Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động
Nỗ lực phục hồi thị trường lao động Hướng dẫn thu thập thông tin về thị trường lao động Sớm đảm bảo nguồn cung cho thị trường lao động |
Nỗ lực chắp nối, giới thiệu việc làm
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhất là trong quý III/2021 đã tác động tiêu cực đến tình hình lao động việc làm và hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các ngành, lĩnh vực tại thành phố Hà Nội. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tạm đóng cửa, dừng hoạt động trong thời gian dài đã khiến hàng triệu người lao động phải tạm dừng hợp đồng lao động, dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập. Lao động đang làm việc trong nền kinh tế giảm mạnh so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng cao nhất kể từ quý I năm 2020.
Kết nối trực tuyến với người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. |
Trước thực tế này, cùng với các giải pháp đồng bộ hỗ trợ phát triển thị trường lao động của thành phố Hà Nội, với chức năng nhiệm vụ của mình, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng đã nỗ lực thực hiện “mục tiêu kép”, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh vừa hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm.
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trong thời gian giãn cách xã hội, Trung tâm đã triển khai các hoạt động chắp nối việc làm, tư vấn- giới thiệu việc làm, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động theo hình thức gián tiếp và trực tuyến. Kết quả, trong tháng 9/2021, có 425 đơn vị doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng với tổng số 6.846 chỉ tiêu; có 1.714 lượt lao động được phỏng vấn kết nối việc làm qua các hình thức gián tiếp (điện thoại, email) và phỏng vấn trực tuyến. Có 370 lao động được nhận hồ sơ tuyển dụng.
Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục triển khai công tác thu thập việc làm trống, cập nhật thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động vào cơ sở dữ liệu cung - cầu, đồng thời tổng hợp, phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin thị trường lao động và tăng cường kết nối online cho doanh nghiệp và người lao động qua zalo, facebook…
Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi
Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng theo lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, với dấu hiệu khả quan về tốc độ tiêm chủng, tình hình kiểm soát dịch bệnh và kế hoạch nới lỏng giãn cách trên địa bàn Thành phố, thị trường lao động Hà Nội dự báo sẽ có tốc độ hồi phục nhanh trong thời gian từ nay đến cuối năm. “Đặc biệt là để chuẩn bị dịp lễ Noel và Tết Nguyên đán, dự kiến nhu cầu hàng hoá sẽ trở nên ngày càng cấp bách khiến cho áp lực khôi phục sản xuất kinh doanh tăng cao.
Theo kết quả Điều tra lao động việc làm quý III/2021, số người có việc làm toàn Thành phố giảm 5,3% so với quý trước và giảm 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp quý III/2021 là 2,7% tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020. |
Nhu cầu tuyển dụng lao động và tỷ lệ tham gia thị trường lao động do đó sẽ có xu hướng tăng tỉ lệ thuận theo tình hình khôi phục của nền kinh tế. Nhiều người lao động có thể đi làm trở lại và tham gia vào chuỗi sản xuất thay vì bị ngừng việc hoặc phải làm việc tại nhà, làm việc từ xa”, ông Thành bày tỏ.
Theo kết quả thu thập thông tin việc làm trống của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng sẽ có xu hướng tăng từ nay đến cuối năm ở ngành công nghiệp, gia công, lắp ráp hàng hóa, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, công nghệ thông tin... Trong đó, các vị trí sẽ được chú trọng nhất là các vị trí nhân viên văn phòng, nhóm các lao động đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Ngành Dịch vụ dự kiến sẽ có nhu cầu tuyển dụng tăng cao do nhu cầu mua sắm những mặt hàng thiết yếu trong thời gian tới. Đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán lẻ hàng tiêu dùng trong các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ truyền thống và bán lẻ điện tử, điện lạnh, viễn thông. Mức lương ngành này chủ yếu từ 5 -7 triệu đồng và 7-10 triệu đồng và tập trung vào các vị trí thu ngân, bán hàng, vận chuyển…
Nhu cầu nhân lực trong ngành công nghệ thông tin dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới. Các vị trị tuyển dụng tập trung nhiều ở một số nhóm nghề như kỹ sư, lập trình viên, tester... Mức lương doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động trong lĩnh vực này chủ yếu từ 7-10 triệu đồng/tháng và từ 10-15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ở các mức lương này đòi hỏi người lao động đã qua đào tạo, có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc thành thạo.
Ngành công nghệ thông tin đóng vai trò cốt lõi trong sự bùng nổ và phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, đánh dấu kỷ nguyên kết nối vạn vật qua Internet. Hiện nay, nhân lực của ngành nghề này luôn ở mức “khát” trong xã hội không chỉ về số lượng mà cả về nguồn nhất lực chất lượng cao. Không chỉ các doanh nghiệp về công nghệ mới cần đội ngũ chuyên viên về công nghệ thông tin mà ở mọi doanh nghiệp, muốn cạnh tranh được trên thị trường hiện nay cũng cần bổ sung đáng kể về nhân lực công nghệ thông tin.
Nhóm ngành tự động hóa, điện - điện tử, cơ điện tử là 3 ngành tâm điểm của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, có vai trò quan trọng gắn liền với robot, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Hiện nay, nguồn nhân lực của những ngành nghề trên cần rất nhiều, đặc biệt là những ngành chế tạo, ngành công nghệ cao. 3 ngành học này trong tương lai là những ngành học “hot” và được săn đón bởi nhiều bạn trẻ. Các doanh nghiệp về kỹ thuật, chế tạo công nghệ cao sẽ có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực chất lượng nhằm phục vụ những yêu cầu trong thời đại mới.
Ngành thương mại điện tử cũng sẽ là một ngành thu hút nhiều nhân lực. Song hành cùng cách mạng công nghiệp thì công việc buôn bán và thương mại cũng trở nên tự động hóa và công nghệ hóa với mức độ ngày càng cao. Con người sẽ sử dụng thông tin điện tử là hình thức để trao đổi hàng hóa.
Đó cũng là lý do ngành Thương mại điện tử gần đây rất phát triển và chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ. Gắn liền với hoạt động thương mại điện tử và thông tin kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề liên quan khác như logictics, digital marketing,…
Điều đó càng thấy sự quan trọng của ngành Thương mại điện tử và sự chi phối giữa các ngành nghề với nhau chính là điều mà người học cũng có những cơ hội nhất định. Đây là một ngành học mới và hợp với xu hướng, đòi hỏi ở người theo đuổi ở nhiều kỹ năng. Đó là kỹ năng chuyên môn, sự sáng tạo, có tầm nhìn, kỹ năng dự đoán… Nhưng thương mại điện tử chắc chắn là ngành học thú vị và hợp thời cho những bạn trẻ yêu thích kinh tế - xã hội./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 16/11/2024 15:53
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Hà Nội vượt chỉ tiêu giải quyết việc làm năm 2024
Việc làm 12/11/2024 11:53
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56