Nhiều ngành nghề vẫn tăng nhu cầu tuyển dụng
Ngành Công nghệ thông tin có nhu cầu tuyển dụng rất lớn Ghi nhận nhu cầu tuyển dụng tăng ở một số ngành nghề Năm 2021: Nhu cầu tuyển dụng lao động tập trung ở trình độ nào? |
“Nóng” nhu cầu tuyển dụng ngành ngân hàng, công nghệ
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho biết, thị trường lao động tại Hà Nội trong những tháng qua bị ảnh hưởng theo các diễn biến của dịch bệnh Covid-19, tác động mạnh đến hầu hết người lao động, doanh nghiệp, đặc biệt là lao động tại các khu công nghiệp, các ngành vận tải, du lịch, dịch vụ lưu trú.
Vì vậy, trong tháng 7, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp giảm nhẹ ở một số lĩnh vực như: Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ ở ngành không thiết yếu. Ngược lại, một số lĩnh vực như: Công nghệ thông tin, ngân hàng vẫn tiếp tục có nhu cầu tuyển dụng cao trong tháng.
Kết nối việc làm trực tuyến với người lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội |
Cụ thể, theo phân tích của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, nhân lực công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt với bối cảnh dịch Covid-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, khiến nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp ngành này vẫn lớn và thường xuyên trong tháng 7, nhất là đối với một số vị trí đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao như: Kỹ sư, lập trình viên.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình tuyển dụng, do vậy doanh nghiệp đã có kế hoạch tuyển dụng lâu dài nhằm tìm kiếm những ứng viên tiềm năng. Mức lương doanh nghiệp sẵn sàng trả cho người lao động trong lĩnh vực này chủ yếu từ 7- 9 triệu đồng/tháng, chiếm 43,75%; trên 15 triệu đồng/tháng, chiếm 25%. Một số doanh nghiệp lớn có nhu cầu tuyển dụng nhân lực công nghệ thông tin với số lượng lớn như: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (524 chỉ tiêu), Công ty Dịch vụ Viễn thông (525 chỉ tiêu).
Tương tự, ngành ngân hàng cũng có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn trong tháng 7 cho các vị trí quan hệ khách hàng, mảng công nghệ thông tin phục vụ cho việc phát triển hệ thống và chuyển đổi số. Nhu cầu tuyển dụng cấp trung và cao trong ngành này vẫn tiếp tục tăng, trong đó tập trung nhân sự ở mảng công nghệ, dữ liệu. Mức lương nhóm ngành này chủ yếu từ 7- 11 triệu đồng/tháng, chiếm 60%; trên 15 triệu đồng/tháng chiếm 10%. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ cũng có nhu cầu tuyển dụng tăng.
Cũng theo Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội, sang tháng 8, thị trường lao động ở Hà Nội tiếp tục bị ảnh hưởng theo diễn biến của dịch Covid-19, song các doanh nghiệp, đơn vị vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất theo kế hoạch.
Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho biết, từ ngày 1/8 đến 15/8/2021, Trung tâm tiếp nhận thông tin của 240 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 2.704 chỉ tiêu. Những ngành nghề được các doanh nghiệp tập trung tuyển dụng nhiều là may mặc, cơ khí, điện, điện tử, giao nhận, vận tải hàng hóa, sản xuất bánh kẹo…với mức lương trung bình từ 7-10 triệu đồng/tháng.
Các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nhiều là Công ty Cổ phần Yamaguchi Việt Nam tuyển 100 lao động phổ thông, 40 nhân viên Kỹ thuật vận hành máy CNC; Công ty TNHH Maxcore – May mặc tuyển 100 công nhân; Công ty Cổ phần Nghiên cứu và sản xuất Vinsmart tuyển 100 công nhân sản xuất linh kiện điện tử,... Cũng trong nửa đầu tháng 8/2021, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp nhận nhu cầu tìm kiếm việc của 1.480 người lao động, tập trung chủ yếu ở mảng công việc lao động phổ thông, công nhân bốc xếp hàng hóa, nhân viên giao nhận...
