Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi

(LĐTĐ) Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai lưu ý người dân không nên chủ quan và tuân thủ một số khuyến cáo ứng phó với siêu bão Yagi (bão số 3).
Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội? Cập nhật bão số 3: Dự báo huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô biển động dữ dội Cập nhật tình hình bão số 3: Siêu bão Yagi vào vịnh Bắc Bộ gió mạnh cấp 14

Lúc 4h ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão Yagi (bão số 3) trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 200km về phía Đông Đông Nam, cách Quảng Ninh khoảng 620km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20km/h.

Đến 7 giờ ngày 6/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.

Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi
Vị trí và đường đi của siêu bão Yagi.

Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, các trung tâm dự báo quốc tế đều có chung nhận định bão số 3 tiếp tục duy trì cấp siêu bão (cấp 16) cho đến khi vào đến vùng ven biển phía Đông đảo Hải Nam. Sau đó, bão số 3 di chuyển vào vịnh Bắc Bộ còn mạnh cấp 13-14, giật cấp 16, khi ảnh hưởng đất liền cường độ có khả năng còn mạnh cấp 9-12, giật cấp 13-14.

Khoảng chiều và đêm 7/9, bão Yagi di chuyển vào đất liền các tỉnh Bắc Bộ, sau đó di chuyển sang phía Tây Bắc Bộ, suy yếu thành vùng áp thấp và tan dần.

“Bão số 3 có nhiều yếu tố bất lợi có thể tạo ra cực đoan về mưa và cường độ gió so với các cơn bão trong quá khứ. Với kịch bản mưa như vậy, dự báo các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có thể ngập lụt diện rộng, sạt lở đất”, ông Khiêm cảnh báo.

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lưu ý người dân không nên chủ quan và tuân thủ một số khuyến cáo ứng phó với siêu bão số 3.

Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi
Đồn Biên phòng Cô Tô (Quảng Ninh) bắn pháo hiệu kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú bão Yagi.

Trước khi bão đổ bộ

Người dân cần theo dõi dự báo, cảnh báo, cập nhật diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh. Mọi người chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng trong ít nhất 7 ngày; kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao.

Cùng với đó, người dân cần xác định vị trí trú ẩn an toàn nhất cho tất cả thành viên trong gia đình; chủ động sơ tán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

Các gia đình cần gia cố, chẳng chống nhà cửa; cắt tỉa cành cây; tháo dỡ biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; đảm bảo an toàn công trình đang thi công; gia cố chuồng trại gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi
Các gia đình cần gia cố, chẳng chống nhà cửa.

Các địa phương đảm bảo an toàn tàu thuyền nơi neo đậu, bảo vệ lồng, bè thủy sản; tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền đã neo đậu, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ, nhất là người dân trên các đảo; lưu các số điện thoại cứu hộ, cứu nạn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp; chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Đặc biệt, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai khuyến cáo người dân nên ở nhà từ sáng 7/9, trước thời điểm bão Yagi dự báo đổ bộ vào đất liền.

Trong khi bão đổ bộ

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, người dân vẫn cần thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo, cảnh báo bão trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa phát thanh của thôn, xã...

Người dân nên ở trong nhà, nơi trú ẩn. Nếu buộc phải đi ra ngoài thì mang theo các vật dụng như đèn pin, áo phao, còi, điện thoại để thông tin khi có sự cố.

Bên cạnh đó, phải thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu nạn cứu hộ.

Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi
Người dân không nên đến gần hoặc đi vào những vùng nước ngập sâu.

Nếu được lệnh sơ tán, người dân hãy mang theo các đồ dùng thiết yếu cho gia đình và di chuyển ngay đến một nơi trú ẩn được chính quyền địa phương sắp xếp.

Cơ quan chức năng đặc biệt lưu ý tuyệt đối không ở trên tàu, thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh, khu vực nuôi trồng thủy sản; không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ gẫy đổ; không đi gần hoặc dẫm lên các đường dây điện, cột điện bị đổ...

Sau khi bão đổ bộ

Người dân cần tiếp tục theo dõi tin tức và cập nhật tình hình thời tiết ngay cả khi bão đã đổ bộ vào đất liền; chỉ được phép về nhà từ nơi sơ tán khi có sự cho phép của chính quyền địa phương.

Đồng thời, chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như: Đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.

Người dân cũng tuyệt đối không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước; tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn) vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

Thanh Oai: Bám sát địa bàn, kịp thời xử lý sự cố đê điều, thuỷ lợi

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa bão, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan yêu cầu lực lượng chuyên trách và các đơn vị chức năng liên quan bám sát địa bàn, thường xuyên kiểm tra tình hình ngập úng tại các khu dân cư và các vùng sản xuất nông nghiệp để kịp thời có biện pháp khắc phục đảm bảo tiêu thoát nước trong khu dân cư và bảo vệ sản xuất nông nghiệp; kịp thời xử lý các sự cố về công trình đê điều, thuỷ lợi.
Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

Video sập cầu Phong Châu, Phú Thọ

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập.
Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

Tai nạn trên tuyến cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, một người tử vong

(LĐTĐ) Chiếc xe tải va chạm vào đuôi xe tải khác cùng chiều trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết khiến phụ xe tử vong.
Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

