Những gợi ý đi cắm trại quanh Hà Nội dịp Giỗ Tổ

(LĐTĐ) Năm nay, người dân được nghỉ 3 ngày liền dịp Giỗ Tổ 10/3. Công viên Yên Sở, Vườn Quốc gia Ba Vì, Khu du lịch sinh thái Thiên Sơn - Suối Ngà, núi Hàm Lợn... là những điểm cắm trại không thể bỏ qua ngay tại Hà Nội.
Thời tiết dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trên cả nước diễn biến ra sao? Bến xe Mỹ Đình vắng khách trước dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2022, người lao động được nghỉ 3 ngày liên tiếp

1. Công viên Yên Sở

Công viên Yên Sở là một địa điểm cắm trại gần Hà Nội khá nổi tiếng với nhiều tín đồ du lịch. Công viên Yên Sở đã được xây dựng và phát triển trở thành một hệ thống công viên lớn nhất tại Hà Nội.

Nơi đây được ví như lá phổi xanh thanh lọc bầu không khí ở Thủ đô Hà Nội. Dù nằm tại lòng thành thị nhưng nơi đây hiện lên như một thế giới mới lạ được tách biệt với mọi thứ bên ngoài. Không có khói bụi và sự ồn ào của chốn đô thị.

Những gợi ý đi cắm trại quanh Hà Nội dịp Giỗ Tổ
Nhiều gia đình trẻ chọn Công viên Yên Sở là nơi cắm trại lý tưởng vì ngay trong nội đô.

Với vị trí tọa lạc ngay gần trung tâm Hà Nội du khách có thể di chuyển đến đây một cách dễ dàng. Nằm ngay cạnh nút giao cao tốc Pháp Vân tại phường Yên Sở.

Cổng chính khu Công viên Yên Sở còn nằm hướng mặt ra con đường vành đai 3. Đây được coi là một trong những đoạn đường huyết mạch ở phía cửa ngõ Nam của Thủ đô Hà Nội. Do đó, quá trình đi lại di chuyển cũng vô cùng dễ dàng.

Cắm trại tại Công viên Yên Sở thực sự là một hoạt động thú vị. Với những bãi đất trống rộng lớn và được che nắng bởi những tán lá cổ thụ mang đến một không gian trong lành.

Du khách có thể dựng lều trại ở đây để tận hưởng cảm giác dễ chịu. Hãy ngồi xuống và tìm cho bản thân một điểm cắm trại lý tưởng - đây như một cách tạm "trốn" khỏi những mệt mỏi của thực tại.

2. Vườn Quốc gia Ba Vì

Thêm một gợi ý lý tưởng về địa điểm cắm trại mà du khách không thể bỏ lỡ đó là Vườn Quốc gia Ba Vì.

Vườn quốc gia Ba Vì là một địa điểm được nhiều người dân Thủ đô biết tới như một lá phổi xanh của thành phố với không khí trong lành ở độ cao hơn 1.100m. Không xa Hà Nội, với khoảng cách 60 km phù hợp để đưa nhau "đi trốn" trong ngày.

Vườn Quốc gia Ba Vì có rất nhiều địa điểm để cắm trại với nhóm đông người. Ví như, rừng thông ở Ba Vì Resort, với nền đất thoai thoải dốc và khá yên tĩnh, du khách sẽ dễ dàng kiếm được một chỗ rộng rãi để hạ trại giữa những cây thông mọc sát nhau và được cắm trại ở bất kỳ chỗ nào ở điểm này và không phải trả phí.

Ngoài ra khu vực xung quanh nhà thờ Pháp cổ cũng có các bãi đất trống, du khách có thể cắm trại ở đây, tuy nhiên chỉ được cắm trại trong ngày và không được ở lại qua đêm.

Không đẹp bằng rừng thông ở Ba Vì Resort, thế nhưng du khách có thể cắm trại qua đêm tại rừng thông tư nhân ở khu vực vườn Xương Rồng và hồ Tiên Sa. Tại đây, du khách được đốt lửa trại, chi phí cắm trại là 20k/người, có dịch vụ cho thuê lều bạt và đốt lửa trại.

