Lĩnh vực, ngành nghề nào sẽ chiếm ưu thế?
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Phấn đấu tạo thêm khoảng 10.000 - 15.000 việc làm cho lao động nông thôn trong năm 2021 Ghi nhận nhu cầu tuyển dụng tăng ở một số ngành nghề |
Theo nhận định của các đại biểu dự Hội thảo, nếu đại dịch tiếp tục kéo dài trong 2-3 năm tới, chắc chắn sẽ làm thay đổi cơ cấu nghề nghiệp tại Việt Nam. Theo đó, những ngành nghề cần nhiều tiếp xúc trực tiếp (ví dụ: Du lịch, dịch vụ lưu trú, ngân hàng - nhất là bộ phận frontline hay bán buôn truyền thống – brick and mortar) sẽ chắc chắn không còn sức hút lao động nữa vì không còn nhiều cơ hội việc làm.
Con người có kỹ năng phù hợp, biết vận hành hệ thống máy móc, công nghệ vẫn là nhân tố quan trọng trong thị trường lao động. |
Trong 2-3 năm nữa với tốc độ phát triển của công nghệ và số hóa, các nghề sử dụng nhiều lao động giản đơn (dệt may, da giày, lắp ráp máy móc điện tử…) sẽ dần bị thay thế bởi máy móc và công nghệ. Trong lĩnh vực nhân sự, robot và công nghệ thực tế ảo sẽ tăng dần hỗ trợ chuyên viên tư vấn tuyển dụng.
Tuy nhiên, vai trò chính yếu vẫn là con người có kỹ năng phù hợp để vận hành hệ thống máy móc công nghệ này. Sự biến mất và tạo ra ngành nghề mới chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch y tế toàn cầu, phương thức giao tiếp thay đổi, cách vận hành thay đổi, máy móc dần thay thế con người ở những công việc giản đơn, yêu cầu kĩ năng thấp hoặc tiếp xúc với các yếu tố độc hại, do đó các ngành nghề liên quan đến công nghệ, số hóa, sức khỏe (wellbeing) của con người sẽ chiếm ưu thế.
Ông Nguyễn Xuân Sơn - Trưởng Phòng Dịch vụ Khoán việc và Cho thuê lại lao động, đại diện ManpowerGroup Việt Nam cho biết: “Theo khảo sát xu hướng tuyển dụng trong 2 quý cuối năm 2021 của chúng tôi tại Việt Nam, hơn một nửa các doanh nghiệp (53%) có ý định gia tăng tuyển dụng và hơn 1/4 (27%) trong số họ sẽ duy trì số lượng nhân viên hiện tại.
"Ở Việt Nam, vấn đề khó khăn trong tuyển dụng không nằm ở số lượng, mà nằm ở khoảng cách kĩ năng của người lao động, giữa những gì doanh nghiệp cần và những gì người lao động có. Do vậy, nếu nói nhà tuyển dụng có nhiều sự lựa chọn hơn cho cùng 1 vị trí thì chưa phản ánh đúng thực tế hiện nay. Vấn đề của họ nằm ở các chiến lược giữ chân và phát triển nhân tài phù hợp cho tổ chức với bối cảnh hiện tại” |
Cơ hội việc làm vẫn tồn tại, tuy nhiên cần có sự điều tiết và phối hợp giữa các bên: Doanh nghiệp, Nhà nước, dịch vụ cung ứng lao động để người lao động có thể chuyển dịch phù hợp giữa các ngành nghề do ảnh hưởng của dịch Covid-19."
"Ở Việt Nam, vấn đề khó khăn trong tuyển dụng không nằm ở số lượng, mà nằm ở khoảng cách kĩ năng của người lao động, giữa những gì doanh nghiệp cần và những gì người lao động có. Do vậy, nếu nói nhà tuyển dụng có nhiều sự lựa chọn hơn cho cùng 1 vị trí thì chưa phản ánh đúng thực tế hiện nay. Vấn đề của họ nằm ở các chiến lược giữ chân và phát triển nhân tài phù hợp cho tổ chức với bối cảnh hiện tại”, ông Sơn cho biết thêm.
Theo báo cáo mới nhất công bố bởi ManpowerGroup, 65% các công việc mà GenZ (là những người sinh từ 1996 đến 2010) sẽ làm trong tương lai thì vẫn chưa tồn tại ở thời điểm này. Còn theo theo thống kê của Tổ chức Lao động Quốc tế, ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, sản xuất, thương mại bán buôn và bán lẻ, bất động sản và các hoạt động kinh doanh, vận tải và giải trí sử dụng hơn 22 triệu lao động, chiếm hơn 40% tổng số việc làm của Việt Nam.
Đây là những lĩnh vực thường tuyển dụng người lao động được trả lương thấp và cũng là những lĩnh vực mà phụ nữ chiếm phần đông. Khủng hoảng do đại dịch Covid- 19 được cho là gây ảnh hưởng nặng nề hơn đối với người lao động dễ bị tổn thương và lao động nữ. Có một thực tế trong ngành sản xuất là hiện nay người lao động có trình độ và kĩ năng tốt đang có nhiều lợi thế hơn trong đàm phán việc làm.
Về chiến lược và giữ chân nhân tài, hiện đa số doanh nghiệp cho biết họ đã và đang dùng biện pháp tăng lương, bổ sung phúc lợi xã hội và các lợi ích khác cho người lao động nhằm mục đích giữ chân người lao động. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, doanh nghiệp rất cần chú ý đến việc đào tạo nâng cao và đào tạo lại kỹ năng cho người lao động. Đây chính là giải pháp mang tính bền vững lâu dài trong việc gắn kết người lao động với doanh nghiệp. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Cuối năm, nhu cầu tuyển dụng tăng cao
Việc làm 17/12/2024 08:01
Năm 2024: Vượt mục tiêu về đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 17/12/2024 06:27
Người trẻ chia sẻ cách "vượt chông gai" nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm
Việc làm 15/12/2024 08:05
Một số doanh nghiệp trả lương cho người quản lý từ 130 đến 150 triệu đồng/tháng
Việc làm 14/12/2024 20:31
Cuối năm, ngành kinh doanh bất động sản tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 12/12/2024 20:46
Vùng Đông Nam Bộ: Tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động
Việc làm 12/12/2024 14:00
Thành phố Hồ Chí Minh đưa gần 10.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 11/12/2024 11:03
Hỗ trợ việc làm cho thanh niên: Cần chính sách thiết thực
Việc làm 10/12/2024 16:25