Việt Nam, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum và chính quyền địa phương tổ chức tổng kết Chương trình Quỹ dinh dưỡng "Zott Monte cùng bé lớn khôn", công bố kết quả và trao tặng 80.000 hũ váng sữa cho trẻ em nghèo Tây Nguyên.
Lễ hội Trung thu "Trăng ấm tình người" cùng sẻ chia giúp đồng bào vượt qua bão lũ

Lễ hội Trung thu "Trăng ấm tình người" cùng sẻ chia giúp đồng bào vượt qua bão lũ

(LĐTĐ) Trung thu tại Trường Mầm non Tuổi Thơ (tỉnh Bình Dương) mang tên "Trăng ấm tình người", phản chiếu lòng nhân ái qua việc chung tay quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3.
Ấm lòng sự chia sẻ ngày Tết đoàn viên với trẻ em mồ côi tại TP.HCM

Ấm lòng sự chia sẻ ngày Tết đoàn viên với trẻ em mồ côi tại TP.HCM

(LĐTĐ) Sự quan tâm đúng lúc, cùng tình thương trong nỗ lực đồng hành của nhà hảo tâm không chỉ giúp ấm lòng những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, mà còn tiếp thêm động lực để các hoàn cảnh khó khăn thêm vững tin vào cuộc sống.
Gần 1.000 vận động viên tham dự Giải chạy “Vì công trình xanh Việt Nam năm 2024” tại Hà Nội

Gần 1.000 vận động viên tham dự Giải chạy “Vì công trình xanh Việt Nam năm 2024” tại Hà Nội

(LĐTĐ) Dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, trong khuôn khổ hoạt động của Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam, Giải chạy bộ “Vì Công trình xanh Việt Nam năm 2024” do Báo Xây dựng phối hợp với các đơn vị tổ chức dự kiến sẽ thu hút khoảng gần 1.000 vận động viên tham gia.
Viện KSND tỉnh Nghệ An ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

Viện KSND tỉnh Nghệ An ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 16/9, Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tỉnh Nghệ An tổ chức phát động, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Xem thêm
Phiên bản di động