3. Khu du lịch sinh thái Thiên Sơn - Suối Ngà

Nằm cách Vườn Quốc gia Ba Vì không xa là Khu du lịch sinh thái Thiên Sơn - Suối Ngà nằm ở xã Vân Hoà, huyện Ba Vì, Hà Nội, cách trung tâm khoảng 60km, thích hợp cho chuyến đi và về trong ngày.

Những gợi ý đi cắm trại quanh Hà Nội dịp Giỗ Tổ
Trải nghiệm cảm giác cắm trại ngay dưới suối tại Khu du lịch sinh thái Thiên Sơn - Suối Ngà. (Ảnh: Nguyễn Hồng Thu Trang)

Nằm dưới chân núi Tản Lĩnh, khu du lịch có cảnh quan rừng, hồ, suối thác và cả dịch vụ vui chơi, ăn nghỉ chia thành ba khu Hạ Sơn, Trung Sơn và Ngoạn Sơn.

Du khách nên mang theo đồ cắm trại, bàn ghế, ngồi bên dòng suối hay đi bộ trong rừng cây xanh ở Hạ Sơn. Vì trải nghiệm gần thiên nhiên, du khách nên bôi kem chống côn trùng, quan sát tránh rắn, rết...

Lên tới Trung Sơn, du khách có thể nghỉ trong nhà sàn và dùng bữa tại nhà hàng đặc sản gà quay, cá suối, thịt nướng...

Đến khu Ngoạn Sơn, du khách sẽ thấy thác Cổng Trời ở độ cao hơn 60m đổ xuống sườn núi tạo thành bể bơi thiên nhiên sâu 1,5-2m. Du khách thích tắm suối cần mặc áo phao, chú ý an toàn nếu không biết bơi.

Du khách di chuyển bằng xe riêng chạy thẳng Đại lộ Thăng Long, Láng - Hòa Lạc, Yên Bài đến Thiên Sơn Suối Ngà. Một cung đường khác nhiều người lựa chọn là qua quốc lộ 32.

Nếu đi bus, bạn chọn xe 74 Mỹ Đình - Xuân Khanh và tuyến 71 Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây, tới điểm cuối thì chuyển xe 110 đến Vườn Quốc gia Ba Vì. Từ cổng mua vé của vườn quốc gia còn cách Thiên Sơn Suối Ngà khoảng 3km, du khách có thể đi bộ hoặc xe ôm.

4. Núi Hàm Lợn

Được biết đến là nóc nhà của Thủ đô với độ cao 462m cùng khung cảnh đồi núi hoang sơ, hùng vĩ, núi Hàm Lợn dần trở thành địa điểm dã ngoại, cắm trại được rất nhiều bạn trẻ, gia đình lựa chọn vào các dịp cuối tuần, nghỉ lễ.

Đây là một ngọn núi cao khoảng 462m trên dãy núi Độc Tôn thuộc địa phận Sóc Sơn, Hà Nội cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài.

Với độ cao vừa phải, núi Hàm Lợn là địa điểm rất thích hợp cho dân nghiền trekking, leo núi khám phá và tập luyện trước khi muốn chinh phục những cung đường khó hơn.

Khi đã đặt được chân lên đỉnh Hàm Lợn thì du khách sẽ cảm thấy trầm trồ mê mẩn trước vẻ đẹp cuốn hút mà quên hết đi những mệt mỏi.

Đứng từ đây nhìn xuống, du khách sẽ có cảm giác choáng ngợp bởi không gian núi rừng trùng điệp với bạt ngàn sim tím, trông ra xa là mặt hồ yên ả cùng những xóm làng tí hơn thấp thoáng ẩn hiện, tạo nên cảm giác chinh phục rõ rệt hơn bao giờ hết.

Nếu không thích leo núi, du khách cũng có thể dừng chân cắm trại ở hồ Hàm Lợn (hồ suối Bàu) ngay dưới chân núi. Với khoảng không gian rộng rãi, du khách có thể thỏa thích vui đùa, nghỉ ngơi hay đốt lửa trại nướng đồ ăn tại đây.

