Nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

(LĐTĐ) Nhờ các kết quả đạt được trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam trở thành một trong hai nền kinh tế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Tổ chức S&P nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+, triển vọng “ổn định”. Tuy nhiên, để đưa ngành tài chính tránh những “cú sốc” cuối năm, cần có giải pháp kịp thời.
Bức tranh tài chính Quốc gia qua những con số Đổi mới và hoàn thiện nền tài chính quốc gia theo hướng hiện đại

Tích cực với hạng triển vọng “ổn định”

Điểm lại tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, có thể thấy nhiều chuyển biến tích cực sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Cụ thể, số doanh nghiệp thành lập mới tăng kỷ lục, vượt 76,2 nghìn doanh nghiệp so với cùng kỳ; GDP quý II tăng 7,72% - mức tăng cao nhất kể từ 10 năm trở lại đây; lãi suất, tỷ giá cơ bản ổn định.

Nhiều giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, giá cả nhất là các mặt hàng quan trọng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp cân đối cung cầu, bình ổn giá. Ảnh minh họa: Bảo Thoa

Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo; xuất khẩu tăng 17,3%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 371 tỷ USD; an ninh, quốc phòng được giữ vững; các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chăm lo, bảo vệ sức khỏe người dân được quan tâm thực hiện tốt.

Liên quan đến tình hình thu chi ngân sách nhà nước, theo kết quả báo cáo của Bộ Tài chính tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, lũy kế 6 tháng thu ngân sách Nhà nước đạt 941,3 nghìn tỷ đồng, bằng 66,7% dự toán, tăng 19,9% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu nội địa đạt 747,9 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 63,6% dự toán, tăng 16,4% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 đạt 56,7% dự toán, tăng 14,8%). Thu từ dầu thô đạt 35,4 nghìn tỷ đồng, vượt 25,6% dự toán, tăng đột biến 87,2% so với cùng kỳ.

Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 157,9 nghìn tỷ đồng, bằng 79,4% dự toán, tăng mạnh mẽ 28,3% so cùng kỳ, trên cơ sở tổng số thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 225,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,1% dự toán; hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 67,7 nghìn tỷ đồng, bằng 44,2% dự toán.

Ngành tài chính cũng trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành gần 7 nghìn tỷ đồng từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi và nguồn còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021 để đảm bảo nguồn lực cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội; chủ động đề xuất thực hiện giải pháp tiết kiệm chi thường xuyên (cắt giảm các khoản chưa phân bổ sau 30/6/2022). Trên cơ sở đó Chính phủ ban hành các giải pháp tại Nghị quyết số 77 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022.

Nhờ các kết quả đạt được trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam được Tổ chức S&P nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”. Để đạt được những kết quả nêu trên có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tài chính và các bộ, ngành, địa phương.

Cùng với đó, ngành Tài chính đã kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước để ổn định, phát triển đồng bộ thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp. Đồng thời, ban hành các chính sách giảm thuế, phí để góp phần kìm hãm đà tăng và bình ổn giá cả, thị trường phù hợp với tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát. Bộ Tài chính cũng chủ động phối hợp với các bộ, ngành khác xử lý những vấn đề còn tồn đọng, khai thông các điểm nghẽn của nền kinh tế.

7 giải pháp tránh “cú sốc” những tháng cuối năm

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành Tài chính, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng, những tháng còn lại của năm 2022 còn nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng lớn tới việc hoàn thành các mục tiêu phấn đấu của cả năm. Vì vậy, các bộ, ngành, địa phương phải theo dõi sát tình hình để kịp thời ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu lớn của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Theo đó, để hoàn thành mục tiêu của cả năm 2022, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần phải tập trung vào 7 giải pháp chủ yếu.

Một là, tiếp tục nghiên cứu các chính sách tài khóa về thuế, phí để trình cấp có thẩm quyền quyết định nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Phối hợp hiệu quả chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ để kịp thời tham mưu, tăng cường phân tích dự báo, rà soát, cập nhật các kịch bản tăng trưởng và các giải pháp chỉ đạo điều hành trên các lĩnh vực được giao. Kịp thời đề xuất các giải pháp để giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Hai là, tập trung rà soát những điểm chồng chéo ảnh hưởng đến hoạt động sản xuát, kinh doanh; huy động và khơi thông nguồn lực đưa đất nước phát triển bền vững. Tiếp tục rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, nhất là các lĩnh vực về thuế, hải quan. Đề xuất sửa đổi, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để phát triển mô hình kinh tế số, mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin trong dịch vụ công, xử lý hồ sơ nghiệp vụ, thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Định kỳ đối thoại với doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người nộp thuế.

Ba là, Bộ Tài chính cần phối hợp với các bộ ngành, địa phương để làm tốt công tác thu ngân sách. Rà soát, nắm chắc các nguồn thu, tiếp tục mở rộng cơ sở thuế, chủ động đề ra các giải pháp phù hợp với từng lĩnh vực, địa bàn, đối tượng thu; tăng cường chống thất thu, chống chuyển giá, xử lý và thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn,… Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa phương thức quản lý thuế, cắt giảm hơn nữa thời gian giải quyết các thủ tục hành chính thuế; chủ động đề xuất ban hành, thí điểm các thể chế chính sách đáp ứng yêu cầu phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như kinh tế số, giao dịch xuyên biên giới.

Bốn là, trong phạm vi dự toán được giao, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, phân công, phân nhiệm đi đôi với tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, linh hoạt, kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc nhất là thể chế, thủ tục hành chính. Rà soát, sắp xếp các nhiệm vụ chi, cắt giảm tối đa các khoản chi thực sự không cần thiết theo đúng quy định; triển khai thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các cơ quan Nhà nước; ưu tiên nguồn lực cho các nhiệm vụ quan trọng cấp bách, nhất là phòng, chống Covid-19, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội, phòng, chống khắc phục bão lũ, thiên tai.

Năm là, tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, giá cả nhất là các mặt hàng quan trọng thiết yếu để kịp thời đề xuất các giải pháp cân đối cung cầu, bình ổn giá. Tăng cường công tác kiểm tra pháp luật về giá để phát hiện xử lý những trường hợp sai phạm. Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá cần quán triệt tinh thần quyết tâm thực hiện điều hành giá đúng mục tiêu từ đầu năm đề ra.

Sáu là, đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, bảo đảm dự toán thu và giảm áp lực chi ngân sách nhà nước.

Bảy là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 389 quốc gia để chống buôn lậu, gian lận thương mại; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.

“Từ nay đến cuối năm cần tập trung đánh giá có giải pháp ứng xử phù hợp để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, không tạo ra “cú sốc” cho nền kinh tế, đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua đó, đảm bảo việc làm, đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống của người dân”, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý. /.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Tin khác

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động