Những giải pháp xanh vì Thủ đô xanh, sạch, đáng sống
Tìm lời giải bài toán phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn Tái chế rác thải nông nghiệp, bảo vệ môi trường nông thôn Nâng ý thức, tạo thói quen phân loại rác tại nguồn |
Từ nhiều giải pháp hay, cách làm sáng tạo
Với quy mô dân số ước tính khoảng hơn 9 triệu người, Hà Nội là đô thị lớn thứ hai trên cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi ngày, nơi đây có khoảng 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Do đó, việc xử lý không chỉ là thách thức, mà còn là vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Bài toán về việc tái chế rác thải khi không còn đủ chỗ chôn lấp sẽ khó có lời giải đáp, nếu mỗi cá nhân, gia đình chưa có sự chung tay vào cuộc. Bởi vậy, nhiều giải pháp xanh đã được hình thành trong thời gian qua, nhằm đem tới các hướng đi mới, có tính sáng tạo mang tới sự bền vững, nhằm góp phần bảo vệ môi trường sống cho Thủ đô. Tiên phong trong phong trào này phải kể đến những giải pháp của huyện Đông Anh, quận Hoàn Kiếm… và một số quận, huyện lân cận.
Nhiều mô hình phân loại rác tại nguồn đã làm thay đổi thói quen xả rác bừa bãi của người dân. |
Theo thống kê, tổng lượng rác của người dân ở huyện Đông Anh thải ra mỗi năm tăng thêm hàng trăm tấn. Trong đó, có nhiều loại đồ dùng thải bỏ chưa được phân loại, có cả rác hữu cơ, pin độc hại… dẫn đến tình trạng dồn ứ vào dịp lễ, Tết… Từ hiện trạng đang diễn ra, huyện Đông Anh đã thí điểm phân loại rác tại nguồn, nhằm giảm lượng rác hữu cơ bị xả thẳng ra môi trường. Cùng với việc biến rác hữu cơ thành những chế phẩm hỗ trợ trong sản xuất, chăn nuôi. Nổi bật có giải pháp xử lý rác thải vi sinh tại hộ gia đình của Công ty Cổ phần Nông nghiệp hữu cơ ECO Việt Nam, triển khai năm 2021 và thu hút hơn 1.000 hộ gia đình huyện Đông Anh tham gia.
Trao đổi với phóng viên về mô hình này, Trưởng phòng Vi sinh Nông nghiệp, Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Bùi Thị Hồng Hà cho biết: Sau đề tài nghiên cứu lớn của Quốc gia về sản xuất vi sinh hữu hiệu tại Việt Nam, dòng vi sinh EMUNIV được ra đời và giải quyết các vấn đề rác hữu cơ của thành phố Hà Nội. Khi nhà máy xử lý rác ở Cầu Diễn không còn hoạt động, sản phẩm vi sinh EMUNIV bán ra thị trường và phát triển từ năm 2000 đến nay. Có thể thấy rằng, riêng chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác hữu cơ của thành phố Hà Nội là rất lớn, tốn hàng nghìn tỷ mỗi năm. Bởi vậy, việc ứng dụng công nghệ vi sinh vào để quản lý rác hữu cơ tại hộ gia đình sẽ tiết kiệm một khoản đáng kể cho ngân sách Nhà nước...
Theo số liệu thống kê, trong tổng số khoảng 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày trên toàn thành phố Hà Nội, thành phần rác thải thực phẩm chiếm 51,9% (khoảng hơn 3.600 tấn), chất trơ (da, gỗ, cao su…) chiếm 38% (khoảng 2.700 tấn), lượng chất thải rắn có thể tái chế chiếm 7,1% (khoảng 500 tấn). Chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chủ yếu được thu gom, mang đi chôn lấp chiếm 98%, khoảng 2% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp đốt, không phát điện. |
Bên cạnh giải pháp xử lý rác thải hữu cơ, việc thu gom và tái chế vỏ hộp sữa giấy cũng là một trong những hoạt động được quận Hoàn Kiếm chú trọng trong những năm qua. Thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho thấy, có khoảng hơn 90% học sinh các trường mầm non, tiểu học công lập trên địa bàn Thành phố tham gia chương trình sữa học đường. Đồng nghĩa với việc một lượng lớn vỏ hộp sữa thải trực tiếp ra môi trường. Chính vì vậy, công tác thu gom, tái chế vỏ hộp sữa giấy sau khi sử dụng sẽ làm giảm lượng rác thải và cũng là cơ hội để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường từ rác thải đó.
Được chọn là 1 trong 4 quận thí điểm Chương trình “Xây dựng Trường học xanh - Vì một Hà Nội xanh” trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025”, hoạt động thu gom vỏ hộp sữa học đường được ra đời, quận Hoàn Kiếm cùng doanh nghiệp Lagom Việt Nam đã thu gom hơn 500 tấn vỏ hộp sữa tại các trường học trên địa bàn quận; đem đi tái chế thành giấy, móc treo quần áo, vật liệu xây dựng...
