Những dấu ấn tự hào 47 năm sau ngày thống nhất

Sau 47 năm thống nhất, vượt lên muôn vàn khó khăn, thách thức, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện: Kinh tế tăng trưởng ở mức tương đối cao, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, tình hình chính trị và xã hội ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng và vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Triển lãm ảnh Việt Nam mừng ngày thống nhất đất nước 30/4 tại Mexico Triển lãm 'Ngày thống nhất đất nước' tại Hoàng thành Thăng Long Khẳng định vị thế Việt Nam

Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao

Đó là những nhận định được đưa ra trong nhiều báo cáo, đánh giá về thành tựu sau 35 năm đổi mới và từ khi đất nước thống nhất đến nay. Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng XIII và nhiều phát biểu, kết luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng nhấn mạnh: Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới.

Những dấu ấn tự hào 47 năm sau ngày thống nhất
Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, ngày 2/6/1976 đã tạo bước ngoặt để đất nước chuyển sang giai đoạn mới (Ảnh: TTXVN)

Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra Chiến lược xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới, trong đó có Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, phấn đấu đến năm 2025 - kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước trở thành nước phát triển có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đúng như vậy, tính đến cuối năm 2021, nước ta đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trong tổng số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, trong đó 3 nước có "quan hệ đặc biệt", 17 nước "đối tác chiến lược" và 13 nước "đối tác toàn diện". Trên bình diện đa phương, Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO...

Đến nay, Việt Nam đã ký được rất nhiều hiệp định đa phương, song phương với gần 60 quốc gia trên thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu cũng tăng lên nhiều lần; đã có quan hệ kinh tế - thương mại với hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ; có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Chúng ta đã thu hút được hơn 400 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó đã giải ngân được khoảng 250 tỷ USD...

Đồng thời, Việt Nam đã tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN...

Tổ chức bộ máy Nhà nước ngày càng hoàn thiện

Đến nay, tổ chức bộ máy Nhà nước cũng ngày càng hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả. Quốc hội đã có những bước đổi mới quan trọng, từ khâu bầu cử đại biểu Quốc hội đến hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động; tăng cường bộ phận chuyên trách; chế độ bầu cử đại biểu Quốc hội đã đổi mới theo yêu cầu dân chủ và pháp quyền.

Quốc hội đã làm tốt hơn chức năng lập hiến, lập pháp. Hàng loạt các đạo luật được ban hành, cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa... đã tạo hành lang pháp lý đồng bộ, vững chắc cho công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước. Đồng thời, Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng, có tác động, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh, trong đó có những vấn đề mới, khó, phức tạp, chưa có tiền lệ...

Nhiều báo cáo, đánh giá cũng nêu rõ, Chính phủ có những thay đổi rõ rệt từ cơ cấu tổ chức đến phương thức hoạt động; cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chỉnh ngày càng phù hợp; hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước được nâng lên...

Hệ thống các cơ quan tư pháp đã có những bước cải tiến theo yêu cầu dân chủ và pháp quyền. Chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động của các cơ quan tư pháp ngày càng được phân định rõ ràng hơn...

Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng

Bên cạnh thành tựu về ngoại giao, hoàn thiện thể chế bộ máy Nhà nước, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng. Các số liệu thống kê được công bố cho biết: Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân đã tăng gấp đôi, đạt 8,2%/năm; các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016-2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, 2021 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao.

Những dấu ấn tự hào 47 năm sau ngày thống nhất
Đại hội XIII tiếp tục vạch ra những quyết sách lớn để tiến tới mốc kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là quốc gia có thu nhập trung bình cao. Ảnh: ND

Các số liệu thống kê cũng cho biết, đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt, nếu năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến năm 2020 đạt khoảng 2.750 USD/năm. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô.

Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản, như càphê, gạo, điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm từ gỗ… luôn duy trì ở mức cao. Các mặt hàng xuất khẩu khác cũng có bước tiến lớn.

