Nhiều giải pháp giúp người lao động vượt khó

(LĐTĐ) Mất việc, giãn việc, giảm giờ làm, thu nhập giảm hoặc không có thu nhập, đời sống khó khăn… là tình cảnh của một lực lượng không nhỏ người lao động Thủ đô trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Với quyết tâm không để người lao động nào bị bỏ lại, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp an sinh xã hội, nhằm hỗ trợ người lao động.
200 suất quà từ “Xe buýt siêu thị 0 đồng” tiếp tục đến với người lao động khó khăn quận Hà Đông Công đoàn Viên chức Thành phố trao “Túi An sinh Công đoàn” hỗ trợ người lao động khó khăn LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai “Chuyến xe siêu thị 0 đồng” để hỗ trợ người lao động

Hỗ trợ kịp thời thông qua gói an sinh xã hội

Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường, từ đầu tháng 5/2021, cũng như nhiều giáo viên khác, cô giáo Trương Thị Thu Hiền, giáo viên Trường Mầm non Đức Trí, phường Phúc La (quận Hà Đông) phải nghỉ việc. “Là giáo viên ngoài công lập nên nghỉ dạy đồng nghĩa với việc tôi không có lương, tôi lại đang nuôi con nhỏ, không có điều kiện làm thêm nên mấy tháng qua không có nguồn thu nhập nào, cuộc sống rất khó khăn”.

Mới đây, thông qua Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hà Đông, cô Hiền đã được nhận hỗ trợ của UBND thành phố Hà Nội theo gói hỗ trợ an sinh xã hội với số tiền trên 4,7 triệu đồng. Hôm được nhận trợ cấp, cô Hiền xúc động bộc bạch: “Sự quan tâm của các cấp chính quyền Thành phố thật kịp thời, đúng lúc. Số tiền này giúp tôi có thêm nguồn trang trải sinh hoạt trong thời gian vẫn còn phải nghỉ việc vì dịch bệnh. Tôi chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và mong muốn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn như tôi cũng được hưởng sự quan tâm này”.

Nhiều giải pháp giúp người lao động vượt khó
Trao hỗ trợ an sinh xã hội cho lao động tự do khó khăn, bị ảnh hưởng dịch Covid-19 tại xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm

Cũng giống như cô giáo Hiền, nhiều tháng nay, cuộc sống của chị Đỗ Thị My, lao động tự do ở tổ dân phố 13, phường Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) vô cùng khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

“Từ khi phải tạm dừng công việc bán hàng nước, gia đình tôi mất đi nguồn thu nhập, khiến cuộc sống của 3 thành viên vốn đã khó khăn, càng thêm khó khăn. Thật xúc động khi trong lúc khó khăn như thế này, chúng tôi đã được nhận khoản hỗ trợ 1,5 triệu đồng của Thành phố. Có thể với nhiều người, số tiền này là không lớn, nhưng với chúng tôi, những người lao động tự do thì đây là một khoản tiền rất có ý nghĩa, giúp trang trải cuộc sống trong những ngày khó khăn” - chị My chia sẻ khi được UBND phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy trao hỗ trợ trong ngày 6/8 vừa qua.

Chị Hiền, chị My chỉ là hai trong số hàng triệu lao động khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội được thụ hưởng gói hỗ trợ an sinh của Thành phố. Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Hà Nội Nguyễn Quốc Khánh, với tinh thần vào cuộc quyết liệt, khẩn trương, thành phố Hà Nội đã đẩy nhanh việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội dành cho người lao động, người sử dụng lao động.

“Những ngày này 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố đang khẩn trương hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định 3642/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội.

Do đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nên các địa phương lựa chọn hình thức triển khai linh hoạt, phù hợp với thực tế để hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời đảm bảo các quy định về phòng chống dịch Covid-19”- ông Khánh cho biết.

Đến nay, toàn Thành phố đã có gần 1,46 triệu lao động được tiếp cận, thụ hưởng chính sách, nguồn lực hỗ trợ với nguồn kinh phí gần 100 tỷ đồng. Trong đó, gần 1,48 triệu lao động được hỗ trợ giảm đóng bảo hiểm xã hội, đào tạo nghề, tạo việc làm; gần 27.000 lao động được hỗ trợ trực tiếp, có thêm nguồn kinh phí trang trải cho cuộc sống.

Nhiều địa phương đã chi trả kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho hàng trăm lao động, như các quận, huyện: Tây Hồ, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Mỹ Đức, Mê Linh, Đan Phượng, Gia Lâm...

