Nữ khoa học trẻ và thành tựu vệ tinh "made in Viet Nam"
Chương Mỹ: Tổ chức nói chuyện về truyền thống lịch sử tới hơn 1.000 học sinh | |
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Hoàn thành tốt các chỉ tiêu | |
Ngọc Hòa: Tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 |
Sinh ra và lớn lên tại thôn Yên Trình, xã Hoàng Văn Thụ (Chương Mỹ - Hà Nội). Với sở thích quan sát bầu trời, trăng sao, Nguyễn Thị Thảo (SN 1988) đã theo học Môn Vật Lý tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) từ năm 2005 - 2009 và thạc sỹ vật lý chuyên ngành vô tuyến điện tử từ năm 2009 - 2011.
Nguyễn Thị Thảo (đứng thứ 2 từ trái sang) tại Đài quan sát thiên văn Hòa Lạc - Hà Nội. |
Sau khi tốt nghiệp Đại học, Thảo được nhận vào làm việc tại Trung tâm vũ trụ Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Chỉ một năm sau khi làm việc tại đây, Thảo cùng 10 đồng nghiệp được cử sang các trường Đại học ở Nhật Bản để học tập, nghiên cứu về công nghệ vũ trụ. Đây là khóa đầu tiên trong kế hoạch đưa 36 cán bộ trẻ sang Nhật đào tạo thạc sĩ công nghệ vệ tinh của Trung tâm. Thảo là một trong số đó, em tốt nghiệp thạc sỹ Trường Đại học Hokkaido và trở thành nữ cán bộ đầu tiên theo học ngành công nghệ vũ trụ của Trung tâm và có lẽ cũng là nhà khoa học nữ trẻ tuổi hiếm hoi của ngành công nghệ vũ trụ tại Việt Nam.
Trong khoảng thời gian học thạc sỹ ngành khoa học vũ trụ kết hợp với công nghệ vệ tinh, từ năm 2013 - 2015, Thảo cùng đồng nghiệp vừa được tham gia chế tạo vệ tinh Micro Dragon dưới sự hướng dẫn của giáo sư người Nhật Bản. Đây là một phần của Dự án "Phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu sử dụng vệ tinh quan sát trái đất" sử dụng nguồn vốn ODA ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Sau khi phóng lên vũ trụ, Vệ tinh Micro Dragon có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra để phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, nó còn thu tín hiệu cảm biến trên mặt đất, rồi chuyển nhanh chóng các dữ liệu này tới các địa điểm cách xa nhau trên trái đất. Khối nhiệm vụ quan trọng này của vệ tinh đã được Thảo và các đồng nghiệp xây dựng. Đặc biệt, Thảo còn được giao nhiệm vụ thiết kế thông số cho camera vệ tinh Micro Dragon - đối với vệ tinh quang học đây được ví như "trái tim" vệ tinh.
Công nghệ vũ trụ là ngành mới mẻ ở Việt Nam, rất ít tài liệu, sách báo tiếng Việt. Chính vì vậy, trong quá trình tham gia học, nghiên cứu Thảo và các đồng nghiệp gặp không ít bỡ ngỡ, khó khăn. Từ việc phải tìm tòi, tham khảo rất nhiều tài liệu tiếng Anh và việc phải học cả Tiếng Nhật để giao tiếp cũng là điều hiển nhiên. Ban đầu, thầy giáo chỉ giao cho Thảo nhiệm vụ rửa các vật dụng, dụng cụ thí nghiệm. Sau nhiều lần chứng tỏ được khả năng của mình, Thảo mới được làm trực tiếp.