Đặc biệt, trong 2 năm qua, trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát, những dưới sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế tiếp tục phục hồi. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước tính năm 2021 đạt 1.523,4 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm (tăng 180,1 nghìn tỷ đồng)...

Công tác an sinh xã hội được bảo đảm

Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm thực hiện. Đến nay, diện thụ hưởng chính sách an sinh xã hội ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đặc biệt là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.

Các phong trào “Tương thân tương ái,” “Đền ơn đáp nghĩa,” “Uống nước nhớ nguồn” do các cấp và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân thực hiện và hưởng ứng tham gia trong những năm qua cũng đã phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đóng góp đáng kể vào nâng cao sách an sinh xã hội cho nhân dân, nhất là người nghèo, vùng khó khăn.

Việc tăng trưởng kinh tế đã cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển.

Đặc biệt, công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng. Tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm 2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều), bình quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm trên 1,4%/năm. Kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Những dấu ấn tự hào 47 năm sau ngày thống nhất
Từ nền kinh tế khép kín đến nay Việt Nam là nước có nền kinh tế hội nhập sâu rộng. Ảnh minh họa

Trong điều kiện xảy ra đại dịch, công tác an sinh xã hội định kỳ và công tác giảm nghèo bền vững tiếp tục được quan tâm, chỉ đạo và triển khai thực hiện. Riêng năm 2021, tổng trị giá tiền và quà hỗ trợ cho các đối tượng là 9,7 nghìn tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ cho các đối tượng người có công, thân nhân người có công là 4,4 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 2,8 nghìn tỷ đồng; hỗ trợ cứu đói các đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng khác là 2,5 tỷ đồng. Có gần 29,1 triệu thẻ bảo hiểm xã hội/sổ/thẻ khám chữa bệnh miễn phí được phát, tặng cho các đối tượng thụ hưởng...

Theo Tổng cục Thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2021 là 98,51 triệu người. Chất lượng dân số được cải thiện, mức sinh giảm và duy trì mức sinh thay thế từ năm 2005 trở lại đây; tỷ lệ tử vong vẫn duy trì ở mức thấp, tuổi thọ trung bình ngày càng tăng...

Y tế, giáo dục, văn hóa được quan tâm, phát triển

Trong những năm qua, giáo dục vẫn luôn được xác định là quốc sách; quy mô giáo dục tiếp tục được phát triển, cơ sở vật chất được nâng cao, chất lượng đào tạo từng bước đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng về quy mô. Giáo dục và đào tạo ở những vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng hơn. Nhiều chỉ số về giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực...

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường, chất lượng dân số từng bước được cải thiện.

Năng lực của hệ thống các cơ sở y tế được củng cố và phát triển; cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng được chú trọng đầu tư, đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Tỉ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 8,2 năm 2016 lên 9 bác sĩ năm 2020, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra...

Trong lĩnh vực văn hóa, các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hoá phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Văn hoá trong chính trị và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả tích cực. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hoá khởi sắc. Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.../.

P.Thảo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Tập 22 "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 7/4 trên VTV3 tiếp tục mang đến nhiều tình tiết căng thẳng và đầy cảm xúc khi mối quan hệ giữa Việt, Đại và An bắt đầu xuất hiện những rạn nứt khó lường.
Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Dù đã có sự thay đổi trên băng ghế huấn luyện khi chia tay HLV Velizar Popov và bổ nhiệm HLV Tomislav Steinbruckner, Thanh Hóa vẫn không thể tránh khỏi một thất bại nặng nề trên sân Hàng Đẫy. Thầy trò HLV Bandovic bên phía Hà Nội FC đã tận dụng rất tốt lợi thế sân nhà để giành chiến thắng 3-1 đầy thuyết phục, qua đó tiếp tục bám đuổi Nam Định trong cuộc đua vô địch V-League 2024/2025.
Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước hiện là 24.886 đồng/USD, không đổi so với phiên giao dịch ngày hôm qua.
Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

