Nỗi lòng của những người xa xứ trong "Mẹ ngóng con về"
Người xa xứ nhớ Tết “Ranh giới” của Tạ Quỳnh Tư được trình chiếu ở Tây Ban Nha |
"Mẹ ngóng con về" là câu chuyện về hai người bạn thân Thắng và Thành. Họ cùng đi du học ở nước ngoài, đều là niềm hy vọng của gia đình, dòng họ nhưng hai người hai lối rẽ. Anh Thành dù có xuất phát có điều kiện kinh tế thuận lợi hơn, nhưng đã mười mấy năm chưa về quê vì xấu hổ mình là người thất bại, sa ngã vào cờ bạc nên cuộc sống lang thang, tay trắng bao năm ở nước ngoài. Anh Thành không lập gia đình, thú nhận mình không nhớ gì đến lời mẹ dặn, chưa từng nghĩ về quá khứ.
Còn anh Thắng từ nghèo khó đi lên, hiện đang có chuỗi TOÀN’S - nhà hàng ẩm thực Việt ở nhiều nước trên thế giới và có một gia đình hạnh phúc. Anh là người trân trọng và luôn hướng về gia đình, quê hương.
Chương trình VTV đặc biệt "Mẹ ngóng con về" của đạo diễn Tạ Quỳnh Tư được chiếu trên VTV1 tối nay (Mùng 2 Tết). |
Thông qua câu chuyện thấm đẫm tình người, những thân phận đối lập nhau, bộ phim chuyển tải thông điệp về sự lựa chọn của mỗi người khi nhìn về quá khứ sẽ quyết định hiện tại và tương lai của chính họ.
Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cho biết, tại thời điểm anh Thắng vấp ngã trong cuộc sống, thất bại trầm trọng trong công việc, anh đã tình cờ xem bộ phim "Chuyện tử tế" của NSND Trần Văn Thủy và bộ phim đã khích lệ, thêm cho anh ý chí, động lực để anh tiếp tục đứng dậy, cố gắng làm điều gì đó thiết thực, có ích.
"Qua lời giới thiệu của đạo diễn Trần Văn Thủy, tôi đã trình và được lãnh đạo Trung tâm phê duyệt thực hiện bộ phim này để phát sóng trong khung VTV Đặc biệt. Chúng ta không lấy kí ức - quá khứ để đánh giá một con người, nhưng hãy so sánh nó với hiện tại để biết ta đã thay đổi thế nào, cố gắng ra sao, và xem đó làm niềm tự hào, cũng như động lực để phấn đấu hơn cho tương lai".
Có thể nói, mạch phim sẽ dẫn dắt người xem đi từ vùng kí ức của mỗi nhân vật đến với cuộc sống hiện tại và cả những điều đang chờ đón trong tương lai. Trong đó, vùng kí ức của nhân vật Thắng là tuổi thơ nghèo đói nên phải đi bán nước chè trên tàu Hoả, đi mót khoai ngoài đồng sau mỗi buổi tan trường…; là người mẹ giáo viên sau mỗi buổi lên lớp lại tảo tần sớm hôm gắng nuôi con ăn học thành người; là hành trình "đói cơm, no chữ" mà đạt được thành quả học tập cao, được nhà nước cho sang Rumani học, nhận bằng tiến sĩ; là sự dằn vặt trong lòng, khi "Công thành, danh toại" mà chưa đón được mẹ, cha sang Châu Âu chơi; là sự ân hận vì chưa kịp giải thích lí do với mẹ, vì sao không trở về Việt Nam theo ước nguyện của mẹ "Học xong Tiến sĩ, quay về Việt Nam làm việc, cống hiến…".
Ê kíp làm phim đã được chứng kiến nhiều khoảnh khắc xúc động, những nụ cười và cả giọt nước mắt. Tại quê hương Nghi Lộc, Nghệ An, khi đứng trước bàn thờ của ông bà nội, cô con gái 11 tuổi của anh Thắng và người vợ Rumani đã bật khóc nức nở. Cháu buồn vì chưa từng được gặp ông bà nội và ước ao được một lần nhìn thấy ông bà dù chỉ một lần. Còn anh Thắng khi đứng trước mộ mẹ đã khóc và gửi lời xin lỗi vì không thực hiện được di nguyện của mẹ...
Nhưng hiện tại, anh Thắng đang hạnh phúc bên người vợ Rumani và hai con nơi xứ người, anh hiểu hơn những câu chuyện bạn bè cùng du học, lập nghiệp rồi chìm trong thất bại, bỏ quên đi ký ức quê nhà. Thẳng thắn nhìn nhận những vấp ngã, sai lầm, thất bại của những người bạn bên mình nơi xứ người, cùng sẻ chia, đùm bọc tình bằng hữu, anh Thắng có được sự thành công cùng chuỗi nhà hàng TOÀN’S gắn kèm tên các xã của huyện Nghi Lộc, Nghệ An, Việt Nam đã hiện diện ở nhiều nước trên thế giới.
Có thể coi TOÀN’S chính là một đại sứ du lịch đưa hình ảnh đất nước con người Việt Nam đến với thế giới, đưa thực khách thế giới về với Việt Nam. Anh Thắng vẫn tiếp tục thực hiện hành trình sẻ chia và hỗ trợ những người đồng hương, đồng bào của mình vượt qua những nghịch cảnh, cùng nhau phát triển kinh tế, tạo dựng thương hiệu ẩm thực Việt có mặt ở khắp các nước trên thế giới.
"Đề tài phim không mới, nhưng tôi tin xem phim ai cũng sẽ thấy mình ở trong đó. Ai cũng có quê hương, có cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, nhưng mỗi người sẽ hướng về quê theo cách khác nhau, nhất là những người xa xứ", đạo diễn Tạ Quỳnh Tư chia sẻ.
"Mẹ ngóng con về" có thời lượng 50 phút, được kể đan xen giữa thực tại và quá khứ, thông qua thủ pháp hiện thực và tái hiện sẽ đem tới cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc, niềm tự hào trí tuệ Việt, bản lĩnh Việt, khát vọng Việt và hơn cả là bài học đắt giá về những giá trị mang tính cội nguồn, bản sắc văn hóa Việt, cho dù bạn ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
TP.HCM: Hơn 41% lao động tìm kiếm mức lương từ 10-15 triệu đồng/tháng
Triệt phá 3 đường dây buôn lậu hàng tấn vàng
Dùng AI tạo video giả mạo bản tin thời sự của VTV1 để lừa đảo
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích Kim Liên
Thanh Trì: Bàn giải pháp thu nợ thuế
Những địa điểm bắn pháo hoa tại Hà Nội dịp Tết Dương lịch 2025
TP.HCM: Thăm hỏi, động viên các gia đình trong vụ cháy nhà trọ khiến 2 người tử vong
Tin khác
Quận Tây Hồ lần đầu tiên tổ chức Liên hoan các ban, nhóm nhạc năm 2024
Xã hội 29/12/2024 09:18
“Ngày ký ức lịch sử - 1 tháng 1”: Tôn vinh hai thế hệ tướng lĩnh vì sứ mệnh hòa bình dân tộc
Văn hóa 28/12/2024 20:41
VTV Countdown 2025: Đại nhạc hội chào năm mới tại 5 điểm cầu trên cả nước
Văn hóa 28/12/2024 11:52
Nhà hát Múa rối Thăng Long đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba
Văn hóa 25/12/2024 16:40
Sôi nổi Ngày hội văn hóa - thể thao quận Tây Hồ năm 2024
Xã hội 25/12/2024 15:12
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20