Những dấu ấn qua mùa thi, tuyển sinh năm 2022
Hà Nội: Áo xanh tiếp sức sĩ tử “vượt vũ môn” Áo xanh tình nguyện vượt nắng, mưa đồng hành cùng thí sinh |
Nhiều dấu ấn nổi bật
Một trong những dấu ấn nổi bật năm 2022 của ngành GD&ĐT Thủ đô là những chuyển biến về chất lượng ở kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT). Theo nhận định của Sở GD&ĐT Hà Nội, mặc dù học sinh lứa tuổi 2004 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hầu hết thời gian học tập ở bậc THPT đều thực hiện theo hình thức trực tuyến nhưng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của các em đã đạt nhiều ấn tượng.
Với gần 98.000 thí sinh (chiếm gần 1/10 tổng số thí sinh cả nước), song tỷ lệ tốt nghiệp năm nay của toàn Thành phố đạt 99,1% (năm 2021 là 98,9%), trong đó tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT đạt 99,46% và hệ giáo dục thường xuyên đạt 96,28%. Toàn Thành phố có 31.048 bài thi đạt từ 9 điểm trở lên, trong đó có 401 bài thi đạt điểm 10.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 tại Hà Nội được đảm bảo an toàn ở mọi khâu.Ảnh: P.T |
Đáng chú ý, Thành phố có 3 thủ khoa của các tổ hợp khối tuyển sinh đại học A00, A01 và B00. Thủ khoa thứ nhất là em Nguyễn Ngọc Lễ (học sinh lớp 12A6 Trường THPT Quốc Oai, huyện Quốc Oai) - thủ khoa duy nhất toàn quốc của tổ hợp khối A00 với 3 điểm 10 ở cả 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học. Thủ khoa thứ hai là em Lò Hải Long (học sinh lớp 12A1 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) - thủ khoa duy nhất toàn quốc của tổ hợp khối A01 với 2 điểm 10 ở môn Toán, Vật lý và đạt 9,8 điểm ở môn Tiếng Anh. Thủ khoa thứ ba là em Nguyễn Đăng Khải (học sinh lớp 12A1 Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) - thủ khoa toàn quốc tổ hợp khối B00 với tổng điểm là 29,35, trong đó môn Toán 9,6 điểm, Hóa học 9,75 điểm và Sinh học 10 điểm.
Cùng với những dấu ấn của kỳ thi tốt nghiệp THPT, Hà Nội cũng cơ bản hoàn thành việc tổ chức tuyển sinh vào các lớp đầu cấp (mầm non, lớp 1, lớp 6, lớp 10) năm học 2022-2023 an toàn, gọn nhẹ, tạo thuận lợi nhất cho học sinh và phụ huynh. Chẳng hạn, tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, toàn Thành phố có gần 107.000 thí sinh đăng ký dự thi. Đây là kỳ thi được đánh giá có “sức nóng” hơn cả kỳ xét tuyển vào đại học, do vậy Thành phố và từng địa phương đã tập trung chỉ đạo, từng bước đổi mới, quyết tâm tổ chức kỳ thi an toàn, chất lượng.
Kết quả, toàn Thành phố có 1.382 bài thi môn Ngữ văn đạt từ 9,0 đến 9,5 điểm; 3.364 bài thi môn Ngoại ngữ và 256 bài thi môn Toán đạt điểm 10. Đặc biệt, dù số lượng học sinh xét tốt nghiệp Trung học cơ sở năm nay tăng 19.000 em so với năm học trước, song Thành phố đảm bảo 100% học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở có nguyện vọng tiếp tục đi học đều được tuyển vào các trường THPT, các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có tuyển học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở.
Năm học 2022-2023 cũng là năm học thứ 7 Hà Nội áp dụng hình thức tuyển sinh trực tuyến vào các trường mầm non, lớp 1 và lớp 6. Điều này không những giúp phụ huynh học sinh có thể đăng ký thuận tiện, nhanh chóng, chính xác mà còn hỗ trợ công tác quản lý, chỉ đạo tuyển sinh được minh bạch và công bằng.
Qua ghi nhận, để công tác tuyển sinh trực tuyến diễn ra thông suốt, đảm bảo tiến độ, chất lượng, công tác truyền thông đã được Sở GD&ĐT Hà Nội quán triệt thực hiện bài bản đến các Phòng GD&ĐT và từng phụ huynh có con trong độ tuổi. Do đã quen với hình thức đăng ký này cộng với việc được đăng ký thử nghiệm dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ từ phía nhà trường cùng hệ thống thông suốt nên công tác tuyển sinh trực tuyến diễn ra gọn nhẹ, thuận tiện, mang lại sự hài lòng cho phụ huynh. “Nhờ hình thức tuyển sinh trực tuyến nên dù đi công tác xa, tôi vẫn đăng ký được cho con, không lo mất quyền lợi học tập”, chị Nguyễn Thị Hồng (phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) chia sẻ.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Là thí sinh cao tuổi nhất dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, ông Nguyễn Huy Kỳ (sinh năm 1940, học viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân) đã làm sáng lên và lan tỏa tinh thần học tập thường xuyên, học tập suốt đời, học cái mình cần, học cho mình, học một cách thực chất.
Ông Nguyễn Huy Kỳ cho biết, trước đây do không có điều kiện nên chưa hoàn thành được bậc THPT. Sau này về địa phương làm nghề y vì yêu cầu công việc cần hoàn thành học tập THPT nên ông đã đăng ký theo học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân và dự thi tốt nghiệp THPT vào tháng 7/2022. Trong 3 năm học tại Trung tâm, ông luôn đi học đầy đủ và đúng giờ, luôn luôn lắng nghe, tiếp thu bài giảng của thầy cô, bởi với ông, mỗi một giờ học là sự trải nghiệm, là chân trời tri thức.
“Năm học nào tôi cũng đạt danh hiệu Học sinh tiên tiến. Mong muốn của tôi là sau khi tốt nghiệp THPT sẽ tiếp tục theo học lớp Y sĩ về Y học cổ truyền”, ông Nguyễn Huy Kỳ chia sẻ.
Có thể khẳng định, với sự vào cuộc, chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị cùng việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đồng bộ nhiều giải pháp và sự đồng thuận của học sinh, phụ huynh đã tạo nên những mảng màu sáng của ngành GD&ĐT Thủ đô trong năm 2022. Nhìn lại những giải pháp đã triển khai, cũng là dịp đúc rút bài học kinh nghiệm để Thành phố tiếp tục tổ chức thành công các kỳ thi, tuyển sinh ở những năm sau, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
Thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tổ chức rút kinh nghiệm về công tác tổ chức các kỳ thi và tuyển sinh năm nay, thẳng thắn nhìn nhận những điểm còn hạn chế để tìm biện pháp khắc phục, đồng thời phát huy mặt tích cực trong các kỳ thi, tuyển sinh sắp tới.
Cùng đó, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng sẽ chủ động phối hợp các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã huy động hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp GD&ĐT; đầu tư, xây dựng trường lớp đảm bảo nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự đang thiếu trường học, đang phải học tạm, thiếu trường đạt chuẩn Quốc gia; quan tâm việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cây xanh, tạo dựng môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp; ưu tiên thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia và quốc tế song song với việc nâng cao chất lượng đại trà; thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp dạy và học gắn với việc xây dựng trường học điện tử; chú trọng dạy ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, nhất là đối với trẻ em nghèo, vùng sâu, vùng xa.../.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Xã hội 23/11/2024 18:17
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57