Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV

Nhiều thách thức khi cổ phần hóa doanh nghiệp

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV, thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (CPH DNNN) giai đoạn 2011-2016, hầu hết các ý kiến đại biểu dành sự quan tâm và đặt ra thách thức trong quản lý và sử dụng đất đai khi CPH doanh nghiệp gây thất thoát nguồn vốn nhà nước.
nhieu thach thuc khi co phan hoa doanh nghiep Quốc hội thảo luận quản lý vốn, tài sản, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
nhieu thach thuc khi co phan hoa doanh nghiep Xử lý phát sinh trong điều hành ngân sách nhà nước
nhieu thach thuc khi co phan hoa doanh nghiep Đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với phát triển văn hóa

Đại biểu Nguyễn Minh Đức - TP Hồ Chí Minh:

nhieu thach thuc khi co phan hoa doanh nghiep

Theo các cử tri gửi tới Quốc hội và Chính phủ thì một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm CPH doanh nghiệp chính là chúng ta chưa thu hút được nhiều cổ đông chiến lược vào quá trình CPH, nhất là các nhà chiến lược đầu tư quốc tế. Tại sao lại chưa thu hút được các nhà đầu tư chiến lược quốc tế, do có quy định về việc khống chế sở hữu cổ đông chiến lược nước ngoài tại doanh nghiệp sau CPH, định giá doanh nghiệp và giá bán cổ phần là chưa theo chuẩn của quốc tế, thiếu công khai, minh bạch, thiếu thông tin trong quá trình CPH, quy trình CPH phức tạp và phương thức bán cổ phần chưa linh hoạt.

Một vấn đề nữa các cử tri cũng băn khoăn với nguyên nhân này, đó là tư duy quản lý doanh nghiệp hậu CPH vẫn còn theo những tư duy quản lý trước CPH doanh nghiệp, cho nên vẫn còn lúng túng cho việc xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh cũng như giải quyết các lợi ích của những người đang làm việc trong các doanh nghiệp này. Theo tôi, CPH doanh nghiệp là DNNN cần phải thực hiện triệt để hơn không chỉ về số lượng mà cần phải có sự thay đổi lớn cả về chất, tức là theo báo cáo trong số các DNNN đã CPH từ giai đoạn 2011 - 2016 thì thực tế chỉ có khoảng 8% số vốn trong các doanh nghiệp nhà nước được CPH chuyển giao cho khu vực tư nhân.

Điều này có nghĩa khu vực tư nhân tham gia vào bộ máy quản lý thiết kế chiến lược sản xuất, kinh doanh của DNNN đã được CPH còn hạn chế, vì thế nên hiệu quả DNNN chậm cải thiện. Do vậy, Chính phủ cần tập trung CPH về vốn và cho phép sự tham gia của khu vực tư nhân sâu rộng hơn vào bộ máy quản trị doanh nghiệp đã được DNNN.

Đại biểu Leo Thị Lịch - Bắc Giang:

nhieu thach thuc khi co phan hoa doanh nghiep

Qua thực tế tham gia đoàn giám sát ở địa phương, tôi xin có một số ý kiến tham gia làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về quản lý vốn, tài sản nhà nước trong DNNN. Như trong báo cáo giám sát chỉ ra một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế, yếu kém thời gian qua ở khối DNNN, đó là việc chậm thực hiện và thực hiện không quyết liệt, triệt để chủ trương rất đúng đắn của Đảng về việc tách chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước của các bộ, rõ ràng nhiều bộ, ngành không muốn rời xa các doanh nghiệp vốn được coi như là sân sau của mình.

Đây phải chăng là biểu hiện của lợi ích nhóm hay nguyên nhân dẫn tới nhóm lợi ích, khi một số cơ quan quản lý nhà nước vừa đá bóng, vừa thổi còi, không thực hiện khách quan trong xây dựng chính sách, nhất là chính sách đối với môi trường hoạt động của doanh nghiệp nói chung.

Từ đó vừa làm giảm hiệu quả quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước, vừa tạo ra sự ỷ lại không chịu vươn lên của DNNN, vừa làm méo mó môi trường cạnh tranh và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, lãng phí như thực tiễn vừa xảy ra trong thời gian qua.

Thời gian tới, tôi đề nghị phải thực hiện triệt để chủ trương này như trong kiến nghị của đoàn giám sát. Đến nay vẫn còn tư duy giao nhiệm vụ cho DNNN thực hiện các nhiệm vụ chính sách xã hội. Việc không thực sự tách bạch giữa làm kinh doanh với làm công cụ chính sách xã hội đã tạo gánh nặng cho doanh nghiệp nhà nước trong việc phải lo gánh vác với nhiệm vụ công ích, nhiệm vụ xã hội nặng nề hơn so với các loại hình doanh nghiệp khác.

