Nỗi ám ảnh mang tên “bạo lực học đường”
Làm sao để trẻ có "đề kháng" với bạo lực học đường TP.HCM: Nữ sinh Trường THCS Võ Thành Trang bị "đàn chị" đánh đập trên đường |
Tự tử vì bạo lực học đường
Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương, Khoa Sức khoẻ vị thành niên của bệnh viện vừa tiếp nhận một trường hợp nữ học sinh cấp 2 đã có ý định tự tử do bạo lực học đường. Gia đình kể lại, trẻ có tính cách hòa đồng, học lực khá và trước đây không có biểu hiện bất thường tâm lý. Tuy nhiên, thời gian trước, trẻ bị các bạn đánh ở trong và bên ngoài trường.
Bạo lực học đường gây ra nhiều hệ luỵ khôn lường cho các em học sinh. (Ảnh minh hoạ) |
Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó Trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay: Trẻ nhập viện trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, buồn chán, lo sợ khi nghĩ lại cảnh tiếp tục bị đánh và lo sợ đi học sẽ bị bạn bè ở lớp đánh đập. Ở tại bệnh viện, trẻ chỉ nằm thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai.
Sau khi thăm khám và làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá trẻ bị những sang chấn về tinh thần nặng nề. Sau một thời gian trị liệu tâm lý, tinh thần của trẻ đã cải thiện hơn. Trẻ cảm thấy khỏe và vui vẻ hơn, hoà đồng với các bạn trong phòng và với mọi người. Ngoài ra, trẻ cũng ăn, ngủ tốt hơn và được ra viện sau đó.
“Dù trẻ đã được ra viện, nhưng chúng tôi vẫn lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với trẻ đặc biệt khi trẻ đi học trở lại, nếu tình trạng bạo lực học đường vẫn tiếp diễn thì hậu quả sẽ khó lường…”, bác sĩ Vinh cho biết.
Trước đó, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng tiếp nhận và điều trị cho một nữ sinh 13 tuổi sau khi uống 2 gói thuốc trừ sâu tự mua do sang chấn tâm lý. Theo thông tin ban đầu, nữ sinh 13 tuổi đã uống 2 gói thuốc trừ sâu lúc nửa đêm. Sau khi uống, em chóng mặt, nôn liên tục, ngã xuống nền nhà. Gia đình phát hiện, nhanh chóng đưa em đến bệnh viện.
Tại bệnh viện, nữ sinh được cấp cứu rửa dạ dày, cho uống than hoạt tính, truyền dịch, sử dụng thuốc giải độc, sau khi sức khỏe ổn định đã được chuyển sang điều trị tại Khoa Sức khỏe vị thành niên để điều trị tâm lý.
Thông tin từ gia đình cho biết, trước đó, nữ sinh được xếp ngồi giữa 2 bạn nam, từ đó thường bị 2 bạn này trêu chọc, ném sách vở, đập sách vào đầu... Ngoài ra, cả lớp còn ghép đôi nữ sinh với một trong hai bạn nam này. Do thường bị trêu chọc nên nữ sinh xấu hổ, học lực giảm sút, mỗi khi em không làm được bài hoặc bị điểm kém thì cả lớp càng trêu chọc. Dần dần nữ sinh căng thẳng, tự ti, lo lắng, thấy không có ai hiểu và giúp đỡ, không muốn giao tiếp với ai, kể cả cha mẹ và anh chị em. Mỗi khi về nhà, em cũng không ăn cùng gia đình và muốn được "giải thoát". Qua kiểm tra cho thấy em đã có những sang chấn tinh thần và phải trị liệu tâm lý trong viện…
Nhận biết trẻ bị bạo lực học đường sớm
Hiện nay, bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, của nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội vì những hậu quả gây ra. Thực tế, thời gian qua, trong cả nước đã có sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên.
Điều đáng lo ngại hiện nay là bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở các học sinh nam mà học sinh nữ cũng có thể trở thành nạn nhân của vấn nạn này. Lý do có thể rất vu vơ như “nhìn đểu”, bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài,…
Việc phát hiện và ngăn ngừa bạo lực học đường là rất cần thiết để trẻ có được môi trường học tập an toàn, hiệu quả. Trong khi việc nhận biết trẻ bị bạo lực học đường không phải là chuyện dễ dàng. Đặc biệt là đối với các gia đình bận rộn, không có thời gian chăm lo và quan tâm tới con trẻ.
Phó Trưởng Khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương cho rằng, các bậc phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của trẻ. Việc cung cấp các kĩ năng và kinh nghiệm sống cần thiết sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các vấn đề nguy cơ bạo lực trong trường học.
Cũng theo các chuyên gia y tế, khi phát hiện ra con mình đang bị bạo lực học đường thì điều đầu tiên phụ huynh cần làm đó là bình tĩnh lắng nghe, phân định để biết điều gì đang diễn ra. Phụ huynh cần lắng nghe con, khuyến khích con nói lên tiếng nói của mình, cảm xúc và suy nghĩ của con. Giúp con cải thiện được những khó khăn, căng thẳng trong mối tương quan đối với thầy cô và bạn bè.
Đồng thời, các bậc phụ huynh là người đưa ra bài học kinh nghiệm cho con, để trong tương lai nếu như vô tình con lại là nạn nhân của bạo lực học đường thì con sẽ biết nên trao đổi với ai, ứng xử như thế nào.
Bên cạnh đó, các em học sinh cần tích cực rèn luyện kĩ năng sống, chấp hành tốt nội quy trường học, tránh xa bạo lực học đường, nói không với bạo lực. Học cách kiềm chế cảm xúc...
Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện bên cạnh sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp các em học sinh được học tập và phát triển lành mạnh. Các giáo viên cũng cần chú ý không có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp và cần phải đưa ra các nội quy không có hành vi bạo lực ngay từ khi học sinh bắt đầu vào học.
Đồng thời, giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực ở học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Minh Khuê
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54