Nhớ hoài bữa cơm chiều 30 Tết…
Giảm giá “sốc” chiều 30 Tết người Hòa Bình đua nhau mua cây cảnh | |
Nhớ hương mùi già chiều 30 Tết |
Trong guồng quay hổi hả của cuộc sống, những ngày cuối năm, dù bận rộn tới đâu, dù có ra bắc vô nam, đi ngược về xuôi hay ở nơi nào trên khắp thế giới, mỗi người dân Việt lại hướng về quê hương của mình. Ở nơi đó, có gia đình, những người thân thương đang chờ đợi, để rồi cả gia đình quây quần bên mâm cơm Tất niên – Bữa cơm chiều ba mươi Tết.
Thông thường, với mỗi gia đình, lễ Tất niên được tiến hành vào chiều cuối cùng của năm. Cho dù năm đó có tháng Chạp thiếu (29 ngày) hay đủ (30 ngày) thì dân gian vẫn gọi là ngày 30 Tết. Trong ngày này, nhà nhà đều dọn dẹp để chuẩn bị đón Tết. Trước khi cả gia đình ăn cơm Tất niên phải chuẩn bị đồ cúng và khấn vái với tổ tiên.
Bữa cơm chiều 30 Tết luôn có ý nghĩa đặc biệt trong tâm thức của người Việt |
Sau lễ cúng Tất niên thì mọi thành viên trong gia đình quay quần lại với nhau trong bữa cơm cuối cùng của năm. Bữa cơm cuối cùng trong năm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong tâm thức của người Việt. Đây là bữa cơm ấm áp của tình thân, của sự ấm áp, sẻ chia của mỗi thành viên trong gia đình.
Theo đó, bữa cơm tất niên không phải nghi lễ ngày Tết song đó là phong tục của người dân Việt Nam. Đây là nét văn hoá đã in đậm trong tâm trí nhiều người Việt và trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình mỗi khi Tết đến, xuân về. Đặc biệt, với những người con xa nhà, bất kỳ giây phút nào được ở bên người thân đều đáng giá.
Đặc biệt, trong thời khắc năm mới và năm cũ chuyển giao, giữa thời tiết mưa phùn và lạnh của xứ Bắc, bữa cơm gia đình đầm ấm khiến cho tất cả những khó khăn của năm cũ đều tan biến. Dù năm cũ có nhiều chuyện vui buồn như thế nào thì nó cũng đã qua, những tổng kết chỉ là để rút kinh nghiệm cho năm mới.
Ông Nguyễn Thái An (Hàng Đào, Hà Nội) chia sẻ: “Hiện nay, cuộc sống gấp gáp, có quá nhiều sự thay đổi nhưng đối với gia đình tôi bữa cơm chiều 30 Tết vẫn vô cùng quan trọng. Ở bữa cơm này con cái, cháu chắt của tôi ở mọi miền đất nước đều mong muốn trở về nhà để cùng ăn bữa cơm cuối cùng trong năm. Đối với tôi mà nói đây chính là dịp cả gia đình cùng nhau trò chuyện, chia sẻ và bỏ qua cho nhau những điều không vừa lòng của năm cũ”.
Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết luôn hết sức thiêng liêng, nó trở thành sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết. Chính điều đó lý giải vì sao quê hương, gia đình luôn là nỗi niềm thương nhớ da diết của mỗi người dân đất Việt, đặc biệt là những con người xa quê, xa xứ, đang sống cách chúng ta nửa vòng trái đất mỗi khi xuân về.
Anh Nguyễn Văn Hiệp (du học sinh Nhật) chia sẻ: "Trong những ngày cuối năm, điều mà tôi nhớ nhất chính là bữa cơm đoàn viên của cả gia đình vào chiều 30 Tết. Những câu chuyện, những tiếng nói cười vui vẻ luôn khiến tôi cảm thấy ấm lòng mỗi khi nhớ về".
Có thể nói, bữa cơm tất niên là nét văn hoá, in đậm trong tâm trí người Việt. Đây đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của cha ông.
Sau bữa cơm tất niên, mọi người bắt đầu chuẩn bị cho lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch. Đúng giao thừa, người ta đặt những thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết, làm lễ tiễn ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.
Giờ đây, cuộc sống hiện đại có quá nhiều sự thay đổi, nhưng những giá trị đã đi vào tiềm thức của người Việt Nam thì không bao giờ phai nhạt mất. Bữa cơm tất niên mang ý nghĩa tư tưởng của mỗi người khi xuân về vẫn luôn là điều tuyệt vời. Mùi Tết ấm áp từ bữa cơm tất niên lan tỏa là thời khắc tình cảm con người tuôn trào.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04