Sớm đảm bảo nguồn cung cho thị trường lao động

(LĐTĐ) Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội nhận định, thị trường lao động ở Hà Nội trong thời gian tới phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, công tác tiêm vắc xin cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế.
Kịch bản thị trường lao động Hà Nội sau nới lỏng giãn cách Đồng bộ giải pháp để phát triển thị trường lao động Nỗ lực giữ ổn định thị trường lao động

Để cung - cầu bắt tay nhau

Báo cáo thị trường lao động Hà Nội tháng 8 mới đây của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho thấy, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã tác động mạnh vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, những nơi tập trung lượng lớn lao động.

Những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là công nhân lao động đang thuê trọ ở các khu nhà trọ trong khu vực bị phong tỏa, cách ly, lao động trong doanh nghiệp có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực du lịch, dịch vụ, vận tải, cơ sở giáo dục ngoài công lập, lao động tự do…Ngoài ra, nhóm lao động có kỹ năng thấp cũng phải đối mặt với nguy cơ bị ngừng việc hoặc mất việc làm.

Sớm đảm bảo nguồn cung cho thị trường lao động
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tăng cường kết nối trực tuyến với người lao động.

Kết quả thu thập thông tin việc làm trống của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội trong tháng 8/2021 cho thấy, nhu cầu tuyển dụng lao động có xu hướng giảm ở ngành công nghiệp, gia công, lắp ráp hàng hóa, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống và nhóm lao động giản đơn. Các doanh nghiệp chú trọng tuyển dụng ở nhóm vị trí nhân viên văn phòng, nhóm các lao động đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật.

Trong khi đó, nhu cầu tìm việc tập trung ở nhóm người lao động dưới 40 tuổi (chiếm 87,27%) và nhóm lao động có trình độ công nhân kỹ thuật không có chứng chỉ nghề (chiếm 62,8%). Người lao động đa số có nhu cầu tìm việc tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các vị trí lao động giản đơn, thợ các loại, nhân viên văn phòng… Mức lương trung bình mà người lao động mong muốn nhận được chủ yếu là trong khoảng 5-9 triệu đồng/tháng (chiếm 80,3%).

Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh theo các chỉ thị của Thành phố, đồng thời đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động trong tình hình mới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã triển khai các hoạt động chắp nối việc làm, tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động theo hình thức gián tiếp và trực tuyến.

Theo đó, trong tháng 8, đã có 484 lượt doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng với tổng số 7.634 chỉ tiêu; có 1.763 lượt lao động được phỏng vấn kết nối việc làm qua các hình thức gián tiếp (điện thoại, email) và phỏng vấn trực tuyến. Kết quả đã có 598 lao động được nhận hồ sơ, tuyển dụng.

Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục triển khai công tác thu thập việc làm trống, cập nhật thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động vào cơ sở dữ liệu cung cầu, tăng cường kết nối online cho doanh nghiệp và người lao động qua zalo, facebook…

Giúp người lao động tiếp cận cơ hội việc làm tốt

Nhận định về thị trường lao động Hà Nội cũng như cả nước thời gian tới, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng chỉ ra 4 thách thức đó là: Giá cả một số nguyên vật liệu, giá cước vận tải trên thị trường thế giới tăng sẽ ảnh hưởng đến nguồn nguyên vật liệu trong nước. Nguồn cung lao động bị ảnh hưởng nặng nề và có khả năng thiếu hụt tạm thời.

Sớm đảm bảo nguồn cung cho thị trường lao động
Tăng cường đào tạo nghề giúp người lao động tiếp cận với nhiều cơ hội công việc.

Việc lưu thông hàng hóa vẫn bị hạn chế do giãn cách xã hội, đặc biệt luồng thương mại quốc tế sẽ bị thu hẹp khi dịch bệnh tái bùng phát diện rộng trên toàn thế giới và doanh nghiệp cần có thời gian để phục hồi, kết nối các nguồn cung, cầu hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động. Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cũng đánh giá, kịch bản thị trường lao động ở Hà Nội sau giãn cách sẽ phụ thuộc vào tình hình kiểm soát dịch bệnh, công tác tiêm vắc xin cho người dân và hiệu quả của các gói hỗ trợ, kích thích kinh tế.

