Nhiều ngành nghề hồi phục 80-90% công suất

Tại nhiều địa phương và ở nhiều lĩnh vực ngành nghề, hoạt động sản xuất kinh doanh hồi phục 80-90% so với công suất trước đây với số lượng lao động quay trở lại làm việc đạt hơn 80%. Đây là những diễn biến tích cực cho thấy, dấu hiệu hồi phục sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm cuối năm 2021.
Nhiều ngành nghề vẫn tăng nhu cầu tuyển dụng Lĩnh vực, ngành nghề nào sẽ chiếm ưu thế?
Dệt may đang là nhóm ngành dẫn đầu về tốc độ hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Hải Nguyễn
Dệt may đang là nhóm ngành dẫn đầu về tốc độ hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh. Ảnh: Hải Nguyễn

Dệt may, điện tử dẫn đầu hồi phục

Trên cơ sở rà soát và xử lý các kiến nghị của địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KHĐT) cho hay, hiện theo phản ánh của các hiệp hội và doanh nghiệp, các chính sách và giải pháp được các bộ ngành triển khai đang góp phần quan trọng và tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp và địa phương.

Đến nay, việc ban hành kịp thời các hướng dẫn khôi phục sản xuất, kinh doanh theo tình hình mới giúp nhiều doanh nghiệp và người lao động quay trở lại hoạt động sản xuất kinh doanh với tỉ lệ rất cao như tỉnh Đồng Nai có 97% doanh nghiệp đang hoạt động với 85% tổng số lao động đang làm việc.

Đáng chú ý nhiều ngành lĩnh vực như điện tử, dệt may có công suất hoạt động đạt 80-90% so với trước đây. Đối với lĩnh vực hàng không, trong tháng 11 các hãng hàng không có thể khôi phục được 90% các đường bay nội địa, ngoài ra một số tỉnh cũng thực hiện thí điểm đón khách du lịch quốc tế. Các doanh nghiệp ngành nghề du lịch, nhà hàng, khách sạn cũng đang chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới.

Một số ngành hàng thậm chí có mức tăng rất mạnh so với các tháng trước đây như thủy sản, chế biến gỗ. Dữ liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, trái ngược với mức sụt giảm mạnh trong tháng 8-9, bước sang tháng 10 xuất khẩu thủy sản hồi phục nhanh với trị giá 918 triệu USD, xấp xỉ cùng kỳ 2020 và tăng tới 47% so với tháng 9.

Với các doanh nghiệp ngành gỗ, theo ông Đỗ Xuân Lập - Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), tốc độ phục hồi sản xuất kinh doanh cũng cải thiện rất nhanh so với các tháng trước đây. Nhờ giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 945 triệu USD trong tháng 10, tăng mạnh 35,6% so với tháng trước, trị giá xuất khẩu của nhóm hàng này trong 10 tháng đạt 12,08 tỉ USD, tăng 23,4%, tương ứng tăng 2,29 tỉ USD so với cùng kỳ năm trước.

So với các tháng 7-9.2021, tốc độ hồi phục của ngành gỗ là đáng "kinh ngạc" đặc biệt theo khảo sát trước đó của Viforest, ảnh hưởng của dịch bệnh từng khiến hơn một nửa số doanh nghiệp tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM phải ngừng hoạt động, các doanh nghiệp còn lại cũng phải cắt giảm công suất, cố gắng duy trì được khoảng 60% đến 70% lượng công nhân làm việc.

Khó khăn vẫn còn chồng chất

Thứ trưởng Bộ KHĐT Trần Quốc Phương cho hay, bước sang tháng 11, cùng với kiểm soát dịch bệnh, mở cửa từng bước nền kinh tế, các chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất, chuỗi sinh hoạt xã hội cũng dần được nối lại theo hướng bình thường mới, tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực và tiếp tục khởi sắc.

Tình hình doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 44,6% so với tháng trước, vốn đăng ký tăng 38%, lao động tăng 30,2%, đặc biệt là tại các địa phương chịu ảnh hướng nặng nề của dịch bệnh như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai. Đáng chú ý, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cũng tăng mạnh 15,2% so với tháng trước.

"Nhìn chung trong tháng 11, nền kinh tế bước vào quỹ đạo phục hồi, dần thích ứng linh hoạt với dịch bệnh; hầu hết các ngành, lĩnh vực tăng trưởng trở lại; hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao động ổn định và phát triển trở lại trong trạng thái bình thường mới" - Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhận định.

Tuy nhiên theo khảo sát của Bộ KHĐT, ở thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục phản ánh còn gặp phải một số vấn đề khó khăn nổi cộm nhất như: Thiếu hụt trầm trọng lao động, áp lực về lao động rất lớn để duy trì các đơn hàng cuối năm, tỉ lệ lao động trở lại nhà máy thấp do lao động có tâm lý ở lại quê ăn Tết; Lao động chưa được tiêm vaccine và thiếu vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Diễn biến đáng lo ngại là dịch bệnh có chiều hướng phức tạp với biến thể mới, nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, điều này yêu cầu các cấp, các ngành phải bám sát diễn biến dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, có phương án chủ động ứng phó với mọi tình huống xảy ra.