Trả lời phóng viên, Giám đốc Công ty Lagom Việt Nam (tổ chức hoạt động giáo dục và nâng cao nhận thức về môi trường) Trần Văn Hiếu cho hay: Hiện nay, Thủ đô Hà Nội là một trong những nơi thực hiện tốt nhất chương trình thu gom vỏ hộp sữa. Hơn 1.000 trường học ở 30 quận huyện đã trở thành mô hình thí điểm, giúp các tỉnh thành ngoài Hà Nội có cơ hội được tham khảo để thực hiện chương trình ý nghĩa này.
Xuất phát từ chương trình cho học sinh, hoạt động thu gom vỏ hộp sữa đã lan tỏa ra cả cộng đồng, đến nhiều tổ chức xã hội, khu dân cư, thậm chí các khu công nghiệp, doanh nghiệp cũng tham gia thực hiện. Chương trình hình thành một hoạt động nhỏ có tác động lớn, góp phần xây dựng Thủ đô Hà Nội xanh sạch đẹp và giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về môi trường.
… Đến điểm sáng từ những mô hình phân loại rác tại nguồn
Bên cạnh việc thực hiện những mô hình, giải pháp thân thiện về môi trường, năm 2022 cũng là năm có ý nghĩa quan trọng với việc Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2020 có hiệu lực (từ 1/1/2022). Đây là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu cao nhất là cải thiện chất lượng môi trường, cải thiện sức khỏe của người dân, cân bằng sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế bền vững.
Để đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường của Thành phố, nhiều hoạt động tuyên truyền phân loại rác tại nguồn đã được tổ chức ở tất cả các quận huyện. Tiêu biểu tại huyện Đông Anh, trong 2 năm qua, đã hình thành một mô hình phân loại điển hình, với 100% các hộ dân của 28 xã thực hiện phân loại rác, thực hiện chế ủ rác hữu cơ thành phân bón ruộng; và tự kiểm toán rác khi giao nộp cho đơn vị thu gom.
Phó phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm Trịnh Thị Minh Phương: Mô hình đổi rác lấy quà tại quận Hoàn Kiếm là bước đầu của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn. |
Hoạt động có sự đồng hành của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), sự hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp và sự vào cuộc nghiêm túc của người dân. Để có được thành công đó là nhờ vào nhận thức của người dân và địa phương về ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, để duy trì thành công mô hình phân loại rác này, phía huyện đã có sự cân bằng hài hòa giữa trách nhiệm công dân và lợi ích của người dân. Đặc biệt hoạt động phân loại rác được hưởng ứng nhiệt tình ở các hộ gia đình. Đây cũng là bằng chứng cho thấy tính đúng đắn của chương trình phân loại rác tại nguồn; và cũng đặt ra yêu cầu với các địa phương, đặc biệt là cơ quan quản lý môi trường, nhất là quản lý chất thải rắn đô thị.
Tương tự, tại quận Hoàn Kiếm, mô hình “Đổi rác lấy quà” diễn ra từ năm 2020 đến nay đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Điểm thu gom rác thải nhựa giá trị thấp bao gồm: Thu gom ống hút, cốc nhựa, vỏ bim bim, vỏ mì tôm và các đồ dùng một lần… tại 6 phường: Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Trống, Hàng Bạc, Phúc Tân, Cửa Đông đã tuyên truyền và thu gom hơn 16 nghìn tấn rác (năm 2022), để đem tới nhà máy tái chế chỉ sau 3 tháng triển khai.
“Tuy chỉ là mô hình thí điểm nhưng đây chính là bước đầu của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn, bám sát Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Để làm được điều này, công tác tuyên truyền đã được quận Hoàn Kiếm thực hiện tới các phường, tổ dân phố, bí thư chi bộ, các trưởng ngành, đoàn thể, đặc biệt là cơ sở để tuyên truyền đến toàn thể các hộ dân, đặc biệt là các hộ kinh doanh trên địa bàn quận và người thu gom rác tự do… Nhờ vậy ý thức phân loại rác tại nguồn của người dân quận Hoàn Kiếm đã ngày một nâng lên”, Phó phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm Trịnh Thị Minh Phương cho biết.
Để lan tỏa và phát triển bền vững các mô hình, giải pháp xanh
Từ những điểm sáng qua các mô hình tại quận Hoàn Kiếm, huyện Đông Anh, có thể thấy rằng, công tác bảo vệ môi trường tại Thủ đô luôn được chú trọng. Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương, sự tham gia, hưởng ứng nhiệt tình từ người dân, nhiều chiến dịch, mô hình, giải pháp đã được phát huy tính hiệu quả cộng đồng. Từ đó, mang lại động lực, niềm hứng khởi cho người tham gia, cũng như các công nhân môi trường tiếp tục duy trì các hoạt động nhằm bảo vệ chất lượng cuộc sống, cảnh quan đô thị.