Ở đây có dịch vụ cho thuê lều bạt, lò nướng và các đồ phục vụ cắm trại, vì vậy du khách có thể không cần thiết mang theo những đồ cồng kềnh này.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

Tiếp nhận cam kết tài trợ hơn 1.000 tỷ đồng cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn

(LĐTĐ) Ngày 4/12, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chủ trì lễ ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn giữa Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM và Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood.
Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, bền vững

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết chính sách xã hội là chính sách chăm lo cho con người; là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Mục tiêu đến năm 2023 là hoàn thiện chính sách an sinh xã hội đa dạng, đa tầng, toàn diện, hiện đại, bao trùm, bền vững; phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, hội nhập quốc tế...
Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

Khơi dậy niềm tin, khát vọng cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh

(LĐTĐ) Sáng 4/12, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã truyền đạt chuyên đề “Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”.
Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 tỷ USD

(LĐTĐ) Thông tin tại hội nghị kết nối thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm nông sản năm 2023, 9 tháng năm 2023, xuất khẩu nông lâm sản của Hà Nội đạt 1,345 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản đạt 777 triệu USD, tăng 22,9% so với cùng kỳ.
Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

Hơn 1,4 triệu cán bộ, đảng viên nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XIII)

(LĐTĐ) Sáng 4/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

Hà Nội thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI

(LĐTĐ) Trong tháng 11/2023, Hà Nội đã thu hút 49,7 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó có 33 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 13,9 triệu USD. Tính chung 11 tháng qua, Hà Nội đã thu hút thêm 2,659 tỷ USD vốn FDI gồm: Đăng ký cấp mới 378 dự án với số vốn đạt 335 triệu USD; 157 lượt dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 270 triệu USD; 299 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 2,054 tỷ USD.
11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

11 tháng, Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, 11 tháng của năm 2023, thành phố Hà Nội giải quyết việc làm cho 200.280 lao động, đạt 123,6% kế hoạch giao trong năm. Ước hết năm 2023, Hà Nội sẽ tạo việc làm mới cho 212.000/162.000 lao động, đạt 130% kế hoạch giao trong năm.

Tin khác

Phát huy hiệu quả các thiết bị thể thao nơi công cộng

Phát huy hiệu quả các thiết bị thể thao nơi công cộng

(LĐTĐ) Với hiệu quả thiết thực và được sử dụng miễn phí, những chiếc máy tập thể thao công cộng ngoài trời đã trở thành “món ăn” tinh thần quen thuộc với nhiều người dân Thủ đô. Những lợi ích thực tế cho thấy mô hình này cần tiếp tục được duy trì và nhân rộng...
Để những di sản Thủ đô được “đánh thức”

Để những di sản Thủ đô được “đánh thức”

(LĐTĐ) Thời gian này, trên địa bàn Thành phố đã diễn ra hàng loạt hoạt động nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, hội thảo, tọa đàm thuộc các lĩnh vực từ thiết kế, nghệ thuật, âm thanh, ánh sáng…để hưởng ứng Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023. Qua đó, kết nối sự sáng tạo và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa, hướng tới sự phát triển của ngành Công nghiệp văn hóa sáng tạo của Thủ đô.
Đưa thương hiệu quà tặng Thủ đô lên tầm cao mới

Đưa thương hiệu quà tặng Thủ đô lên tầm cao mới

(LĐTĐ) Phát triển sản phẩm quà tặng du lịch Hà Nội được coi là một nhiệm vụ quan trọng trong hành trình xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô. Trong đó, trọng tâm là xây dựng, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, phát triển các sản phẩm thủ công truyền thống, nhằm hướng đến xây dựng ngành công nghiệp sản xuất quà tặng hấp dẫn có sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hoàn thiện 6 nội dung trong đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô

Hoàn thiện 6 nội dung trong đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô

