Những nhà giáo thời… công nghệ
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng Chuyện về những nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo |
Đưa hệ thống thư viện điện tử đến với trẻ mầm non
Là giáo viên Trường Mầm non Đông Ngạc B (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cô giáo Nguyễn Thị Kim Thoa không ngừng nỗ lực, sáng tạo, tìm tòi, học hỏi các phương pháp giáo dục tiên tiến để có thể ứng dụng vào giáo dục trẻ tại lớp. Đồng thời trau dồi, nâng cao kiến thức về công nghệ thông tin để soạn giảng các bài học thêm sinh động và hấp dẫn trẻ hơn.
Thực hiện Công văn số 4771/BGDĐT-CNTT ngày 31/8/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô Thoa đã chủ động xây dựng “Hệ thống thư viện điện tử ứng dụng Google Site”. Đây là một ứng dụng hoàn toàn miễn phí của Google kèm theo tài khoản Gmail với dung lượng miễn phí tối đa 15GB. Với tài khoản và dung lượng miễn phí đó, tôi hoàn toàn có thể xây dựng được hệ thống thư viện điện tử online dễ dàng và đủ để lưu trữ tài nguyên. Việc xây dựng hệ thống thư viện điện tử trên Google Sites hoàn toàn dễ dàng, đảm bảo tính sáng tạo trong thiết kế và sắp xếp của mỗi người.
![]() |
Cô Trần Thị Xuân Mỹ thiết kế tiết học thành một câu chuyện để lôi cuốn các em học sinh. Ảnh: Đ.Tuệ |
“Tiện ích này còn giúp sản phẩm dễ dàng chạy độc lập trên mọi thiết bị, từ máy tính đến máy tính bảng và thiết bị di động. Hơn nữa, tính đến quá trình sử dụng lâu dài và bảo mật tốt thì người dùng có thể đăng kí sử dụng tên miền trả phí đảm bảo truy cập dễ dàng và tìm kiếm Google hiệu quả”, cô Thoa nói.
Với hệ thống thư viện điện tử lứa tuổi mầm non, mỗi giáo viên có thể tìm kiếm sử dụng mọi lúc, mọi nơi để tham khảo, tự trau dồi kiến thức của bản thân thông qua hệ thống video, tài liệu hướng dẫn, tham khảo, các bài giảng điện tử, sách số, trò chơi tương tác mà không cần mang theo thiết bị và copy dữ liệu.
Hệ thống này cũng giúp giáo viên có thể sử dụng ngay tư liệu để giảng dạy, hoặc cũng có thể tải về để chỉnh sửa, bổ sung kiến thức mỗi bài, mỗi phần theo ý tưởng và đối tượng học sinh cho phù hợp, mang lại hiệu quả giảng dạy. Phụ huynh có thể tìm kiếm những video, sách số để tham khảo những kiến thức bổ ích, phù hợp với trẻ cũng như đồng hành cùng con trong việc đọc sách.
Trẻ có thể dễ dàng sử dụng hệ thống thư viện điện tử với sự hướng dẫn của phụ huynh bằng các thao tác đơn giản để trải nghiệm, “đọc” sách thông qua các thể loại như: Sách nói, sách tư duy, sách tương tác hay kể lại câu chuyện trong sách sáng tạo bằng trí tưởng tượng của bản thân. Hệ thống còn giúp trẻ vừa học vừa chơi thông qua các trò chơi tương tác để trẻ củng cố lại các kiến thức đã biết.
Từ việc chuyển đổi số thư viện điện tử như vậy, cán bộ giáo viên nhân viên và phụ huynh trong nhà trường đã nâng cao được khả năng và kỹ năng công nghệ thông tin, tạo thói quen tra cứu tài liệu, cùng nhau thực hiện công tác tìm kiếm, thiết kế các tài liệu, nhằm lưu trữ, mã hóa và lan tỏa, tuyên truyền đến phụ huynh, học sinh… một cách bài bản, chuyên nghiệp và khoa học.
Khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy
Trong quá trình giảng dạy, việc khai thác và sử dụng kho thiết bị dạy học số góp phần rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh. Cô giáo Trần Thị Xuân Mỹ, Trường Tiểu học An Dương Vương (Đông Anh, Hà Nội) là một điển hình trong việc khai thác hiệu quả kho thiết bị dạy học số trong giảng dạy.
Với cương vị một giáo viên chủ nhiệm, cô Mỹ mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để hoạt động dạy học của lớp mình đạt hiệu quả cao và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2023 - 2024. Cô Xuân Mỹ luôn khơi nguồn, truyền cảm hứng sáng tạo cho học sinh, dẫn dắt, giúp đỡ và sát sao trong từng công việc cụ thể.
Theo cô Mỹ, thiết bị dạy học số là những công cụ, phương tiện được ứng dụng công nghệ số vào quá trình dạy và học. Từ đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của học sinh, cho phép các em tương tác trực tiếp, học tập mọi lúc mọi nơi. Việc sử dụng thiết bị dạy học số trở thành một xu hướng tất yếu trong nền giáo dục hiện đại.