Sau bão số 3: Cảnh báo nguy cơ ngập lụt, mưa lớn ở trung du và vùng núi phía Bắc

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lũ trên các sông, suối lên gây ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông, bờ bãi ven sông bị nước xâm lấn, nhiều diện tích bãi nổi giữa sông bị ngập sâu. Một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Vào sáng 10h ngày 9/9, cầu Phong Châu đã bị sập.
Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

Sập cầu Phong Châu tỉnh Phú Thọ, nghi có người và xe rơi xuống sông

(LĐTĐ) Sáng 9/9, cầu Phong Châu nối liền huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã bị sập. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông, có phương tiện và người rơi xuống sông.
Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

Đèo Ô Quy Hồ tiếp tục sạt lở, giao thông giữa Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt

(LĐTĐ) Mưa lớn do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tiếp tục gây sạt lở lớn trên đèo Ô Quy Hồ, khiến giao thông giữa 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai tiếp tục bị chia cắt. Các phương tiện từ Lai Châu đi Sa Pa (Lào Cai) và ngược lại không thể di chuyển, gây ùn tắc trên tuyến.
Quận Đống Đa: 100% hộ dân phải di dời tránh bão đã trở về nhà an toàn

Quận Đống Đa: 100% hộ dân phải di dời tránh bão đã trở về nhà an toàn

(LĐTĐ) Sau bão số 3, hiện 100% hộ dân phải di dời tránh bão trên địa bàn quận Đống Đa đã trở về nơi ở an toàn và không có thiệt hại về người, tài sản. 100% cây xanh gẫy đổ đã được xử lý đảm bảo giao thông thông suốt.

Tin khác

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

Quân chủng Hải quân huy động gần 2.000 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ người dân Hải Phòng, Quảng Ninh ứng phó bão số 3

(LĐTĐ) Chủ động đối phó với cơn bão số 3 (Yagi), Quân chủng Hải quân chỉ đạo các đơn vị đóng quân khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh chủ động theo dõi nắm chắc tình hình diễn biến của cơn bão; chủ động cấp bổ sung đủ cơ số, vật tư trang bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

Bà chủ Mái ấm Hoa Hồng qua mặt cơ quan chức năng như thế nào?

(LĐTĐ) Trong thời gian hoạt động, mặc dù bị kiểm tra thường xuyên nhưng bà Giáp Thị Sông Hương - chủ Mái ấm Hoa Hồng đã nhiều lần qua mặt cơ quan chức năng Quận 12 trước khi bị phanh phui hành vi bạo hành.
Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

Niềm vui bất ngờ trong ngày khai giảng của học sinh khó khăn Bến Tre

(LĐTĐ) Trong không khí “Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường” - 5/9/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) tổ chức trao tặng gần 200.000 hộp sữa tươi đến với các em học sinh theo kế hoạch năm 2024 của chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam. Dịp này, một buổi lễ khai giảng đặc biệt đã được tổ chức cho các học sinh tại huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre như một món quà ý nghĩa đón các em đến trường đầu năm học mới.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Hội người mù quận Thanh Xuân lần thứ VI

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 5, 6/9, Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Chầm chậm thu sang…

Chầm chậm thu sang…

(LĐTĐ) Ta để lại mùa hạ nơi dòng sông cuộn sóng. Hoa điệp vàng trong nắng và bằng lăng nhạt màu bởi những cơn mưa. Nửa mùa hạ ta phiêu du trăng gió, chợt thấy mình không bớt những chênh vênh. Hạ không buồn bởi nắng reo và gió vi vút đến cuối trời. Hạ tung tăng mà đi, say mê mà đến. Không nhớ, không buồn...
Chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng khai gì với cơ quan công an?

Chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng khai gì với cơ quan công an?

(LĐTĐ) Tại cơ quan chức năng, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng là bà Giáp Thị Song Hương cho rằng hành động bạo hành các cháu bé của bảo mẫu là bộc phát, bà Hương không biết và không chủ trương hành vi này.
Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

Trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng được đưa về cơ sở bảo trợ xã hội công lập

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng tạm thời sẽ đưa tất cả các trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng về cơ sở bảo trợ xã hội công lập để chăm sóc theo diện khẩn cấp, sau đó tiến hành xác định nhân thân từng em để có phương án phù hợp.
Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi

Chiêu trò lừa đảo thu học phí tân sinh viên ngày càng tinh vi

(LĐTĐ) Lợi dụng thời điểm các sinh viên vừa trúng tuyển đang làm thủ tục nhập học, một số đối tượng đã giả mạo là đầu mối của một số trường đại học để lừa chuyển tiền học phí, lệ phí nhập học.
Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

Chi tiết về thời hạn sử dụng thẻ Căn cước trẻ em

(LĐTĐ) Theo Luật Căn cước 2023, thẻ Căn cước trẻ em có thời hạn tùy theo độ tuổi: Cấp đổi khi 14, 25, 40, và 60 tuổi. Trẻ dưới 14 tuổi có thẻ sử dụng đến khi đủ 14 tuổi.
Chi tiết lịch bắn pháo hoa lễ Quốc khánh 2/9 trên cả nước

Chi tiết lịch bắn pháo hoa lễ Quốc khánh 2/9 trên cả nước

(LĐTĐ) Dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, những màn bắn pháo hoa đặc sắc sẽ diễn ra tại các tỉnh, thành phố lớn trên cả nước, trong đó có hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động