Trao đổi với phóng viên, Phó phòng Tài Nguyên và Môi trường quận Hoàn Kiếm Trịnh Thị Minh Phương cho biết thêm: Đối với quận Hoàn Kiếm, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn trong thời gian qua luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Đây cũng là nhiệm vụ nằm trong kế hoạch phát triển và được triển khai đồng bộ từ quận đến cơ sở. Trong thời gian tới, người dân quận Hoàn Kiếm sẽ phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục triển khai hiệu quả bằng các hoạt động thiết thực, để công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn góp phần giữ gìn Thủ đô Hà Nội luôn sáng, xanh, sạch. Để Quận trở thành điểm đến không thể thiếu đối với các du khách.
Người dân tham gia chương trình thu gom và phân loại rác tại nguồn. |
Bên cạnh đó, phía quận Hoàn Kiếm cũng sẽ tiếp tục thực hiện các công tác bảo vệ môi trường; và triển khai thực hiện Luật Bảo vệ môi trường; tổ chức các chương trình tuyên truyền, giáo dục môi trường; tiếp tục triển khai dự án làm sạch Sông Hồng với diện tích hơn 9.000 m2 hoàn toàn từ nguồn xã hội hóa; triển khai chương trình phân loại rác khi có hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường”.
Còn Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội Lưu Thị Thanh Chi thì nhấn mạnh: Hiện tại, các mô hình xanh ở Hà Nội được triển khai rất nhiều, từ cấp Thành phố cho đến các quận, huyện. Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… đều có những mô hình bảo vệ môi trường. Ở huyện Đông Anh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc huyện cũng như Hội Phụ nữ huyện triển khai mô hình thí điểm phân loại rác tại hộ gia đình. Từ cơ sở đó để ra được những bài học trong quá trình thu gom, phân loại rác tại nguồn, để giảm lượng rác thải thu gom và xử lý của toàn Thành phố. Đây là một trong những mô hình mang lại thành công rất lớn, có sức lan tỏa tới các quận huyện lân cận. Là bài học kinh nghiệm để các quận, huyện học tập, xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ, bón cho cây xanh, giảm phân bón hóa học, phát triển kinh tế…
Về việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nhiều chuyên gia môi trường cho rằng, Hà Nội cần sớm có hướng dẫn thực hiện phân loại rác tại nguồn, được xây dựng dựa trên khảo sát thực tế, kết hợp với thu nạp kinh nghiệm từ các mô hình phân loại rác thành công có hình thái dân cư tương đồng với Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội cũng cần tham khảo nhanh ý kiến từ đại diện nhân dân để đảm bảo tính phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện, phong cách sống để ra các văn bản hướng dẫn vừa mang tính đại chúng vừa đảm bảo cả yếu tố đặc thù, ứng dụng được trên các địa bàn và hình thái bố trí dân cư, phù hợp với đại đa số người dân. Bên cạnh đó cũng cần có một lộ trình như vậy, việc thực hiện phân loại rác tại nguồn theo đúng những quy định của Luật Bảo vệ Môi trường 2020 trên địa bàn Hà Nội mới sớm được thực hiện. |
“Nhờ có các mô hình xanh đang hoạt động và phát triển, đã làm giảm bớt đáng kể lượng rác thải ra hàng ngày cho các công ty môi trường đô thị, trong việc thực hiện việc thu gom, phân loại rác tại nguồn. Đây cũng chính là lợi ích khi chúng ta tiếp cận với Luật Bảo vệ môi trường theo hướng cuộc sống xanh, tuần hoàn xanh, là giải pháp để từng bước thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020 trong việc phân loại rác, thu gom rác theo phương thức mới.
Nhìn chung, các mô hình xanh đều rất sáng tạo và có đóng góp lớn trong công tác bảo vệ môi trường Thủ đô. Nhiều mô hình có sức lan tỏa còn thu hút được sự quan tâm, sự đoàn kết, chung tay làm sạch nơi sinh sống, cải thiện sức khỏe cho cộng đồng”, bà Lưu Thị Thanh Chi nhận xét.
Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, người dân là nguồn sức mạnh, cũng là động lực chính để bảo vệ và cải thiện môi trường Thành phố. Những chương trình đã tổ chức và dần đi vào nề nếp của các quận, huyện hàng năm như: Chương trình làm cho thế giới sạch hơn; Ngày môi trường thế giới; những hành động nhỏ ngày thứ Bảy tại các khu dân cư, ngõ xóm… là nhờ vào sự đóng góp không nhỏ đến từ cộng đồng dân cư.
“Sở cũng sẽ phối hợp với quận huyện để duy trì các mô hình xanh đã triển khai và mở rộng thêm nhiều mô hình ở các quận, huyện khác. Rất nhiều quận, huyện đã đăng ký tham gia mô hình về phân loại rác thải tại nguồn. Chúng tôi cũng đang nỗ lực xây dựng đề án về phân loại rác tại nguồn trên địa bàn thành phố Hà Nội, trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
Với những kết quả trong thời gian qua, hy vọng người dân sẽ tiếp tục ủng hộ cho các chiến dịch, cũng như những mô hình mà Ủy ban nhân dân Thành phố đã, đang và sẽ triển khai ở các quận, huyện. Bởi những mô hình xanh đó sẽ đem đến diện mạo mới cho Thủ đô”, bà Lưu Thị Thanh Chi cho hay./.
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59