Các phần mềm sử dụng hình ảnh minh hoạ quá trình đo lường, chuyển đổi đơn vị một cách sinh động giúp học sinh dễ hình dung và ghi nhớ. Các em có thể trực tiếp so sánh nhiều đơn vị đo khác nhau thông qua các hình ảnh, đồ thị, từ đó hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các đơn vị. Ngoài ra, khi dạy về cơ thể người như cơ quan vận động, cơ quan thần kinh, hệ tuần hoàn, cô Mỹ sử dụng thiết bị thực tế ảo để giúp học sinh khám phá. Phần mềm mô phỏng mô tả chính xác cấu trúc giải phẫu của các cơ quan, đồng thời còn cho phép học sinh tương tác, tuỳ chỉnh và cung cấp các thông tin về cấu trúc, chức năng của từng bộ phận.
Bên cạnh đó, cô Mỹ cũng chú trọng tạo nhân vật đồng hành cùng tiết học. Trong môn Toán, để tránh sự nhàm chán, khô khan, cô đã ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để tạo ra những bài giảng hấp dẫn.
Cô Mỹ cho rằng, thông thường trong các tiết học, giáo viên là người chủ động dẫn dắt, hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức và thực hành qua các bài tập. Tuy nhiên, để có giờ học đạt hiệu quả cao, cô đã tạo các nhân vật đồng hành hoặc xây dựng thành câu chuyện hấp dẫn để thu hút học sinh hơn.
Một sáng tạo nữa được cô Mỹ vận dụng là tăng cường cho học sinh tổng hợp kiến thức bằng cách diễn giải hoặc tự vẽ sơ đồ tư duy, đặc biệt là trong viết đoạn văn. Các em được thoả sức sáng tạo, vẽ kết hợp tìm hiểu theo chủ đề tiết học. Từ đó, việc viết đoạn văn không còn “đáng sợ”, học trò rất vui và chờ đợi những tiết học này.
Đối với các tiết đọc mở rộng, trên tinh thần xây dựng và phát triển văn hoá đọc, nữ giáo viên đã tự thiết kế những phiếu đọc sách sinh động, hấp dẫn. Đồng thời, biến những câu truyện dài thành “mẩu truyện tranh” giúp các em thích thú.
Với khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin, cô Mỹ được nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách Ban Truyền thông. Cô Mỹ đã đẩy mạnh hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu của nhà trường, tạo ra hiệu ứng tích cực thu hút sự quan tâm của phụ huynh học sinh và cộng đồng đối với các hoạt động của nhà trường cũng như sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Cô Mỹ cũng luôn quan tâm đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết học để tạo hứng thú cho học sinh. Cô thiết kế tiết học thành một câu chuyện, trong đó, mỗi học sinh là một nhân vật trải nghiệm. Những tiết dạy trở thành “hành trình phiêu lưu” mà học sinh chính là nhà thám hiểm nhí, đóng vai nhân vật đi khám phá kiến thức.
Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, cô giáo Mỹ đã khai thác công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và phần mềm hỗ trợ cho hoạt động của giáo viên như tạo nhân vật AI đồng hành cùng học sinh, sử dụng AI chuyển hình ảnh thành video, chuyển văn bản thành giọng nói, tạo hệ thống bài tập, quản lý lớp học bằng phần mềm…
“Nhờ những giải pháp trên, học sinh lớp tôi luôn hào hứng và mạnh dạn, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Nhiều phụ huynh đã trao đổi rằng các em rất vui và háo hức khi kể với bố mẹ về những “bức tranh chuyển động” hay những câu chuyện y như thật vô cùng gần gũi. Đây chính là động lực to lớn để tôi tiếp tục cố gắng làm tốt hơn nữa”, cô Mỹ tâm sự.
Nhờ những nỗ lực và tinh thần học hỏi không ngừng, cô Nguyễn Thị Kim Thoa và cô Trần Thị Xuân Mỹ đã được Công đoàn Giáo dục Thủ đô vinh danh “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/3: Sáng có mưa nhỏ vài nơi, trời rét

Nhận định Lazio vs Torino, 01h45 ngày 1/4: Chủ nhà khó gượng dậy

Celta Vigo vs Las Palmas: Khó thắng trên sân Balaídos

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tin khác

Kết quả kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực
Giáo dục 31/03/2025 06:35

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã
Giáo dục 30/03/2025 20:06

Kế hoạch tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2025 - 2026 tại TP.HCM
Giáo dục 30/03/2025 16:49

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề
Giáo dục 29/03/2025 20:13

Khi nào công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025?
Giáo dục 29/03/2025 15:44

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Lưu ý cách tô phiếu trả lời trắc nghiệm đạt điểm cao
Giáo dục 29/03/2025 14:12

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không “đánh trống bỏ dùi”
Giáo dục 29/03/2025 14:06

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng gấp đôi mã đề môn tự chọn
Giáo dục 29/03/2025 13:57

Tăng cường giải pháp bảo đảm an toàn trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ
Giáo dục 28/03/2025 17:07

Một số lưu ý từ khi đăng ký đến lúc dự thi tốt nghiệp THPT
Giáo dục 28/03/2025 14:13