Như vậy, không đánh giá được đầy đủ thực hiện hiệu quả kinh doanh thực sự của doanh nghiệp, khi thua lỗ doanh nghiệp lại cho rằng mình phải lo làm nhiệm vụ chính sách mới như vậy. Đề nghị tách bạch cho rõ phần thực hiện nhiệm vụ chính sách xã hội trong hoạt động kinh doanh của nhà nước, một mặt để doanh nghiệp bình đẳng cạnh tranh trên thị trường, mặt khác công khai hóa nhiệm vụ riêng để các loại hình doanh nghiệp khác cùng tham gia gánh vác và chia sẻ.

Vấn đề bảo toàn vốn của DNNN, cho đến nay, hầu hết các DNNN thực hiện các chính sách, chế độ tài chính quy định, chỉ bảo toàn vốn về tài sản, giá trị trên sổ sách, còn trên thực tế, do không tính toán bù đắp được yếu tố trượt giá cũng như các hao mòn tài sản vô hình cần bù đắp, cho nên sau một thời gian hàng chục năm hoạt động thì vốn của doanh nghiệp bị co hẹp theo giá trị về con số ghi trên sổ tài sản thì không thay đổi, nhưng giá trị thực tế tài sản hiện vật của vốn đó giảm nhiều lần, thậm chí có đơn vị gần như mất hết.

Như vậy, chính sách khấu hao, bảo toàn vốn nhà nước cần phải được nghiên cứu xem xét lại để làm sao vốn lúc này là một chiếc ô tô nhưng 10 20 năm sau vốn đó vẫn phải đủ giá trị để mua một chiếc xe có tính năng tương đương, có như vậy mới bảo toàn được về mặt hiện vật của vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước.

Về CPH DNNN, thời gian qua thực hiện chủ trương này nhằm làm tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước đã mang lại nhiều kết quả tích cực làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tạo động lực khai thác tiềm năng, phát huy tiềm năng nguồn lực của đất nước, góp phần tích cực vào thành tựu tăng trưởng.

Tuy nhiên, cho đến nay quá trình này cũng đã xuất hiện một số hạn chế cần phải khắc phục nguy cơ thất thoát tài sản nhà nước qua cổ phần hóa, do việc định giá giá trị doanh nghiệp thấp hơn giá trị thực tế, nhiều giá trị tài sản vô hình như thương hiệu doanh nghiệp, lợi thế thị trường, lợi thế độc quyền, giá trị đất đai ở một số vị trí đắc địa không được đánh giá đúng, nhiều doanh nghiệp bị bán với giá bèo bọt. Có một thực trạng tài sản nhà nước mua vào thì luôn bị đánh giá cao lên, còn tài sản nhà nước bán ra luôn có xu hướng bị định giá thấp đi, thực tế này diễn ra không phải ít trong thời gian qua.

Để khắc phục hạn chế này, theo tôi không cách nào hay hơn là phải công khai, minh bạch mọi việc mua bán tài sản nhà nước, nếu được công khai trên thị trường với giả định loại bỏ được các yếu tố lũng đoạn chi phối thì sẽ thể hiện được giá trị thực, có như vậy mới không bị lãng phí, không phát sinh tiêu cực, tham nhũng thất thoát. Vì vậy, cơ chế định giá tài sản CPH doanh nghiệp cần được chấn chỉnh thực hiện triệt để theo cách này. Thực tế vừa qua, một số cuộc thoái vốn doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc trên đã mang lại kết quả tích cực và được nhiều người dân ghi nhận, còn những biểu hiện lừng chừng không dứt điểm trong việc thoái vốn nhà nước ở những lĩnh vực như nhà nước không nhất thiết phải giữ cổ phần để chi phối hoạt động của doanh nghiệp ở đó.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến - Bà Rịa - Vũng Tàu:

nhieu thach thuc khi co phan hoa doanh nghiep

Tôi đánh giá cao Chính phủ, các bộ, ngành trung ương đã có nhiều nỗ lực hoàn thiện thể chế quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp khá đầy đủ, kịp thời, đáp ứng cho công tác quản lý tài chính doanh nghiệp nhà nước. Việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước ngày càng được chặt chẽ và hiệu quả.

Công tác CPH doanh nghiệp cũng như việc thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được đẩy mạnh, nhất là phần vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước. Để việc quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước và cổ phần hóa DNNN ngày một chặt chẽ và hiệu quả hơn, tôi có một số ý kiến sau.