Nhiều giải pháp hỗ trợ đặc thù

Ngoài các chính sách chung, thành phố Hà Nội cũng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ đặc thù cho người lao động gặp khó khăn. Trong đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã hỗ trợ cho 3.180 hộ gia đình gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tổ chức các mô hình như “Chuyến xe buýt siêu thị 0 đồng”, trao “Túi An sinh Công đoàn” hỗ trợ khẩn cấp cho đoàn viên, đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn...

Đến nay, toàn thành phố đã có gần 1,46 triệu lao động được tiếp cận, thụ hưởng chính sách, nguồn lực hỗ trợ với nguồn kinh phí gần 100 tỷ đồng. Trong đó, gần 1,48 triệu lao động được hỗ trợ giảm đóng bảo hiểm xã hội, đào tạo nghề, tạo việc làm; gần 27.000 lao động được hỗ trợ trực tiếp, có thêm nguồn kinh phí trang trải cho cuộc sống. Nhiều địa phương đã chi trả kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho hàng trăm lao động, như các quận, huyện: Tây Hồ, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Mỹ Đức, Mê Linh, Đan Phượng, Gia Lâm...

Các quận, huyện, thị xã cũng huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho người lao động và gia đình họ. Đặc biệt mới đây, Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 quy định một số chính sách đặc thù của Thành phố hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Trong đó, Thành phố quyết định sẽ hỗ trợ cho nhóm đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 mà chưa được quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố Hà Nội. Đồng thời, Thường trực HĐND Thành phố cũng đã ban hành Nghị quyết số 16/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 về hỗ trợ tiền sử dụng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2021 trong điều kiện bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19.

Cùng với giải pháp hỗ trợ trước mắt, thành phố Hà Nội còn tạo điều kiện cho người lao động vay vốn ưu đãi để tạo việc làm; ưu tiên đào tạo nghề, hỗ trợ kết nối người lao động với thị trường việc làm, nhằm giúp họ ổn định đời sống. Nhiều đối tượng lao động bị ảnh hưởng về việc làm do dịch Covid-19 đi học nghề sẽ được hỗ trợ kinh phí học tập.

Đặc biệt, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đã điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh, ưu tiên tuyển sinh với nhóm lao động bị ảnh hưởng về việc làm do dịch Covid-19. “Chúng tôi đã sẵn sàng các phương án đào tạo nghề cho người lao động có nhu cầu học nghề để nâng cao kỹ năng hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, không hạn chế số lượng”, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề kinh tế - kỹ thuật Bắc Thăng Long Phạm Quang Vinh thông tin.

Để kết nối người lao động với thị trường việc làm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở LĐ-TB&XH Hà Nội) Tạ Văn Thảo thông tin, hiện toàn bộ hệ thống 15 sàn, điểm sàn giao dịch việc làm trên địa bàn thành phố vẫn duy trì hoạt động theo hình thức trực tuyến, đã hỗ trợ kết nối việc làm cho hàng trăm lượt người/ngày. Việc ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích, đánh giá xu hướng phát triển của thị trường lao động trong thời gian tới cũng được trung tâm triển khai, làm căn cứ để các bên liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, tìm việc làm cho phù hợp...

Dưới góc độ quản lý, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết, bất kỳ người lao động nào gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, họ đều cần nhận được sự quan tâm, động viên, trợ giúp kịp thời cả về vật chất lẫn tinh thần. Do đó, các bên liên quan cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để bảo đảm việc làm cho người lao động, phấn đấu trong những tháng còn lại của năm 2021, Hà Nội giải quyết việc làm mới cho ít nhất hơn 60.000 người.

Trước mắt, để người lao động có điểm tựa vươn lên, trong quá trình triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị chức năng cần phản ánh với Sở LĐ-TB&XH Hà Nội để Sở tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét giải quyết./.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

(LĐTĐ) Tối 27/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đông Anh, Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội phối hợp Huyện đoàn Đông Anh tổ chức chương trình “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), đoàn đại biểu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng
Phụ nữ thành phố Vinh tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phụ nữ thành phố Vinh tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thành phố Vinh đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Hà Nội: Hơn 33,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa

Hà Nội: Hơn 33,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, tính đến 15h ngày 27/7, kết quả vận động đóng góp Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa toàn Thành phố là 33,701 tỷ đồng, đạt 147,6% kế hoạch.
Lan tỏa yêu thương từ “Mẹ đỡ đầu” mang sắc phục Công an nhân dân

Lan tỏa yêu thương từ “Mẹ đỡ đầu” mang sắc phục Công an nhân dân

(LĐTĐ) Việc thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, là “cầu nối”, “điểm tựa” đầy tình thương, trách nhiệm, để các cháu có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội.
TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt" của tác giả TS.BS Nguyễn Thành Nhơn.