Ở Nhật, thời tiết và môi trường sống không giống như ở Việt Nam, Thảo lại là nữ, vốn sức khỏe và thể lực cũng có nhiều hạn chế nên để thích nghi với điều kiện sống ở nước bạn cô đã phải cố gắng rất nhiều. Công việc nghiên cứu khoa học vũ trụ đòi hỏi mất nhiều thời gian cũng như công sức và trí tuệ. Có khoảng thời gian Thảo dành 16 tiếng mỗi ngày ở phòng thí nghiệm, thậm chí có tháng gần như không ngủ. Thế nhưng không vì khó khăn mà nản, Thảo đã vượt qua tất cả. Thảo và đồng nghiệp của mình đã xác định được khối nhiệm vụ của vệ tinh Micro Dragon, loại camera phù hợp với yêu cầu, thiết kế thông số cho camera như: Độ phân giải bao nhiêu, điều khiển như thế nào?
Sau một thời gian, những cố gắng của Thảo và đồng nghiệp đã mang lại kết quả đầu tiên. Vệ tinh Micro Dragon đã hoàn thành và thử nghiệm thành công. Được Nhật cấp phép an toàn, vệ tinh này sẽ vào quỹ đạo nhờ tên lửa của Nhật Bản.
Trở về Việt Nam sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Hokkaido, Thảo tiếp tục theo đuổi đam mê của mình tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Cùng với việc nghiên cứu phương pháp xử lý ảnh vệ tinh Micro Dragon chuẩn bị cho việc xử lý ảnh sau khi phóng, Thảo còn phụ trách các công việc liên quan đến mảng công nghệ của Ban quản lý dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Đồng thời tham gia dự án phát triển vệ tinh NanoDragon, các hoạt động nghiên cứu trên Đài quan sát thiên văn tại Hoà Lạc và các hoạt động giáo dục cộng đồng.
Dù đã có đóng góp vào ngành công nghệ vũ trụ với sự đam mê, cống hiến của tuổi trẻ, thế nhưng Thảo vẫn rất khiêm tốn. Thảo chia sẻ: Đó là niềm vui, niềm đam mê của em, hơn thế em cũng chưa làm được gì nhiều. Khi nào vệ tinh được phóng thành công lên vũ trụ và hoạt động thì lúc đó em mới yên tâm và thở phào nhẹ nhõm.
Nói về cô em gái nhỏ nhắn của mình, chị Nguyễn Thị Hiền cho biết: "Luôn hết mình với đam mê nghiên cứu khoa học nên giờ em vẫn chưa xác định xây dựng hạnh phúc riêng cho mình. Thảo sống rất giản dị, luôn chăm chỉ học hỏi, tìm tòi và rất cẩn thận. Chính sự cẩn thận cũng đã giúp ích được rất nhiều trong công việc của Thảo".
Do bố mẹ đều làm nông nghiệp, gia đình có 4 anh, chị em cùng học các trường Đại học, Cao Đẳng nên việc trang trải học hành càng thêm nhiều gánh nặng. Hiểu được sự vất vả của bố mẹ, trong quá trình học Đại học, Thảo còn tham gia làm thêm dịch thuật và gia sư để có tiền sinh hoạt, đỡ đần phần nào cho bố mẹ. Dù vừa làm thêm vừa đi học nhưng các kỳ học Thảo luôn đạt thành tích xuất sắc, dành được học bổng của nhà trường và nhận được 1 học bổng của ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ. Trong thời gian học tại Nhật, Thảo còn được mời tham gia chương trình khoa học của Đài truyền hình NHK Nhật Bản và chương trình năm mới Nhật làm về năm mới của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam cùng nhiều chương trình về khoa học - công nghệ trên sóng VTV Đài truyền hình Việt Nam.
Tháng 1/2019, vệ tinh Micro Dragon được phóng vào quỹ đạo để thực hiện nhiệm vụ của mình. Đây là thành quả từ niềm đam mê, sự cố gắng của Thảo cùng các đồng nghiệp. Nhờ đó góp phần thúc đẩy lộ trình làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ quan sát trái đất vào năm 2022 của Trung tâm vũ trụ Việt Nam. Chúc cho Thảo cùng các đồng nghiệp sẽ chế tạo thêm được những vệ tinh nhỏ quan sát trái đất "made in Viet Nam" và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01