Những tiến bộ trong công nghệ vệ tinh
Vệ tinh MicroDragon gửi về những hình ảnh từ vũ trụ | |
Nữ khoa học trẻ và thành tựu vệ tinh "made in Viet Nam" | |
Dự kiến phóng Vệ tinh Micro Dragon vào tháng 1/2019 |
Cùng dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ TT&TT; đại diện lãnh đạo cơ quan quản lý các nước Campuchia, Lào; đại diện cố vấn cao cấp khu vực của GSC Bashir Patel; các doanh nghiệp vệ tinh hàng đầu thế giới; cùng đại diện nhiều cơ quan, đơn vị trong nước.
Thế giới đang có xu hướng phát triển các chùm vệ tinh địa tĩnh và phi địa tĩnh nhằm cung cấp Internet băng rộng trên toàn cầu. Điều này có thể sẽ làm thay đổi trật tự truyền thống trong lĩnh vực viễn thông.
Toàn cảnh buổi Hội thảo. |
Trong những năm gần đây, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của chùm vệ tinh địa tĩnh băng tần Ka và chùm vệ tinh phi địa tĩnh. Chúng được ứng dụng phổ biến trong việc cung cấp Internet băng rộng toàn cầu.
Đó là các hệ thống GX của Inmarsat, Epic của Intelsat, Viasat 3 của Viasat, Starlink của SpaceX, chùm vệ tinh của Oneweb, SES, Boeing. Ở quy mô lớn hơn, SpaceX đã công bố kế hoạch triển khai chùm 12.000 quả vệ tinh nhằm phủ sóng Internet toàn cầu. Các hệ thống này được xây dựng với mục đích cung cấp dịch vụ viễn thông giá rẻ cho hàng tỷ người dân ở các khu vực chưa có cơ hội tiếp cận Internet băng rộng.
Trước đây, do các vấn đề về chi phí, tốc độ đường truyền và thiết bị đầu cuối, Internet vệ tinh thường là lựa chọn cuối cùng cho người dùng ở những khu vực không thể triển khai được các kết nối hữu tuyến hoặc di động. Tuy nhiên ở thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đang tận dụng những thành tựu trong công nghệ vệ tinh để thay đổi điều này.
Thế giới ngày nay đã thực sự đi vào kỷ nguyên Internet băng rộng, siêu băng rộng. Cho đến thời điểm này, các giải pháp cung cấp băng rộng chủ yếu được dựa trên cáp quang, di động đặc biệt là mạng di động 4G và sắp tới là 5G. Các dự báo cho thấy, trong những năm tới nhu cầu tiêu dùng dữ liệu tiếp tục tăng mạnh, trong 6 năm tới nhu cầu sử dụng dữ liệu mobile tăng tới 5 lần.
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu quốc phòng Mỹ (IDA), trong vòng 10 năm tới, các tiến bộ trong công nghệ vệ tinh hiện nay sẽ được thương mại hóa. Cùng với điều này, thế giới sẽ hình thành ít nhất một chùm gồm nhiều vệ tinh cung cấp dịch vụ Internet trên toàn cầu.
Chia sẻ tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho rằng, với lợi thế vùng phủ toàn cầu, nếu thành công, các hệ thống vệ tinh này sẽ làm thay đổi môi trường cạnh tranh, thậm chí có thể làm thay đổi trật tự truyền thống trong lĩnh vực viễn thông.
Tuy nhiên, bài học cuối những năm 90 thế kỷ trước, đầu năm 2000 cho thấy, trong kỷ nguyên của thoại, các chùm vệ tinh như Global star, Iradium được kỳ vọng sẽ cung cấp dịch vụ di động toàn cầu nhưng thực tế đã không thành công như trông đợi.
Do vậy, hệ thống chùm vệ tinh với những công nghệ mới có thể thành công trong kỷ nguyên Internet, có thể đem cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu với giá thành rẻ, cạnh tranh hay không là những vấn đề mà Bộ TT&TT đang muốn tìm ra câu trả lời.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các hệ thống này cũng đặt ra các câu hỏi cho công tác quản lý. Đó là việc cấp phép, cung cấp dịch vụ tại mỗi quốc gia, vấn đề sử dụng tài nguyên tần số, vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng như thế nào cũng cần được đặt ra và xem xét.
Ông Bashir Patel, cố vấn cao cấp khu vực của Liên minh vệ tinh toàn cầu (GSC) cho biết, nền kinh tế không gian toàn cầu hiện có giá trị 339,1 tỷ USD, trong đó các dịch vụ vệ tinh chiếm 127,7 tỷ USD, thiết bị mặt đất chiếm 113,4 tỷ USD,…
Thế giới đang hướng tới việc mở rộng các lợi ích của sự phát triển công nghệ cho toàn xã hội, do đó khoảng cách số, giáo dục, y tế và xã hội giữa các vùng địa lý, các nền kinh tế sẽ được thu hẹp nhờ các giải pháp vệ tinh.
Tính đến hết năm 2018, Việt Nam hiện có 5 vệ tinh đang hoạt động là VINASAT-1 và VINASAT-2, VNREDSat-1, F-1, PicoDragon. Trong số này, VINASAT-1 và VINASAT-2 là các vệ tinh truyền thông thông tin, trong khi các vệ tinh khác có nhiệm vụ khảo sát mặt đất và khoa học.
Đầu năm nay, Việt Nam đã phóng thành công vệ tinh thứ 6 là MicroDragon. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2022, chúng ta sẽ phóng thêm 3 vệ tinh nữa là NanoDragon, LOTUSat-1 và LOTUSat-2. Trong đó, LOTUSat-1 và LOTUSat-2 là các vệ tinh radar đầu tiên của Việt Nam với sự hợp tác của các chuyên gia tới từ Nhật Bản.
Các chùm vệ tinh là một cơ hội lớn, tuy nhiên cũng mang tới nhiều thách thức cho Việt Nam. Theo ông Nguyễn Huy Cương, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện (Bộ TT&TT), một trong những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý đối với các vệ tinh là giấy phép dịch vụ cũng như việc tiếp cận một cách công bằng giữa các hệ thống thông tin di động mặt đất và vệ tinh trong sử dụng tài nguyên tần số.
“Các nhà khai thác viễn thông đã trả rất nhiều tiền để có được giấy phép sử dụng tần số. Tuy nhiên, các nhà khai thác vệ tinh thì lại không trả tiền cho việc sử dụng nguồn tài nguyên này”, ông Cương nói.
Vấn đề thứ 2 là làm sao để đảm bảo được sự an toàn thông tin. Bên cạnh đó, việc điều phối vệ tinh và tính toán sự xuyên nhiễu giữa các hệ thống phi địa tĩnh và địa tĩnh cũng là một vấn đề phức tạp mà Việt Nam đang tìm cách giải quyết.
Đây là các vấn đề mà Việt Nam cần phải tìm ra câu trả lời, bởi hàng ngàn vệ tinh sẽ được các công ty công nghệ toàn cầu phóng lên không gian chỉ trong một vài năm tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
VinFast VF DrgnFly - xe đạp điện cá tính chinh phục mọi khách hàng
Xe máy 13/11/2024 20:00
Xe cứu hỏa điện đột phá như đến từ tương lai
Ô tô 12/11/2024 14:57
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
Ford Việt Nam triển khai “Đại tiệc sale” với nhiều ưu đãi hấp dẫn trong tháng 11
Ô tô 08/11/2024 15:02
iPhone 17, trải nghiệm mới cho người dùng smartphone
Điện thoại 06/11/2024 06:29
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33