Thị trường lao động phụ thuộc vào kịch bản chống dịch
Dù ghi nhận nhu cầu tuyển dụng tăng ở một số nhóm ngành, song theo đánh giá của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, dịch bệnh bùng phát đã đẩy nhiều lao động vào tình trạng bị giảm lương, tạm nghỉ, không có việc làm, rơi vào cảnh thất nghiệp. Với Hà Nội, dịch đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến đời sống, việc làm của người lao động trên địa bàn thành phố. Trong bối cảnh đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội xây dựng 3 kịch bản dự báo thị trường lao động trong thời gian tới, với các mức độ khác nhau.
Phó Giám đốc Vũ Quang Thành cho biết, để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp tục triển khai công tác thu thập thông tin việc làm trống, cập nhật thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động vào cơ sở dữ liệu cung - cầu đồng thời, tổng hợp phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin thị trường lao động và tăng cường kết nối online cho doanh nghiệp và người lao động qua zalo, facebook,... |
Kịch bản 1 là dịch bệnh được khống chế, không bùng phát ca nhiễm mới trong cộng đồng, Hà Nội sớm kết thúc giãn cách xã hội và chuyển sang trạng thái bình thường mới; việc tiêm vắc xin tiếp tục được đẩy nhanh và tiến tới miễn dịch cộng đồng. Như vậy, một số ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn nhất do dịch bệnh như: Vận tải, du lịch sẽ dần được phục hồi. Nhu cầu tuyển dụng lao động có những chuyển biến tích cực, hạn chế được tình trạng lao động bị mất việc, ngừng việc. Dự kiến số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ còn khoảng 3 – 4 nghìn người, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng là 12- 15%.
Kịch bản 2 là Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội do còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch bệnh, xuất hiện một số ca F0 mới, việc tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 được triển khai nhanh chóng nhưng còn chậm, khiến tốc độ phục hồi của nền kinh tế tiếp tục bị ảnh hưởng. Dự báo số lao động bị tác động thuộc các ngành như: Công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn, bán lẻ, vận tải, du lịch. Dự kiến số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ khoảng 5 - 6 nghìn người, số doanh nghiệp bị ảnh hưởng là 20 - 25%.
Kịch bản 3 là dịch bệnh chưa thể kiểm soát, số ca mắc ngoài cộng đồng ngày càng tăng và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường, quá trình tiêm vắc xin được triển khai chậm do thiếu nguồn cung. Tình thế này có thể khiến thành phố Hà Nội tiếp tục phải giãn cách xã hội và áp dụng nhiều biện pháp mạnh hơn để phòng, chống dịch, dẫn đến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tạm dừng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phục hồi của nền kinh tế.
Một số ngành tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn như: Thương mại - dịch vụ, bán lẻ, vận tải, nhà hàng - khách sạn, dịch vụ lưu trú và ăn uống. Thị trường lao động sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề, nhiều nhóm lao động sẽ rơi vào tình trạng mất việc làm, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Thất nghiệp gia tăng, số lao động mất việc làm hàng tháng sẽ tăng cao, dự kiến khoảng 7- 8 nghìn người. Dự kiến số doanh nghiệp bị ảnh hưởng có thể lên đến 30- 40%.
Phó Giám đốc Vũ Quang Thành cho biết, để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tiếp tục triển khai công tác thu thập thông tin việc làm trống, cập nhật thông tin tuyển dụng của doanh nghiệp và nhu cầu tìm kiếm việc làm của người lao động vào cơ sở dữ liệu cung - cầu đồng thời, tổng hợp phân tích dữ liệu để cung cấp thông tin thị trường lao động và tăng cường kết nối online cho doanh nghiệp và người lao động qua zalo, facebook,...
Đồng thời, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đảm bảo "mục tiêu kép", qua đó, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh, vừa đảm bảo hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp thực hiện những hoạt động dịch vụ việc làm. Nhất là hoạt động hỗ trợ giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thông qua hình thức gián tiếp như đường bưu điện, email, zalo, điện thoại.../.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37