Với kịch bản Thành phố nới lỏng một phần một số hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh quan trọng trong trạng thái bình thường mới, thì tình trạng thiếu việc làm sẽ được cải thiện. Dự báo số lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 như: Giảm giờ làm, ngừng việc, giảm thu nhập khoảng từ 1-1,2 triệu lao động.

Số lao động thất nghiệp khoảng từ 5-6 nghìn lao động. Với kịch bản là các hoạt động kinh tế tiếp tục phải đóng cửa, dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2,7- 3%, tình trạng thiếu việc làm sẽ tăng cao. Số lao động bị ảnh hưởng do dịch bệnh dự báo khoảng từ 1,5-1,7 triệu lao động, số lao động bị thất nghiệp từ 8-10 nghìn lao động.

Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm việc làm Hà Nội thông tin Trung tâm luôn chuẩn bị các biện pháp để ứng phó với các tình huống dịch bệnh diễn ra để hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp phục hồi vượt qua dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Trung tâm tiếp tục triển khai linh hoạt các biện pháp xây dựng phương án hỗ trợ người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp, khai báo thông tin tìm kiếm việc làm dưới hình thức gián tiếp, quan trọng nhất là dự báo kịp thời về tình hình lao động việc làm trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh, để có phương án kết nối cung cầu phù hợp với bối cảnh.

Trao đổi về giải pháp phục hồi thị trường lao động sau thời gian giãn cách xã hội, TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), cho rằng cần đẩy mạnh việc kết nối thị trường lao động, tăng cường vai trò của các Trung tâm dịch vụ việc làm.

Theo bà Hương, hiện nay việc chi trả quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ người lao động mất việc trong mùa dịch đang được thực hiện khá tốt, song về lâu dài để giúp người lao động có việc làm bền vững cần sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn ngân sách từ quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại lao động. “Điều này sẽ giúp người lao động tiếp cận được với những cơ hội việc làm tốt hơn. Việc huy động hiệu quả quỹ Bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này để phục hồi thị trường lao động là rất quan trọng”, bà Hương nhấn mạnh.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách

(LĐTĐ) Là một trong 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận quản lý vốn ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội, thời gian qua, Hội Nông dân huyện Đan Phượng (Hà Nội) tập trung triển khai tốt các chính sách có liên quan đến tín dụng ưu đãi, cho vay vốn đến hội viên nông dân để sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngoài tiếp tục duy trì các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc, hện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang thúc đẩy phát triển một số thị trường mới tiềm năng, tạo cơ hội mới cho người lao động khi lựa chọn đi làm việc ở nước ngoài.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 27/10, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Ba Vì (Số 104 đường Quảng Oai, thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Hà Nội) với sự tham gia của đông đảo người lao động, học sinh, sinh viên.
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 03/2024/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2024 - 2030.
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp

(LĐTĐ) Thông tin về công tác hỗ trợ, giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong tháng 9/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết đơn vị đã tiếp nhận 6,6 nghìn hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, giảm 1 nghìn trường hợp so với tháng trước, và tăng 0,2 nghìn trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề

(LĐTĐ) Dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2021 - 2024 là 76.626 tỷ đồng.
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu

Ngày 11/10, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu”.
“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM

“Kém nhiệt” lao động thời vụ cuối năm tại TP. HCM

(LĐTĐ) “Đến hẹn lại lên”, vào dịp cuối năm, nhu cầu lao động thời vụ tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) sẽ diễn ra sôi động. Tuy nhiên do kinh tế khó khăn nên dự báo việc làm thời vụ năm nay tại Thành phố sẽ “kém nhiệt” so với những năm trước.
Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu

Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ đang xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn trong “vòng xoáy” kỷ nguyên công nghệ cao.
Doanh nghiệp nỗ lực để "Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn" cho người lao động

Doanh nghiệp nỗ lực để "Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn" cho người lao động

(LĐTĐ) Được thành lập từ năm 2006, với 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam hiện đang tạo việc làm cho khoảng 5.300 lao động với thu nhập bình quân đạt 12,2 triệu đồng/người/tháng. Với những nỗ lực trong chăm lo bảo đảm đời sống, việc làm cho người lao động, năm 2024, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động