Theo đó trong tháng cuối năm 2021, theo Bộ KHĐT, các bộ, ngành và địa phương cần tập trung và ưu tiên toàn lực cho phòng, chống dịch bệnh gắn với mở cửa lại nền kinh tế, trong đó tập trung hoàn thiện, ban hành Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới. Cũng như dự báo, xây dựng kịch bản, phương án phòng, chống dịch; chuẩn bị sẵn sàng phương án, nguồn lực ứng phó với dịch bệnh trong tình huống khẩn cấp và xấu nhất, không để bị động, bất ngờ.

Đồng thời tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; thực hiện miễn, giảm thuế, phí và hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động từ nguồn Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

Theo Lam Duy/laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-te/nhieu-nganh-nghe-hoi-phuc-80-90-cong-suat-980680.ldo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế

Ngày 13/4, kết luận phiên họp Chính phủ phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu khẩn trương thể chế hóa chủ trương của Đảng, tháo gỡ bằng hết những khó khăn, vướng mắc về thể chế, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, huy động toàn bộ nguồn lực phát triển.
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

TP.HCM: Xử lý nhóm học sinh cấp 2 đánh nhau dã man ngoài trường học

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có báo cáo chính thức về việc nhóm học sinh của Trường Trung học cơ sở (THCS) Thái Văn Lung đánh nhau ngoài nhà trường gây xôn xao dư luận.
Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Tuyên truyền pháp luật và giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động huyện Yên Thành

Ngày 13/4/ thực hiện chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với LĐLĐ huyện Yên Thành tổ chức chương trình truyền thông pháp luật và giao lưu văn hóa, văn nghệ trong công nhân, viên chức và người lao động.
Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Nhanh chóng khắc phục hậu quả vụ cháy rừng tại Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Công điện số 36/CĐ-TTg về việc tập trung khắc phục hậu quả do cháy rừng trên địa bàn phường Đại Yên, thành phố Hạ Long và thị trấn Bình Liêu, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh; tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng.

Tin khác

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Phát triển doanh nghiệp công nghệ số để thúc đẩy kinh tế số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng nền tảng số là xu thế tất yếu, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tối ưu hóa quản trị doanh nghiệp. Bởi thế, thành phố Hà Nội xác định, đẩy mạnh đầu tư phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số, là hướng đi thiết thực để hiện thực hóa mục tiêu đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số để phát triển bền vững.
Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Thúc đẩy doanh nghiệp làng nghề chuyển đổi “xanh”

Trong xu thế hiện nay, để các sản phẩm thủ công mỹ nghệ vươn xa thì việc đẩy mạnh sản xuất theo hướng xanh, sạch là giải pháp tất yếu đối với doanh nghiệp tại các làng nghề. Tuy nhiên, để làm được điều này cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hoạt động xử lý môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật, chuyển giao công nghệ sạch…
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc “lột xác” toàn diện của Vinamilk

Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách tiếp cận người tiêu dùng. Nhưng có một điều duy nhất không thay đổi là lấy chất lượng làm cốt lõi. Bởi “thực phẩm là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, khi đã vào cơ thể thì không có cơ hội sửa sai”, theo lời CEO Mai Kiều Liên.
Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Hơn 29.200 tỷ đồng tiền thuế giá trị gia tăng đã được hoàn cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính vừa công bố số liệu về công tác hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) tính đến ngày 23/3/2025, cho thấy tổng số tiền hoàn thuế đạt 29.236 tỷ đồng, bằng 108% so với số hoàn cùng kỳ năm 2024. Tổng cộng, đã có 3.705 quyết định hoàn thuế được ban hành, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Công ty cổ phần Tập đoàn FLC bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn FLC với mức tiền phạt là 92,5 triệu đồng do không công bố thông tin theo quy định pháp luật và công bố thông tin không đúng thời hạn.
Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, để ứng dụng và phổ biến AI hơn nữa trong sản xuất, vẫn còn không ít khó khăn, thách thức và đòi hỏi sự chuyển biến đồng bộ hơn nữa.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Dự án Nhà máy xi măng Mỹ Đức chính thức bị bãi bỏ

Trong trả lời tới cử tri Hà Nội, Bộ Xây dựng cho biết, dự án (DA) Nhà máy xi măng Mỹ Đức thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, Hà Nội không thực hiện được. Lý do, DA được thực hiện dựa trên Quy hoạch 1488. Nay quy hoạch bị bãi bỏ cũng đồng nghĩa với DA Nhà máy Xi măng Mỹ Đức không thể thực hiện được.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình điều chỉnh hợp lý

Tại hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) - dự án Luật đang được các doanh nghiệp chịu tác động rất quan tâm.
Xem thêm
Phiên bản di động