Hôm nay (7/4), giá xăng dầu thế giới tiếp tục “lao dốc không phanh” ở mức tồi tệ nhất trong vòng gần 2 năm. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 62,32 USD/thùng, giảm 7,41%, giá dầu Brent ở mốc 66,06 USD/thùng, giảm 6,50%.
MU và Man City bất phân thắng bại

MU và Man City bất phân thắng bại

Trận derby thành Manchester tại vòng 31 Premier League đã khép lại mà không có bàn thắng nào được ghi, khi cả Man Utd và Man City đều tỏ ra vô duyên trước khung thành đối phương. Dù thi đấu sôi nổi, quyết liệt và tạo ra không ít cơ hội nguy hiểm, nhưng sự vô duyên của các chân sút cùng phong độ xuất sắc của hai thủ thành Onana và Ederson đã khiến trận cầu tâm điểm này kết thúc với tỷ số hòa 0-0.
Nhận định trận Bologna - Napoli: Cuộc chiến không khoan nhượng tại Renato Dall’Ara

Nhận định trận Bologna - Napoli: Cuộc chiến không khoan nhượng tại Renato Dall’Ara

Trận đấu giữa Bologna và Napoli tại vòng đấu tới của Serie A 2024/25 sẽ là một cuộc chiến không khoan nhượng giữa hai đội bóng đang có phong độ cao và tham vọng lớn ở mùa giải này.
Nhận định trận Leicester - Newcastle: “Chích chòe” lại cất tiếng hót vang

Nhận định trận Leicester - Newcastle: “Chích chòe” lại cất tiếng hót vang

Vào lúc 02h00 ngày 8/4, trận đấu giữa Leicester và Newcastle sẽ diễn ra trong khuôn khổ vòng 31 Premier League 2024/25. Với phong độ đang lên, Newcastle được dự báo sẽ có chiến thắng trước đội chủ nhà.

Tin khác

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Cho rằng việc sắp xếp tinh gọn bộ máy lần này là dịp để cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Thứ trưởng Mai Lương Khôi yêu cầu các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương phải có đánh giá một cách toàn diện, từ đó chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn.
Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã giao Đảng ủy UBND Thành phố chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô, đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố. Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Hà Nội: Tiền thu từ đấu giá đất đạt 34% chỉ tiêu năm 2025

Tại hội nghị giao ban Thường trực Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý I/2025, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đã báo cáo về công tác quản lý đất đai tại các quận, huyện, thị xã trong quá trình từ nay đến khi hoàn thành việc hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính trên địa bàn Thành phố.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

Tiếp tục chương trình công tác tại Australia và New Zealand, từ ngày 31/3 đến ngày 3/4/2025, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố làm trưởng đoàn thăm và làm việc tại Australia.
Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong 2.061 việc, thu hồi hơn 9.781 tỷ đồng từ án tham nhũng, kinh tế

Theo Bộ Tư pháp, 6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt kết quả đáng khích lệ, đã thi hành xong 2.061 việc, với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Khi nhà báo trở thành “chuyên gia” chính sách

Là phóng viên chuyên trách mảng Lao động, Công đoàn, Bảo hiểm xã hội đến nay đã 24 năm, ngoài thực hiện tin, bài về chủ trương, chính sách, tôi còn có cơ duyên trở thành “chuyên gia bất đắc dĩ” trong vai trò là người dẫn chương trình các cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến truyền thông về chính sách do Báo Lao động Thủ đô chủ trì phối hợp với các đơn vị tổ chức.
Hành trình khẳng định thương hiệu

Hành trình khẳng định thương hiệu

Trong nhiều lần thăm, làm việc với Báo Lao động Thủ đô, đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Báo Lao động Thủ đô đối với sự phát triển của phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động Công đoàn Thủ đô. Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố nhấn mạnh, Báo Lao động Thủ đô đã thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình là tuyên truyền kịp thời, chính xác mọi mặt hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô và tích cực, chủ động tham gia thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn; đội ngũ cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ Thủ đô tự hào về tờ báo của mình.
Xem thêm
Phiên bản di động