Nhớ hương mùi già chiều 30 Tết
Bữa cơm chiều 30 Tết – sợi dây vô hình kết nối tình thân | |
Lưu giữ hương vị Tết cổ truyền tại Làng Đông | |
Bánh chưng làng Bạc đỏ lửa ngày đêm đón Tết |
Trong rất nhiều phong tục của người Việt mỗi dịp Tết Nguyên đán về thì tắm nước cây mùi già ngày tất niên là một trong những nét đẹp văn hóa vẫn được nhiều gia đình duy trì cho đến tận ngày nay. Thế hệ cao niên trong gia đình luôn nhắc con, cháu mua lá mùi già về, nấu nước tắm vào ngày tất niên.
Đối với nhiều người, Tết bắt đầu là khi bắt gặp những bà, những cô bán lá mùi già... |
Theo quan niệm của nhiều người, tắm nước lá mùi nhằm ý nghĩa xua tan đi những chuyện không hay, những bụi trần trong suốt một năm để chuẩn bị đón một năm mới đầy ý nghĩa. Hương cây mùi tạo cảm giác tinh khiết, nhẹ nhàng trước giờ khắc giao thời. Trong khi đó, có nhiều người mua lá mùi về đun ngày tất niên để xông nhà, cầu mong tài lộc cho năm mới vì mùi rất thơm.
Mỗi người mua lá mùi về dùng với một ý nghĩa khác nhau nhưng họ đều mong muốn đây là tục lệ giúp rửa sạch những điều xấu của năm cũ, và hướng tới một năm mới hạnh phúc, may mắn.
Mỗi người mua lá mùi về dùng với một ý nghĩa khác nhau nhưng họ đều mong muốn đây là tục lệ giúp rửa sạch những điều xấu của năm cũ, và hướng tới một năm mới hạnh phúc, may mắn. |
Lá mùi không những có ý nghĩa về quan niệm tâm linh mà nhiều người còn sử dụng nước lá mùi già để tắm vì cho rằng có nhiều tác dụng cho sức khỏe. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng tiêu thực, thông đại tiểu tiện, trị chứng phong tà làm đậu, sởi không mọc lên được.
Thông thường, để có một nồi nước thơm tắm cho cả nhà đảm bảo chất lượng, cây mùi được chọn sẽ là cây mùi già, được nhổ cả rễ, rửa sạch, không để nát lá rồi cho vào nồi nước đun. Không cần cho quá nhiều rau mùi, nồi nước tắm vẫn có một mùi hương nhẹ nhàng, dễ chịu.
Nhiều người bảo có đào, có quất mà chưa có hương mùi già, Xuân hình như còn thiếu và Tết dường như vẫn chưa về. Dù công việc có bận rộn đến mấy, Tết có đầy đủ đến mấy thì tục tắm nước lá mùi già vào ngày 30 Tết không thể thay thế. Dù ở thành thị hay ở nông thôn, gia đình sang giàu hay nghèo khó đều giữ nếp tắm lá mùi ngày Tết.
Trên mõi ngõ phố, mỗi làng quê hương mùi già đang lan tỏa bên mỗi nếp nhà. Chợt thấy háo hức, như cảm nhận được cái khoảnh khắc giao mùa đang về.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04