Về thẩm quyền quyết định đầu tư mua bán tài sản, theo Điều 6 Thông tư 21 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế hoạt động của người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, người đại diện tại doanh nghiệp mà nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì phải xin ý kiến chủ sở hữu phần vốn nhà nước bằng văn bản để tham gia ý kiến, biểu quyết, quyết định tại cuộc họp hội đồng thành viên, hội đồng quản trị, đại hội đồng cổ đông và các cuộc họp khác.

Đối với chủ trương mua bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều lệ của doanh nghiệp. Như vậy, đối với chủ trương mua, bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay có giá trị nhỏ hơn 50% vốn điều lệ của doanh nghiệp thì người đại diện không phải xin ý kiến chủ sở hữu. Đối với công ty cổ phần nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ thì Thông tư 21 cũng không quy định người đại diện phải xin ý kiến chủ sở hữu về chủ trương nêu trên.

Theo tôi, thực tế quy định này sẽ là lỗ hổng trong quản lý đối với những doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn hàng trăm tỉ đồng nhưng tự quyết định không xin ý kiến sẽ là nguy cơ thất thoát vốn và tài sản của nhà nước, đề nghị Chính phủ cần có quy định cụ thể mức giá trị đối với các trường hợp mua bán tài sản và hợp đồng vay, cho vay, cho dù dưới 50% với doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn thì người đại diện phải xin ý kiến chủ sở hữu.

Về quản lý đất đai giao cho doanh nghiệp, tôi thống nhất với một số ý kiến của các đại biểu trước, nếu các doanh nghiệp khi tiến hành CPH nhà nước hoặc cho thuê, thì đất đai có vị thế, tiềm năng, là đất vàng thì cũng phải xem xét để quản lý, nếu doanh nghiệp đó mà không thực hiện đúng quy hoạch, kinh doanh không đúng theo quy định đã cam kết... hoặc là chuyển nhượng mua bán cũng phải xem lại, và chúng ta cũng phải kiên quyết thu hồi.

Qua báo cáo, hiện nay số tiền mà các DNNN đầu tư ra nước ngoài đã vượt 7 tỷ đôla, nhưng dòng tiền thu về rất khó khăn trong khi gần 50 dự án không có báo cáo doanh thu lợi nhuận. Đề nghị Chính phủ cần có báo cáo rõ hơn vấn đề này và việc quản lý, sử dụng tiền thu được khi CPH, thoái vốn trong các năm qua và tình hình cổ đông là người lao động trong các công ty cổ phần hiện nay như thế nào.

Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Khích lệ lao động nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Việc triển khai hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong các cấp Công đoàn huyện Mê Linh đã góp phần khích lệ, động viên nữ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện hăng hái thi đua lao động sản xuất, công tác tốt và xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

Ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhiều người không thể đoàn tụ gia đình vì tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, tuy nhiên ngay trong ngày đầu của kỳ nghỉ đã có hàng chục vụ tai nạn giao thông xảy ra, khiến 24 người tử vong. Trên địa bàn Hà Nội, có thời điểm giao thông ùn ứ do lượng người và phương tiện di chuyển ra khỏi nội thành với mật độ quá lớn.
Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

Du khách thích thú, trải nghiệm đêm nhạc Jazz đầy màu sắc tại TP. Nha Trang

(LĐTĐ) Tối 27/4, chương trình nhạc Jazz Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam và cũng là lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố (TP) Nha Trang chính thức mở màn với chủ đề The spotlight off Jazz, thu hút nhiều du khách và người dân đến thưởng thức.
Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 chính thức khởi động

(LĐTĐ) Ngày 27/4, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tổ chức họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 27/4 đến ngày 20/7.
Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong “Âm vang Việt Nam”

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và thể thao quận Tây Hồ phối hợp với Hội Cựu thanh niên xung phong quận tổ chức Liên hoan tiếng hát Cựu thanh niên xung phong quận Tây Hồ với chủ đề “Âm vang Việt Nam”.
LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

LĐLĐ quận Long Biên phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Tối 27/4, tại Đình làng Lệ Mật, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức Lễ phát động: Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024; 95 ngày thi đua cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; Tuyên dương “Công nhân giỏi”; Chung kết Cuộc thi duyên dáng áo dài Việt Nam trong nữ CNVCLĐ quận Long Biên năm 2024.
Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.

Tin khác

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 24 và 25/4, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thành phố Điện Biên Phủ bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Xem thêm
Phiên bản di động