Tin khác

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

Bí quyết để có những cánh đồng rau an toàn

(LĐTĐ) Được biết đến là “vựa” rau an toàn của huyện Đan Phượng (Hà Nội) nghề trồng rau ở xã Thọ An phát triển quanh năm, mùa nào thứ đó với hơn 70% nông dân sống bằng nghề trồng rau. Từ bỏ việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học và dùng chế phẩm sinh học, hàng trăm hộ nông dân xã Thọ An đã áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

Để sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá làm một số khu vực sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, cùng với sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định, lợi nhuận thấp ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nông dân. Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã có những giải pháp tổng thể nhằm khuyến khích nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị cao, các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao đảm bảo phù hợp với quy hoạch, bền vững.
6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

6 tháng, Hà Nội chi trả trợ cấp xã hội trên 890 tỷ đồng

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cho biết, toàn thành phố Hà Nội hiện có trên 203.000 đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; tổng kinh phí chi trả 6 tháng đầu năm 2024 cho các đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là 896,9 tỷ đồng.
Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

Điều độ viên hệ thống điện: Những chỉ huy “dàn nhạc giao hưởng” của lưới điện Thủ đô

(LĐTĐ) Nếu ví lưới điện là một bản nhạc thì người điều độ viên được coi là những “nhạc trưởng”, đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ huy dàn nhạc giao hưởng của lưới điện của Thành phố. Vì thế, Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện thành phố Hà Nội, ngoài nhiệm vụ giám sát và điều khiển hệ thống điện thành phố Hà Nội hoạt động liên tục và ổn định, còn là nơi theo dõi tình trạng vận hành của các trạm biến áp, đường dây truyền tải và phân phối điện.
LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

LĐLĐ tỉnh Bình Dương hỗ trợ công nhân bị thương trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ

(LĐTĐ) Đại diện tổ chức Công đoàn trên địa bàn tỉnh, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Bình Dương vừa đến Bệnh viện Chợ Rẫy để thăm hỏi, động viên các công nhân bị bỏng trong vụ nổ bồn chứa bụi gỗ xảy ra tại Chi nhánh Công ty TNHH MTV Gỗ Hoàng Thông, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

Trả lương hưu qua tài khoản: Tiện lợi, nhanh gọn

(LĐTĐ) Từ những ngày đầu tháng 7 năm 2024, nhiều người dân Thủ đô đã được nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng. Có thể với một số người còn bỡ ngỡ, song nhìn chung theo ghi nhận đa số người hưởng lương hưu đều tỏ ra hài lòng.
Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

Chất lượng nhà trọ công nhân: Đến lúc cần có tiêu chuẩn?

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp và dịch vụ, Hà Nội thu hút một lượng lớn lao động từ các tỉnh, thành đến sinh sống và làm việc. Từ đó kéo theo nhu cầu nhà trọ ngày càng lớn, nhất là tại các cụm, khu công nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế nhà trọ vẫn là nỗi ám ảnh không chỉ của người lao động mà còn là áp lực lớn của đô thị.
Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

Cần chính sách hỗ trợ để người nghỉ hưu đủ sống

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, giảm năm đóng là chính sách khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, khi đến tuổi nghỉ hưu nhưng mức hưởng lương hưu không đủ sống, cần có sự hỗ trợ thêm của Nhà nước, bằng một chính sách về lương hưu tối thiểu đối với những người có mức hưởng thấp.
Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

Tạo xung lực phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng cùng với sở, ban, ngành khác của Thành phố phải xử lý công việc với tinh thần nhanh nhất, quyết liệt để có quỹ nhà cung ứng cho công nhân lao động (CNLĐ).
Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

Chuyện những phụ nữ nặng tình với biển

(LĐTĐ) Một ngày mùa hè, sáng sớm canh 3, chúng tôi tìm đến những bến tàu, cảng cá nằm giữa lòng phố biển Nha Trang. Từ xa đã nghe tiếng kêu í ới ra bến của những người phụ nữ vùng biển. Họ ra bến để bắt đầu cuộc mưu sinh.
Xem thêm
Phiên bản di động