(LĐTĐ) Hà Nội yêu cầu các đơn vị tư vấn nghiên cứu, hoàn chỉnh 6 nội dung trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Nhân rộng những “Di tích lịch sử kiểu mẫu”

Nhân rộng những “Di tích lịch sử kiểu mẫu”

Có lẽ gần đây mỗi người dân Hà Nội đã không còn xa lạ gì với cụm từ “kiểu mẫu”. Để chung tay xây dựng một đô thị văn minh, văn hóa, rất nhiều mô hình “kiểu mẫu” được hình thành. Hà Nội có “Nông thôn mới kiểu mẫu”, có “Tuyến đường hoa hiểu mẫu”, “Tuyến đê kiểu mẫu”, “Danh lam thắng cảnh kiểu mẫu”. Và giờ đây còn có “Di tích lịch sử kiểu mẫu”.
Hà Nội: Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của sinh viên

Hà Nội: Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của sinh viên

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, chiều 25/10, các đại biểu tập trung thảo luận về tầm quan trọng của năng lực số đối với sinh viên trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay; đồng thời đề xuất, kiến nghị, giải pháp thúc đẩy tinh thần sáng tạo, hỗ trợ các hoạt động chuyển đổi số của sinh viên.
Kỳ vọng “thủ phủ” công nghệ không còn xa

Kỳ vọng “thủ phủ” công nghệ không còn xa

(LĐTĐ) Mang trên mình “sứ mệnh” là khu công nghệ cao dẫn dắt nền kinh tế phát triển trong kỷ nguyên số, song vì nhiều lý do đến nay Khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn chưa đạt kỳ vọng như mong muốn. Việc Bộ Kế hoạch - Đầu tư đặt Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia tại đây gắn với việc Chính phủ đồng ý chuyển Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về thành phố Hà Nội quản lý đúng vào thời điểm Việt Nam - Hoa Kỳ nâng cấp lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó lấy hợp tác khoa học - công nghệ làm trọng tâm khiến các chuyên gia cho rằng: Khu công nghệ này đã có đầy đủ yếu tố thiên thời - địa lợi - nhân hòa để bứt tốc; trở thành đầu tàu trong quá trình phát triển Thủ đô.
Dù có đi bốn phương trời…  lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời… lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội đang vào Thu, cả Thành phố đẹp như một bức tranh… ai đi xa cũng nhớ, ai chưa một lần đến cũng muốn thưởng thức cái đẹp của Thu Hà Nội. Vì cuộc sống, công việc những người con của Hà Nội, những người có cơ hội học tập ở Thủ đô thời sinh viên nay đang làm việc ở phương Nam hay thành phố mang tên Bác họ đều phát huy được phong cách, văn hóa người Hà Nội để thành công trong công việc. Dù mỗi người một công việc song điểm chung họ đều nặng lòng và có một tình yêu với Hà Nội rất lớn.
Xao xuyến thu Hà Nội

Xao xuyến thu Hà Nội

(LĐTĐ) “Em nghe chăng, trong lắng sâu nơi hồng trái tim mình. Hà Nội mùa thu ôi xao xuyến trong lòng ta…”. Thật vậy, Hà Nội đang trong những ngày thời tiết đẹp nhất năm, những ngày thành phố mang theo hương thơm của đất trời để mỗi khoảnh khắc, mỗi cảm xúc đều khiến bao trái tim phải thổn thức.
Hà Nội - Thành phố 12 mùa hoa

Hà Nội - Thành phố 12 mùa hoa

(LĐTĐ) Trước tốc độ đô thị hóa “chóng mặt”, làng hoa Ngọc Hà giờ chỉ còn được nhắc đến như một địa danh trong tiềm thức của nhiều người Hà Nội. Nhưng thay vào đó, trên khắp Thủ đô, những “làng hoa” khác đã mọc lên, bốn mùa trăm hoa đua nở như trong câu hát: “Tháng giêng hoa đào bừng nở, đón xuân khoe sắc hồng tươi/Tháng hai hoa ban ngập tràn, tím biếc những gương mặt phố...”.
Xem thêm
Phiên bản di động