Vệ tinh MicroDragon gửi về những hình ảnh từ vũ trụ
Nữ khoa học trẻ và thành tựu vệ tinh "made in Viet Nam" | |
Công bố hotline tiếp nhận phản ánh về tình hình giao thông dịp Tết | |
Dự kiến phóng Vệ tinh Micro Dragon vào tháng 1/2019 |
Theo đó, vào 0h11' ngày 22/1/2019 (giờ Việt Nam), vệ tinh MicroDragon của Việt Nam đã lần đầu tiên chụp ảnh thử nghiệm khu vực nước Mỹ bằng máy ảnh trung tâm của hệ máy ảnh phân cực TPI (Triple Polarization Imager) ở các dải phổ và điều kiện chụp khác nhau để thực hiện quá trình hiệu chỉnh. Hệ máy ảnh TPI của vệ tinh MicroDragon có nhiệm vụ quan sát, phát hiện độ bao phủ mây, đặc tính của sol khí, cải thiện hiệu chỉnh khí quyển.
Những bức ảnh thử nghiệm chưa qua xử lý đầu tiên của hệ máy ảnh TPI, được vệ tinh MicroDragon chụp 4 ngày sau khi phóng tại khu vực nước Mỹ. Ảnh: VNSC cung cấp |
Sau đó, vào 06h30' ngày 23/1/2019 (giờ Việt Nam), vệ tinh đã lần thứ hai thử nghiệm chụp ảnh tại khu vực Australia ở độ cao khoảng 512 km. Các máy ảnh được hiệu chỉnh lần này là hai máy ảnh của hệ máy ảnh quang học đa phổ - Spaceborne Multispectral Imager (SMI). Đây là thiết bị thực thi nhiệm vụ chính của vệ tinh dùng để chụp ảnh quan sát màu nước biển hỗ trợ các nghiên cứu nhằm đánh giá chất lượng nước biển ven bờ để phục vụ cho ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản Việt Nam.
Toàn bộ dữ liệu được gửi qua trạm mặt đất tại Nhật Bản vào lúc 0h42 UTC ngày 23/1/2019, tức 7h42' ngày 23/1/2019 giờ Việt Nam. Sau khi giải mã, dữ liệu thu được là các ảnh đơn sắc tại các băng phổ khác nhau cho thấy bước đầu việc chụp ảnh đã thành công, tuy nhiên các máy ảnh và trạm mặt đất còn cần thêm những hiệu chỉnh cần thiết để loại bỏ nhiễu, nâng cao chất lượng ảnh.
MicroDragon được thiết kế hoạt động trên không gian tối thiểu một năm nhưng có thể hoạt động ổn định trong 2 năm. Hiện nay, vệ tinh đang được phối hợp điều khiển bằng hệ thống trạm mặt đất của Đại học Tokyo, ISAS/JAXA và Đại học Tokyo Denki, tại Nhật Bản. Việc vận hành sẽ do đội ngũ kỹ sư Việt Nam thực hiện.
Vệ tinh MicroDragon (50 kg) là một sản phẩm nằm trong Hợp phần đào tạo vệ tinh cơ bản của Dự án “Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát Trái Đất” (viết tắt là Dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam). Từ năm 2013 đến 2018, đã có 36 cán bộ trẻ của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam được đào tạo theo chương trình thạc sĩ công nghệ vũ trụ tại Nhật Bản.
Trong quá trình học tập thực hành, 36 cán bộ này được chia thành các nhóm nhiệm vụ khác nhau để thiết kế, chế tạo, tích hợp, thử nghiệm và vận hành vệ tinh MicroDragon theo mô hình đào tạo trên thực tế tại 5 trường đại học hàng đầu của Nhật Bản dưới sự hướng dẫn của các giáo sư.
Theo kế hoạch, lần lượt các máy ảnh còn lại cũng như toàn bộ hệ thống vệ tinh sẽ được hiệu chỉnh để tìm ra bộ tham số tối ưu khi vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo. Toàn bộ công việc này do các cán bộ tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam phối hợp cùng các cán bộ của Trung tâm đang công tác tại Đại học Tokyo, Nhật Bản thực hiện trong 3 tháng tới.
Theo thiết kế, MicroDragon có khả năng chụp những vật có kích thước từ 78 m, kích thước cảnh ảnh là 36x48 km trở lên trên Trái đất bằng hệ camera SMI và những vật có kích thước từ 780 m, kích thước ảnh 360x480 km bằng hệ camera TPI.
Trước đó, đúng 7h50' ngày 18/1, tên lửa đẩy Epsilon của Nhật Bản đã đưa Micro Dragon cùng 6 vệ tinh khác của Nhật Bản lên vũ trụ từ Trung tâm vũ trụ Uchinoura, Nhật Bản. Khoảng 8h55', khoảng 1 giờ 5 phút sau khi phóng lên vũ trụ, MicroDragon đã tách khỏi tên lửa đẩy trên bầu trời Cuba.
Khoảng 9h30 sáng nay 19/1 (giờ Nhật Bản), vệ tinh MicroDragon đã liên lạc lần đầu tiên với trạm mặt đất tại ISAS/JAXA và trung tâm điều khiển tại Đại học Tokyo.
Theo Thu Cúc/ baochinhphu.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Quận Bắc Từ Liêm tổng kết công tác mặt trận năm 2024
Quy định mới về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi
Lộ đội hình Việt Nam gặp Singapore tại bán kết lượt đi AFF Cup 2024
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Ất Tỵ
TP.HCM: Yêu cầu thực hiện nghiêm Nghị quyết số 18-NQ/TW
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp năm 2025 là 1,44%
Quận hoàn Kiếm: Xử phạt hàng loạt bãi xe tự phát trong đêm Giáng Sinh
Tin khác
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06